139-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa23-6-2020
Tiết kiệm hơn 100.000 tỉ đồng
nhờ giảm thủ tục
ANAN
N
gày22-6, PhòngThương
mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI),
Tổng cục Hải quan và Cơ
quan Phát triển quốc tế Hoa
Kỳ tại Việt Nam công bố báo
cáo “Đánh giá mức độ hài
lòng của doanh nghiệp và
thời gian thực hiện thủ tục
hành chính qua cơ chế một
cửa quốc gia”.
Báo cáo dựa trên việc phân
tích, đánh giá ý kiến của gần
3.100 doanh nghiệp (DN) về
12 thủ tục hành chính, dịch
vụ công có tần suất thực hiện
nhiều nhất trên cổng thông tin
một cửa quốc gia.
Nhiều thay đổi nhưng
vẫn còn vướng
ÔngĐậuAnhTuấn, Trưởng
ban Pháp chế (VCCI), cho biết
kết quả khảo sát DN cho thấy
đa số chức năng cơ bản trên
cổng một cửa quốc gia hiện
hoạt động tốt. Tỉ lệ DN đánh
giá dễ, tương đối dễ thực hiện
đối với các tính năng cơ bản
như “tạo tài khoản và đăng
nhập”, “xem và in hồ sơ” lần
lượt là 95% và 93%.
Thủ tục “cấp chứng nhận
xuất xứ ưu đãi C/O” và “cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch
thực vật nhập khẩu, quá cảnh
và vận chuyển nội địa” là hai
thủ tục dễ tiến hành nhất với
chỉ khoảng 15%DN cho biết
có gặp khó khăn.
Dù vậy, vẫn có một tỉ lệ
đáng kể DN gặp khó khăn
khi sử dụng cổng thông tin.
Chẳng hạn như 27%DN chưa
hài lòng với tình trạng hoạt
động thiếu ổn định của cổng
do còn gặp những lỗi kết nối.
Đáng chú ý, có 26% DN
gặp trở ngại với thủ tục “kiểm
tra chất lượng hàng hóa nhập
khẩu”. Các thủ tục “cấp giấy
phép nhập khẩu trang thiết
bị y tế” và “cấp số tiếp nhận
phiếu công bố sản phẩm mỹ
phẩm nhập khẩu” của Bộ Y
tế có tỉ lệ DN gặp khó khăn
trong thực hiện lần lượt ở
mức 34% và 29%.
Thậmchí, theoôngĐậuAnh
Tuấn, cóDNchobiết cónhững
thủ tục DNvừa phải thực hiện
qua cổng điện tử vừa phải đến
tận nơi thực hiện là không hợp
lý. “Nguyên nhân chính của
những khó khăn bao gồm hệ
thống xử lý thủ tục của bộ
quản lý chuyên ngành chưa
“điện tử” hoàn toàn; vẫn còn
tình trạng một số DN bị yêu
cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần,
thời gian các bộ, ngành xử lý
hồ sơ của một số DN tương
đối lâu” - báo cáo nhận định.
Tốn kém nhất là
khâu tiếp nhận,
giải quyết hồ sơ
Báo cáo cho thấy xét về
mức độ tốn kém thời gian
và chi phí ở mỗi khâu khi
làm các thủ tục hành chính
cho thấy khâu “tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ” thuộc trách
nhiệm của các bộ, ngành vẫn
là khâu gây tốn kém thời gian
và chi phí cho nhà kinh doanh
nhiều nhất.
ÔngTrươngVăn Cẩm, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Dệt May
Việt Nam, nhìn nhận có nhiều
văn bản, thủ tục hành chính đã
thay đổi theo hướng tích cực
nhưng vẫn còn rất nhiều quy
Cơ chế một cửa quốc gia là hệ thống một
cửa để thực hiện các thủ tục thông quan
hàng hóa nhằm giúp tinh giản các thủ tục
hành chính về xuất nhập khẩu phù hợp với
các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Đến nay,
hệ thống đã triển khai được 198 thủ tục trên
tổng số 250 thủ tục hành chính, kết nối 13
bộ ngành, cấp phép cho hơn 3 triệu hồ sơ
của hơn 39.000 DN.
Số lượng nhân sự của 9/12 thủ tục hành
chính tại DN đã giảm 1/2 so với trước đây.
Tổng tiền tiết kiệm lên đến hơn 4,55 tỉ USD,
tương ứng gần 107.000 tỉ đồng.
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ khẳng
định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ chính phủ
Việt Nam và khu vực tư nhân thực hiện cải
cách và nâng cao mức độ hài lòng của cộng
đồng DN đối với những công cụ tạo thuận
lợi thương mại quan trọng tương tự như cơ
chế một cửa quốc gia.
Đặc sản vải thiều Việt Nam bán tại Nhật
giá cao
Sáng 22-6, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty
TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cho hay từ
ngày 19-6 đến nay, công ty đã xuất khẩu được hai lô vải
thiều sang Nhật với hơn 4 tấn. Hiện công ty đang lên kế
hoạch mỗi tuần xuất khẩu 10-15 tấn.
Đại diện Công ty Chánh Thu thông tin thêm, việc xuất
khẩu được vải thiều chính ngạch sang Nhật là một bàn
đạp rất tốt để xúc tiến sang các thị trường khác và nâng
cao giá trị của vải thiều Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt cần phải nắm tay nhau, đoàn kết để không
phá vỡ thị trường.
Đại diện Công ty Toàn Cầu (Bắc Giang) cũng thông tin,
chiều 22-6, công ty xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang
Nhật. Giá trái vải xuất khẩu sang Nhật khi đến tay người
tiêu dùng khoảng 300.000-375.000 đồng/kg.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã
cùng chuyên gia Nhật giám sát hai lô vải thiều đầu tiên
của Công ty Xuất khẩu Ameii và Công ty Chánh Thu xuất
khẩu đi Nhật. Tiếp sau đó là lô hàng của Aeon. Các đơn vị
nhập khẩu đầu tiên của Nhật là Sunrise farm và Yufruits
Co Ltd,. Theo kế hoạch xuất khẩu đã đăng ký, đây cũng
là hai nhà nhập khẩu và phân phối chính sản phẩm trái vải
tươi của Việt Nam trong niên vụ 2020.
Ngay sau khi có thông tin trái vải Việt Nam xuất khẩu
lô đầu tiên sang Nhật, giá trái vải tại Bắc Giang đã tăng
lên 5.000-8.000 đồng/kg. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc
Giang, tính đến ngày 18-6 tổng sản lượng vải thiều tiêu
thụ gồm cả trong nước và xuất khẩu ước đạt 66.018 tấn.
Giá bán bình quân 45.000-50.000 đồng/kg.
AN HIỀN
Giá vàng tiếp tục tăng mạnh,
cao nhất 8 năm
Đà tăng của giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
trong phiên giao dịch đầu tuần khi bật lên mức cao nhất
trong vòng tám năm qua. Cụ thể, tính đến đầu giờ chiều
22-6, giá vàng thế giới lên tới 1.756 USD/ounce, tăng 13
USD/ounce so với giá chốt phiên cuối tuần qua. Quy đổi
theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới
hiện tương đương khoảng 49,2 triệu đồng/lượng.
Cùng với đà đi lên của giá vàng thế giới, giá vàng
miếng SJC tại nhiều cửa hàng trong nước đã quay trở lại
mốc gần 49 triệu đồng mỗi lượng. Hiện giá mua - bán
vàng miếng SJC ở mức 48,58-48,93 triệu đồng/lượng,
tăng 80.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước.
Giá vàng bắt đầu nhảy vọt từ phiên giao dịch cuối tuần
qua khi nhà đầu tư tăng cường mua vàng do lo ngại về
làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 bùng phát trở lại và
vàng trở thành kênh đầu tư khá hấp dẫn.
TL
định phức tạp, muốn triển khai
cũng khó. “Do đó, chúng tôi
cho rằng rất cần sự vào cuộc
của tất cả các bên thì cơ chế
một cửa quốc gia mới vận
hành một cách có hiệu quả,
thông suốt được. Cùng với đó,
thiết bị công nghệ cho cả hệ
thống cần được đồng bộ để
việc vận hành một cách trôi
chảy” - ông Cẩm nhấn mạnh.
NhiềuDN cũng đề nghị các
cơ quan chức năng khắc phục
những trục trặc về đăng ký và
sử dụng chữ ký số; nâng cấp
các chức năng giải đáp vướng
mắc choDNkhi giải quyết thủ
tục hành chính; sớm bổ sung
chức năng thanh toán điện tử
trên cổng một cửa quốc gia…
ÔngTrầnThanhHải, PhóCục
trưởng Cục Xuất nhập khẩu
thuộc Bộ Công Thương, cho
rằng không chỉ cần sự tham
gia của các bộ quản lý chuyên
ngànhmà bản thân đơn vị vận
hành cơ chế cũng cần sự chủ
động hơn nữa. “Hiện nay, Bộ
Công Thương mới kết nối 11
thủ tục hành chính với cổng
thông tin một cửa quốc gia,
còn sáu thủ tục chưa kết nối.
Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị
sẵn sàng kết nối cho sáu thủ
tục này nhưng vẫn phải phụ
thuộc vào đơn vị vận hành”
- ông Hải chia sẻ.•
Một tỉ lệ đáng kể doanh nghiệp không nhận thấy sự thay đổi tích cực trong việc thực hiện thủ tục
của bộ chuyên ngành trên cổng thông tinmột cửa quốc gia.
Doanhnghiệpkiếnnghị cầnđẩynhanhviệc triểnkhai thanh toánđiện tử, gỡkhó thủ tục về xuất khẩu.
Ảnh: TL
Có những thủ tục
DN vừa phải thực
hiện qua cổng điện
tử vừa phải đến
tận nơi thực hiện là
không hợp lý.
Sơchế trái vải trước khi đemđi tiêu thụ tại BắcGiang. Ảnh: ANHIỀN
Họ đã nói
Lo ngại về tính
bảo mật
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ
tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật
Việt Nam, nêu rõ: “Chúng tôi
khôngđược hướngdẫnđầy đủ
trong quá trình thực hiện thủ
tục hành chínhqua cơ chếmột
cửa quốc gia nên phải làm thủ
tục nhiều lần. Vì vậy, chúng tôi
rất mong vấn đề này được cải
thiện hơn nữa. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng có băn khoăn,
lo ngại về tính bảo mật của hệ
thống tài liệu của DN liệu có bị
lộ, lọt ra bên ngoài.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook