139-2020 - page 16

16
THIÊNÂN
Đ
ại dịch COVID-19 xảy
ra đã sáu tháng. Tin tốt
là hiện nhiều nước đã
dần dỡ bỏ phong tỏa, giãn
cách xã hội, cho phép dân
quay lại cuộc sống bình
thường sau khi kiểm soát
được dịch. Tin không tốt là
không chỉ tình trạng nhiễm
mới ở một số khu vực vẫn
tăng mà báo động hơn là đã
xuất hiện một số ổ dịch mới
ở những nơi tưởng rằng dịch
đã bị khống chế.
Có thể thấy các nước đã
vượt qua làn sóng dịch thứ
nhất giờ đang chật vật trở lại
với làn sóng thứ hai cùng các
ổ dịch mới có số ca nhiễm
mới từ hàng chục tới hàng
trăm, sau khi nới lỏng phong
tỏa và khôi phục hoạt động
kinh tế.
Ổ dịch mới, ca nhiễm
mới vẫn xuất hiện
Phần lớn các ổ dịch mới
bùng phát tại các thủ đô của
các nước. Lý do vì những nơi
này là trung tâm giao thông,
có lưu lượng người đến và đi
cao. Chẳng hạn ổ dịch mới
của Trung Quốc xảy ra ở thủ
đô Bắc Kinh. Ổ dịch bùng
phát từ chợ Tân Phát Địa và
nhà chức trách đã ghi nhận
ít nhất 227 ca nhiễm mới chỉ
từ tuần trước.
Hàn Quốc được xem là
một trường hợp chống dịch
thành công dù vốn là một ổ
dịch lớn trong làn sóng dịch
đầu tiên. Đáng lo là gần đây
nhiễm mới ở Hàn Quốc tăng
lại (hàng chục ca mỗi ngày)
sau khi nước này nới lỏng
giãn cách xã hội một tháng
trước. Chẳng hạn ngày 19-6
Bài học và thách thức
Liệu châu Á có thể học và
áp dụng được những bài học
gì từ làn sóng dịch đầu tiên
vào đối phó với làn sóng
lây nhiễm thứ hai? Trước
hết, GS Michael Baker về
sức khỏe công cộng tại ĐH
Otago (New Zealand) chỉ ra
tầm quan trọng của việc đeo
khẩu trang với giảm thiểu lây
nhiễm, cũng như cần thiết
phải đẩy mạnh xét nghiệm
và tăng cường truy nguồn
tiếp xúc. Một bài học quan
trọng nữa là các nước phải
áp dụng “khoa học tốt, sự
lãnh đạo tốt và phản ứng
nhanh chóng với đại dịch”.
Chuyên gia Tambyah nhấn
mạnh tầm quan trọng của
việc xác định sớm các ca
nhiễm, xét nghiệm người
có nguy cơ, duy trì giám
sát tốt. Một khi xác định
được các ca nhiễm cần làm
tốt công tác truy nguồn tiếp
xúc, tiến tới cô lập và cách
ly phù hợp.
GS Baker cho rằng nguồn
nhiễm nhập cảnh là mối đe
dọa chính với Trung Quốc
cũng như các nước trong
làn sóng thứ hai. Để giải
quyết đe dọa này, các nước
cần có phản ứng nhanh và
mạnh. Ông cũng tự tin khả
năng thành công của Trung
Quốc và các nước trong đối
phó làn sóng lây nhiễm thứ
hai sẽ cao, vì các nước đã có
kinh nghiệm kiểm soát dịch.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân
tích cũng chỉ ra các thách thức
trong ứng xử với làn sóng đại
dịch thứ hai, đặc biệt duy trì
cho được sự cảnh giác và bảo
đảm khống chế nhanh các ổ
dịch nhỏ, không để bùng phát
rộng hơn đến mức không thể
kiểm soát được.
Tuần trước, Giáo sư nghiên
cứu bệnh dịch Ki Moran tại
Trung tâm Ung thư quốc
gia Hàn Quốc cho rằng nhất
thiết nước này “phải siết chặt
giãn cách xã hội, còn không
chúng ta có thể sẽ có tới 800
ca nhiễmmới mỗi ngày trong
một tháng nữa”.
Tại Nhật, để ngăn chặn
làn sóng lây nhiễm thứ hai,
nhà chức trách y tế nước này
đã thiết lập hàng loạt hướng
dẫn mới, đặc biệt áp dụng
với ngành công nghiệp giải
trí ban đêm. Tuy nhiên, GS
YokoTsukamoto về kiểmsoát
bệnh truyền nhiễm làm việc
tại ĐH Khoa học sức khỏe
Hokkaido lo ngại các cơ sở,
doanh nghiệp sẽ khó có thể
tuân thủ đúng.•
• Campuchia
: Trong tuyên bố
ngày 22-6, Thủ tướng Campuchia
Hun Sen khẳng định đảng Nhân dân
Campuchia (CPP) ông lãnh đạo sẽ
còn nắm quyền thêm 100 năm nữa
cũng như sẽ không ai đủ năng lực
thay thế ông làm thủ tướng. Hiện
CPP đang kiểm soát toàn bộ Hạ
viện Campuchia sau khi phe đối lập
chính là đảng Cứu quốc Campuchia
bị giải thể vào năm 2018 với cáo
buộc âm mưu đảo chính.
• Đài Loan:
Đài
CNA
ngày 22-6
dẫn lời bà Thái Anh Văn cho biết
giới chức Đài Bắc đang hoàn tất
kế hoạch biến Đài Loan thành một
“vùng lãnh thổ song ngữ”, sử dụng
song song cả tiếng Trung và tiếng
Anh vào năm 2030. Mục tiêu của kế
hoạch này là xóa bỏ rào cản ngôn
ngữ giữa người dân Đài Loan và
cộng đồng quốc tế, từ đó tăng cường
sự hiện diện của hòn đảo này trên
trường quốc tế.
• Anh
: Theo hãng tin
Sputnik
ngày 22-6, hải quân Hoàng gia Anh
vừa cho triển khai một tàu hộ vệ săn
ngầm và một tàu tuần tra để theo dõi
hành trình của một tàu khu trục Nga
khi tàu này đi qua eo biển Manche
giữa Anh và Pháp. Một sĩ quan Anh
giải thích London thường xuyên
theo dõi khí tài quân sự xuất hiện tại
các khu vực ảnh hưởng đến lợi ích
của nước này.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa23-6-2020
Hàn Quốc có tới 49 ca nhiễm
mới (riêng thủ đô Seoul và
các vùng đô thị lân cận tới 26
ca). Nhà chức trách y tế dự
báo sẽ xuất hiện thêm nhiều
ổ dịch nữa ở Seoul cũng như
các khu vực khác, đồng thời
cảnh báo dịch sẽ kéo dài qua
cả mùa hè.
ChuyêngiaKazuhiroTateda,
Chủ tịchHiệp hội Bệnh truyền
nhiễmNhật, cho rằng nguy cơ
lây nhiễm có thể thấp trong
những tháng mùa hè nhưng
nước này có khả năng sẽ hứng
làn sóng lây nhiễm thứ hai từ
tháng 10 trở đi.
Ấn Độ ngày 21-6 chứng
kiến số ca nhiễmmới cao nhất
một ngày từ đầu dịch: 15.400
ca. Hiện tổng số ca nhiễm ở
nước này gần 427.000, trong
đó hơn 13.700 người chết
tính đến ngày 22-6, cao thứ
tư thế giới, sau Mỹ, Brazil
và Nga.
Số ca nhiễm và tử vong
mới ở Pakistan cũng không
ngừng tăng cao báo động. Từ
một nước ít nghiêm trọng vài
tháng trước, giờ Pakistan đã
là nước có dịch nặng thứ 14
thế giới với gần 177.000 ca
nhiễm, trong đó hơn 3.500
người chết tính đến ngày 22-6.
Sốcanhiễmmới ở Indonesia
vẫn không ngừng tăng. Ngày
18-6, nước này ghi nhận số
ca nhiễm mới một ngày cao
kỷ lục từ đầu dịch: 1.331 ca.
Theo chuyên gia Paul
Ananth Tambyah, Chủ tịch
Hiệp hội Vi trùng và Truyền
nhiễm lâm sàng châu Á - Thái
Bình Dương (Thái Lan), điều
đáng lo nhất trong làn sóng
lây nhiễm thứ hai này là các
nước không kiểm soát và
ngăn chặn được sự lây lan
trong cộng đồng. Tình hình
sẽ nguy hiểm nếu các nước
không cắt được chuỗi lây
nhiễm để số ca nhiễm tăng
lên hàng trăm tới hàng ngàn
mỗi ngày.
Người dân Seoul (HànQuốc) vẫn nghiêmtúc đeo khẩu trang ngăn ngừa làn sóng COVID-19 thứ hai.
Ảnh: KIMHONG - ji/REUTERS
Cổng thông tin chính thức của
Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ
ra thông cáo nêu rõ hai nhóm tác
chiến tàu sân bay USS Theodore
Roosevelt và USS Nimitz hôm
21-6 tiến hành diễn tập chung ở
khu vực biển Philippines.
Thông cáo cho biết hai nhóm
tác chiến sẽ hỗ trợ các máy bay
trên tàu sân bay diễn tập phòng
không, trinh sát biển, tiếp tế,
huấn luyện phòng thủ khi tác
chiến trên không, tấn công tầm
xa, thao tác phối hợp cũng như
tiến hành nhiều bài tập phối hợp
khác.
Chuẩn Đô đốc Doug Verissimo
thuộc nhóm tác chiến tàu sân
bay USS Theodore Roosevelt
khẳng định đợt tập trận sẽ là một
cơ hội tốt để các tàu huấn luyện
ứng phó theo những kịch bản tác
chiến phức tạp, cải thiện năng
lực hoạt động.
Đây là hai trong ba nhóm tác
chiến được điều đến khu vực Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương
vào đầu tháng 6 trong bối cảnh
Trung Quốc liên tục gây hấn,
mở rộng ảnh hưởng ở đây. Tàu
sân bay còn lại là USS Ronald
Reagan hiện cũng đang hoạt
động ở biển Philippines, theo
thông tin đăng tải trên trang
Twitter chính thức của tàu.
PHẠM KỲ
Cảnh báo nguy cơ trong 6 tháng tới
Theo GS John Mathews tại Trường Dân số và Sức khỏe
toàn cầu thuộc ĐH Melbourne (Úc) và từng là phó trưởng
cố vấn y tế chính phủ Úc, sáu tháng tới thế giới có thể sẽ có
thêm lượng ca nhiễm tương đương số ca nhiễm sáu tháng
qua, thậm chí có thể hơn. Viễn cảnh này tùy vào cách phản
ứng của các chính phủ và người dân.
ÔngMichael Osterholm, GiámđốcTrung tâmNghiên cứu
và chính sách bệnh truyền nhiễmtại ĐHMinnesota (Mỹ), thì
bi quan hơn. Theo ông, các đại dịch trước đã hoành hành
liên tục hàng năm mới dần lui, vì thế sáu tháng qua chưa
thể nói được gì.
183.020
là số ca nhiễm mới chỉ trong
một ngày 21-6 trên toàn cầu -
số ca nhiễmmới một ngày cao
nhất từđầudịch, theoghi nhận
của WHO. Hiện toàn cầu gần
9.061.000 ca nhiễm, trong đó
gần 471.000 người chết, tăng
trungbìnhmột ngày gần5.000
người chết, trong đó hơn 2/3
là ở khu vực châu Mỹ.
Tiêu điểm
“Chúng tôi đã có
nhiều kinh nghiệm
nên làm gì và không
làm gì. Chúng tôi
sẽ phản ứng nhanh
hơn, hiệu quả hơn,
áp dụng các bài học
chúng tôi đã
học được.”
Chủ tịch Hội
Bệnh truyền nhiễm Nhật
KAZUHIRO TATEDA
12
triệu truyền đơn đã được
Triều Tiên chuẩn bị để rải
qua Hàn Quốc trong bối
cảnh căng thẳnghaimiền
leothang,thôngtấnxãtrung
ươngTriềuTiên(
KCNA
)ngày
22-6đưatin.Khoảng3.000
bóngbay sẽđược sửdụng
đểđưa truyềnđơnvàosâu
trong lãnh thổ Hàn Quốc.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc
đã lên tiếng kêu gọi Triều
Tiêndừngkếhoạch trênvì
vi phạm thỏa thuận đình
chiến.
PHẠMKỲ
COVID-19: Làn sóng thứ hai
không làm khó được châu Á
Các nước sẵn sàng đối phó làn sóng thứ hai, sau khi đã có kinh nghiệm thực chất từ làn sóng dịch đầu tiên.
2 tàu sân bay Mỹ diễn tập chung sát Biển Đông
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook