150-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 6-7-2020
Dịch bạch hầu: 34 người
dương tính, 3 ca tử vong
Chỉ trong vòngmột tháng, trên đ a bàn các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 34 trường hợp dương tính
với bệnh bạch hầu, trong đó có ba trường hợp tử vong.
H.TRƯỜNG-H.NAM
C
hiều 5-7, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Mai Xuân Hải, Giám
đốc SởY tế tỉnh Gia Lai, cho
biết ngay sau khi phát hiện
trường hợp nghi nhiễm bệnh
bạch hầu đối với bé trai bốn
tuổi trú xã Hải Yang (huyện
Đắk Đoa), ngành y tế tỉnh
đã nhanh chóng lấy các mẫu
xét nghiệm gửi đến Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên để
xét nghiệm.
Cùng với đó, cơ quan y tế
Gia Lai cũng đã tiến hành
đồng bộ các biện pháp về
lập chốt cách ly phòng bệnh,
tiến hành lấy mẫu của những
người dân xung quanh đi xét
nghiệm.
9 ca bệnh mới đều
có tiếp xúc gần với
ca đã tử vong
Theo lãnh đạo SởY tế tỉnh
Gia Lai, ngày 3-7, Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia
Lai nhận thông tin từ BV
Nhi Gia Lai rằng nơi đây
đã tiếp nhận ca nghi bệnh
bạch hầu. Bệnh nhi tên là
V. (bốn tuổi, xã Hải Yang,
huyện Đắk Đoa, Gia Lai).
Trước đó, bệnh nhi có biểu
hiện viêm họng, amidan,
thanh quản giả mạc, viêm
phổi, nghi mắc bệnh bạch
hầu. Sau đó, bệnh viện đã
lấy mẫu gửi đến Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên
(Đắk Lắk). Kết quả cho thấy
bệnh nhi này dương tính với
bệnh bạch hầu.
Theo Sở Y tế, ngày 28-6,
bé cùng mẹ có đến tỉnh Kon
Tum để thăm cậu. Bé được
tiêm chủng đầy đủ mũi trong
chương trình TCMR. Qua
điều tra yếu tố dịch tễ vẫn
chưa rõ bệnh nhân có tiếp
xúc với trường hợp bệnh
tương tự. Đến chiều cùng
ngày, bệnh nhi có dấu hiệu
nguy kịch, các bác sĩ đã cho
bệnh nhi thở máy. Tuy nhiên,
đến khoảng 2 giờ 30 sáng
5-7, bệnh nhi tử vong với
chẩn đoán bạch hầu thanh
quản ác tính, biến chứng đa
phủ tạng.
“Ngành y tế đã ngay lập tức
lấy mẫu của những người dân
xung quanh và gia đình của
em V. để gửi đi xét nghiệm.
Đến chiều 5-7 thì có kết quả
xét nghiệm, cho thấy có chín
trường hợp dương tính với
bạch hầu. Hầu hết những
trường hợp này là người
thân và những người sống
gần nhà bệnh nhi V. Ngành
y tế cũng nhanh chóng vào
cuộc, tiếp tục sàng lọc những
người xung quanh để sớm
phát hiện nếu có trường hợp
nhiễm bệnh” - ông Hải nói.
Khẩn cấp khoanh
vùng, cách ly
Cũng theo lãnh đạo Sở Y
tế tỉnh Gia Lai, khi sự việc
xảy ra, ngành y tế tỉnh đã
tiến hành khẩn cấp các biện
pháp khoanh vùng, dập dịch
theo quy định. Theo đó, trước
khi xảy ra trường hợp có
người dương tính với bạch
hầu, ngành y tế tỉnh đã có
những chỉ đạo về phòng,
chống dịch bệnh trên địa
bàn. Hiện nay, ngành y tế
tỉnh cũng đang thực hiện
các biện pháp như phun
thuốc khử trùng, cấp phát
thuốc kháng sinh dự phòng
cho người dân trên địa bàn.
“Ngành y tế tỉnh cũng đã
làm việc với lãnh đạo xã
Hải Yang và huyện Đắk Đoa
về công tác phòng, chống
dịch tại địa phương. Tại
địa phương có trường hợp
dương tính với bạch hầu, cơ
quan chức năng đã tiến hành
khoanh vùng, cách ly, không
cho người ra vào. Đồng thời,
cơ quan y tế cho người dân
uống thuốc kháng sinh dự
phòng. Bên cạnh đó, ngành
y tế cũng tiếp tục cho khám
sàng lọc để sớm phát hiện,
tránh những trường hợp lây
lan” - ông Hải thông tin.
Đối với những trường hợp
dương tính với bệnh, hiện nay
những người này được cách
ly, điều trị tại BV đa khoa
tỉnh Gia Lai và BV Nhi Gia
Lai. Ngoài ra, xã này cũng
được cơ quan chức năng lập
chốt cách ly, khoanh vùng để
tiến hành kiểm soát lây lan
dịch bệnh với 267 hộ (hơn
1.400 nhân khẩu).
Trong khi đó, tính đến
nay đã có 34 trường hợp
dương tính với bệnh bạch
hầu: 16 trường hợp ở Đắk
Tiêu điểm
Ngành y tế Gia Lai
đang nhanh chóng
vào cuộc, tiếp tục
sàng lọc những
người xung quanh
ca bệnh đã tử vong
để sớm phát hiện
nếu có trường hợp
nhiễm bệnh.
Cho học sinh nghỉ học
phòng ngừa dịch bệnh
PhòngGD&ĐThuyệnSaThầy
cho biết để phòng ngừa sự lây
lan của bệnh bạch hầu, lãnh
đạo phòng đã cho 37 trường
học trên địa bàn từ bậc mầm
non đến THCS nghỉ học. Trước
khi học sinh nghỉ học, Phòng
GD&ĐT yêu cầu các trường tổ
chứctổngdọnvệsinh,khửtrùng.
Tương tự, UBND huyện Đắk
Tô đã chỉ đạo ngành giáo dục
gấp rút tổ chức thi học kỳ để
cho học sinh nghỉ học nhằm
phòng, chống bệnh bạch hầu.
Cơ quan y tế Gia Lai lập chốt cách ly tại xãHải Yang. Ảnh: HN
Nông, 10 trường hợp ở Gia
Lai và tám ca bệnh trên địa
bàn tỉnh Kon Tum. Trong
những bệnh nhân này, có ba
trường hợp đã tử vong, hai
trường hợp ở Đắk Nông và
một trường hợp ở Gia Lai.
Trong tám ca mắc bệnh
bạch hầu ở Kon Tum, có
ba người mới được phát
hiện trên địa bàn huyện Sa
Thầy và Đắk Tô. Ba người
này đang được điều trị tại
Trung tâm Y tế huyện Đắk
Tô. Hiện tại sức khỏe của
cả ba bệnh nhân đã ổn định.
Trước tình hình đó, UBND
tỉnh Kon Tum đã ban hành
văn bản yêu cầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương nghiêm
túc, khẩn trương triển khai
một số nhiệm vụ nhằm kiểm
soát, ngăn chặn dịch bệnh
bạch hầu, kiên quyết không
để dịch bùng phát, lan rộng
trên địa bàn tỉnh trong thời
gian tới.
Ngoài ra, ngành y tế tỉnh tổ
chức khám sàng lọc để phát
hiện sớm các trường hợp nghi
ngờ mắc bệnh; rà soát, đẩy
mạnh công tác tiêm chủng
cho các đối tượng trong độ
tuổi tiêm chủng tại các xã có
ổ dịch; truyền thông, khuyến
cáo phòng, chống dịch bệnh
bạch hầu cho người dân trên
địa bàn...•
Cứu sống bé 21 tháng tuổi nghẹn hạt mít
Ngày 5-7, ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh
viện (BV) Nhi Thanh Hóa, cho biết vừa cứu sống
bé trai LCGB (21 tháng tuổi, trú thị xã Nghi Sơn)
do bị mắc nghẹn hạt mít trong thực quản.
Trước đó, vào lúc hơn 21 giờ ngày 1-7, Khoa hồi
sức cấp cứu, BVNhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhi
trong tình trạng khó thở, khó nuốt, tăng tiết đờm
dãi sau khi nuốt hạt mít lúc 19 giờ 30 cùng ngày.
Bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật mắc nghẹn
trong thực quản. Do đó, các y, bác sĩ đã hội chẩn
khẩn cấp cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và lãnh
đạo BV quyết định tiến hành gây mê và can thiệp
nội soi tiêu hóa, gắp dị vật ra khỏi thực quản cho
bệnh nhi.
Qua nội soi tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện một hạt
mít nằm ngang thực quản 1/3 trên, gây tắc nghẽn
đường tiêu hóa và tiến hành gắp ra, kịp thời khai
thông đường thở cho bé.
Các bác sĩ khuyến cáo những gia đình có trẻ nhỏ
cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt
như vải, nhãn, mít, chôm chôm, các loại thạch rau
câu hay ngậm kẹo...
Đặc biệt, tuyệt đối không để trẻ tự chơi những viên
bi màu, đồng xu để đề phòng trẻ nuốt vào bị hóc.
“Những trường hợp dị vật bị mắc nghẹn ở
thực quản còn có thể kéo dài thời gian để lấy
dị vật ra. Còn dị vật mắc nghẹn ở khí quản thì
tỉ lệ tử vong rất cao đối với trẻ em. Do đó, nếu
không may trẻ bị mắc nghẹn những dị vật vào
thực quản, khí quản thì phải đưa ngay đến BV
để các y, bác sĩ xem xét, cứu chữa kịp thời” - BS
Khoa nói.
HOÀNG LAN
Tiền Giang ghi nhận 1.000 ca mắc sốt xuất huyết
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang là một trong các địa phương khu vực
phía Nam xảy ra bệnh sốt xuất huyết (SXH) cao nhất. Các cấp chính
quyền, các ngành, đoàn thể ở địa phương đang tích cực phòng ngừa
dịch bệnh này.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Tiền Giang), đến tuần
đầu của tháng 7 này, toàn tỉnh phát hiện khoảng 1.000 ca mắc bệnh SXH.
Địa bàn xảy ra bệnh SXH nhiều nhất là các huyện phía tây như Cái Bè,
Châu Thành và thị xã Cai Lậy.
Hiện nay, Tiền Giang là địa phương có số ca bệnh SXH cao thứ năm và
số ca mắc trên 100.000 dân, đứng thứ 7/20 tỉnh, thành phía Nam.
Để phòng, chống bệnh SXH, ngành y tế Tiền Giang đã xử lý 211 ổ dịch
SXH trên tổng số 215 ổ dịch, đồng thời tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng
đợt 1 tại 816 ấp, khu phố của 145 xã, phường, thị trấn.
Các địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng
đợt 2, tổ chức phun hóa chất, tuyên truyền, xử lý các dụng cụ chứa nước
làm nơi cho muỗi lưu trú, không để dịch bệnh bùng phát.
HT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook