139-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa23-6-2020
Hai đại gia vắng mặt
do bệnh
Bắt đầu phiên xử, HĐXX thông
báo bị cáo Phấn có đơn xin xét xử
vắngmặt. Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan, hai bị án Phạm Công
Danh và Phan Thành Mai (cựu tổng
giám đốc Ngân hàng VNCB) cũng
có đơn xin xét xử vắng mặt do sức
khỏe không tốt.
Trước đó, từ bệnh viện, bà Phấn
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
vì đây là giai đoạn 2 cùng về một
tội danh. Về tài sản, bà yêu cầu
cho phép thanh lý hợp đồng mua
bán và bán căn nhà số 10 Lý Tự
Trọng (quận 1) để hoàn trả 488 tỉ
đồng cho Ngân hàng Thương mại
TNHH MTV Xây dựng Việt Nam
(CB, tiền thân là TRUSTBank, sau
là VNCB).
Liên quan đến ông Danh và Tập
đoàn Thiên Thanh, bà đề nghị buộc
phải hoàn trả số tiền được coi là
vật chứng đã được tuyên thu hồi
trong các vụ án trước để bà khắc
phục hậu quả.
Hai bị án là ông Danh, ông Mai
và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên
Thanh cùng kháng cáo đề nghị
xem xét không buộc ông Danh và
tập đoàn phải liên đới bồi thường
số tiền 901 tỉ đồng cho Ngân hàng
CB liên quan đến hành vi sai phạm
trong việc đầu tư bốn dự án của bị
cáo Phấn trong vụ án.
Đồng thời đề nghị xem xét lại số
tiền lãi 756 tỉ đồng mà ông Danh và
tập đoàn phải trả cho Ngân hàng CB
29 khoản vay để nhận lại 97 BĐS
trong vụ án, đề nghị được nhận lại
sáu bất động sản (BĐS) tại quận 2
(được giải quyết trong giai đoạn 1
của đại án này).
Nguyên đơn dân sự Ngân hàng
CB kháng cáo toàn bộ phần dân sự
trong vụ án.
Viện trưởng VKSND TP.HCM
cũng có quyết định kháng nghị phần
dân sự, đề nghị tòa xử phúc thẩm
theo hướng buộc bị cáo Phấn phải
chịu trách nhiệm bồi thường hơn
901 tỉ đồng cho Ngân hàng CB chứ
không buộc ông Danh và Tập đoàn
Thiên Thanh. Đồng thời, công nhận
114 BĐS là quyền sử dụng đất đang
thế chấp tại CB để bảo đảm cho 29
khoản vay thuộc quyền sử dụng của
HOÀNGYẾN
N
gày 22-6, TAND Cấp cao tại
TP.HCMmở phiên phúc thẩm
đại án Hứa Thị Phấn (cựu cố
vấn cấp cao HĐQT TRUSTBank)
giai đoạn 2 gây thiệt hại 1.338 tỉ
đồng tại Ngân hàng TMCPĐại Tín
(TRUSTBank).
Phiên phúc thẩm được mở
theo kháng nghị của viện trưởng
VKSND TP.HCM, kháng cáo
của ba bị cáo, nguyên đơn dân
sự và người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.
Bị cáoHứa Thị Phấn
(trái)
và bị án PhạmCôngDanh có đơn xin xét xử vắngmặt. Ảnh: PLO
Bị án Phạm
Công Danh
đòi đất để
khắc phục
hậu quả
Luật sư của bị án PhạmCông Danh báo
với tòa ý kiến của thân chủmongmuốn
nhận lại tài sản là các bất động sản để khắc
phục hậu quả vụ án.
Tập đoàn Thiên Thanh, bị án Danh.
Có thể đến tòa khi cần
Trong phần thủ tục, luật sư của
ông Danh cho rằng mặc dù ông
có đơn xin vắng mặt nhưng sẽ cố
gắng có mặt khi cần thiết để trình
bày nguyện vọng của mình. Đồng
thời, luật sư đề nghị HĐXX triệu tập
thêm bị án Hoàng Văn Toàn, người
trực tiếp điều hành TRUSTBank.
Về nội dung, luật sư bổ sung đề
nghị HĐXX xem xét về thông báo
kháng cáo kháng nghị, liên quan
đến ông Danh và Tập đoàn Thiên
Thanh đối với sáu BĐS ở quận 2
có chú thích là đã được giải quyết
ở giai đoạn 1.
Theo luật sư, thông báo như thế
này không đúng vì thực tế sáu BĐS
này chưa hề được giải quyết trong
bất kỳ vụ án nào. Ông Danh có ý
kiến mong muốn được nhận lại các
tài sản này để chuyển giao cho nhóm
cổ đông mới, nhằm khắc phục hoàn
toàn hậu quả của vụ án.
Luật sư cũng báo với tòa ý ông
Danh lúc nào cũngmongmuốn khắc
phục hậu quả vụ án. “Nếu phiên tòa
xử bà Phấn được xét xử trước thì
không có vụ án của ông PhạmCông
Danh” - luật sư trình bày.
Hôm nay (23-6), phiên xử sẽ tiếp
tục với phần hỏi và tranh luận.•
Bản án sơ thẩm tháng 11-2019 của TAND TP.HCM
tuyên phạt bị cáo Phấn 20 năm tù, tổng hợp với các
bản án giai đoạn 1 là 30 năm tù.
Cấp dưới thân tín là Bùi Thị Kim Loan (cựu kế toán
Công ty TNHH Phú Mỹ, phó giám đốc Công ty TNHH
Đầu tư địa ốc Phúc Nguyễn) bị phạt bảy năm tù. Tổng
hợp với bản án giai đoạn 1, bị cáo phải chấp hành
chung là 30 năm tù.
Các bị cáo Lâm Kim Dũng (cựu giám đốc Công ty
TNHH Địa ốc Lam Giang, cháu rể bà Phấn), Lâm Hứa
QuỳnhTrinh (cựu thủ quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng Chi
nhánh LamGiang, cựu phó phụ trách Phòng ngân quỹ
TRUSTBank, con gái bị cáoDũng), PhạmHồngHảo (cựu
nhân viênTRUSTBank, con dâu bị cáo Dũng) bị phạt từ
hai năm án treo đến năm năm tù…
Vềnghĩavụdânsự, HĐXXbuộcbị cáoPhấnbồi thường
hơn437 tỉ đồng, ôngPhạmCôngDanhvàCông tyTNHH
Tập đoàn Thiên Thanh phải bồi thường 901 tỉ đồng.
Đáng chú ý, HĐXX quyết định tiếp tục kê biên 97/114
BĐS được công nhận quyền sử dụng của Tập đoàn
Thiên Thanh và bị án Danh để bảo đảm nghĩa vụ thi
hành án của ông.
Bị cáo Hứa Thị Phấn bị phạt 30 năm tù
Phó chủ tịchHĐNDtỉnh can thiệp cảhoạt độngkiểmsát
Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Gia Lai không chỉ ký văn bản đề nghị tòa yêu cầu thẩmphán giải trìnhmà còn
ký văn bản gửi VKSND tỉnh với những yêu cầu tương tự.
Liên quan đến vụ án DNTN Phú Lợi kiện Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Gia Lai
(BIDV Nam Gia Lai), ngày 22-6, nguồn tin của
Pháp Luật
TP.HCM
cho biết ông Đặng Phan Chung, Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai,
từng ký một văn bản gửi VKSND tỉnh.
Cụ thể, đó là Văn bản số 546/HĐND-VP ngày 25-5-
2018. Theo đó, HĐND tỉnh đề nghị lãnh đạo VKSND
tỉnh cung cấp toàn bộ bản sao hồ sơ liên quan đến quá
trình giải quyết bản án dân sự sơ thẩm, Ủy ban Kiểm sát
VKSND tỉnh và lãnh đạo VKSND TP Pleiku báo cáo quan
điểm giải quyết vụ án.
HĐND tỉnh còn đề nghị lãnh đạo VKSND tỉnh yêu cầu
kiểm sát viên được phân công giải quyết phúc thẩm báo
cáo về quan điểm giải quyết vụ án, yêu cầu kiểm sát viên
Phạm Thị Thanh Trúc (kiểm sát viên phiên tòa sơ thẩm)
viết bản giải trình.
Một lãnh đạo VKSND tỉnh Gia Lai nói: “Hiện các văn
bản mà HĐND tỉnh gửi sang VKSND tỉnh, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã thu thập”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, DNTN Phú Lợi
ký hợp đồng thế chấp 20.000 tấn sắn lát khô cho BIDV
Nam Gia Lai để vay vốn kinh doanh, ngân hàng tạm tính
giá trị kho hàng hơn 88 tỉ đồng.
Tháng 3-2016, kho hàng bị cháy toàn bộ, thiệt hại ước tính
hơn 105 tỉ đồng nên DNTN Phú Lợi khởi kiện BIDV Nam
Gia Lai ra TAND TP Pleiku, yêu cầu bồi thường 117 tỉ đồng.
Tháng 4-2018, án sơ thẩm tuyên ngân hàng bồi thường
cho DNTN Phú Lợi hơn 115 tỉ đồng (gồm hàng hóa, nhà
kho, tiền lãi).
Tuy nhiên, ngày 18-5-2018, ông Đặng Phan Chung (thay
mặt thường trực HĐND tỉnh, ký thay chủ tịch HĐND tỉnh)
đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh và lãnh đạo TAND
TP Pleiku báo cáo quan điểm giải quyết vụ án, đề nghị lãnh
đạo TAND tỉnh yêu cầu thẩm phán Ngô Thanh Quảng (chủ
tọa phiên tòa sơ thẩm) viết bản giải trình.
Đúng một tuần sau, ông Chung ký một văn bản gửi
VKSND tỉnh với những yêu cầu tương tự.
Tại bản án phúc thẩm (tháng 8-2018), TAND tỉnh Gia
Lai đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho
TAND TP Pleiku để giải quyết lại. Đến nay, vụ án đang
được TAND TP Pleiku giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
Theo tìm hiểu của
Pháp Luật TP.HCM
, ông Chung ký
văn bản thay mặt thường trực HĐND tỉnh, ký thay chủ
tịch HĐND tỉnh Gia Lai… nhưng thường trực HĐND tỉnh
Gia Lai không tổ chức cuộc họp, không có thông báo kết
luận cuộc họp về vấn đề này. Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai
thời điểm đó cũng không hề biết.
Năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã thành
lập đoàn kiểm tra đối với ông Đặng Phan Chung, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND
tỉnh Gia Lai và thống nhất không kỷ luật.
Mới đây, ngày 10-6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã
công bố quyết định kiểm tra việc giải quyết tố cáo và xem
xét việc thi hành kỷ luật của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối
với ông Đặng Phan Chung.
PHƯƠNG NAM - NAM PHONG
VKS kháng nghị đề nghị
công nhận 114 BĐS là
quyền sử dụng đất đang
thế chấp tại CB để bảo
đảm cho 29 khoản vay
thuộc quyền sử dụng của
Tập đoàn Thiên Thanh,
bị án Danh.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook