150-2020 - page 3

3
Ý kiến chuyên gia
Thời sự -
ThứHai 6-7-2020
h an toàn”
với hệ quả pháp lý tương ứng
với hình thức xử lý kỷ luật.
Các hình thức kỷ luật này
hiệu quả chủ yếu về mặt tinh
thần, uy tín, danh dự. Với
người trọng uy tín, trọng
danh dự thì bất cứ hình thức
kỷ luật nào cũng mang lại
hiệu quả.
. Đảng viên thì suốt đời chịu
sự quản lý, giám sát của tổ
chứcĐảng thì việc kiểm tra, kỷ
luật còn dễ. Nhưng CBCCVC
nghỉ hưu rồi, rời bỏ khu vực
công rồi thì về mặt tổ chức có
chịu sự quản lý nào đâu. Liệu
có khả thi cho việc tổ chức xử
lý kỷ luật hành chính không?
+ Đây thực sự là một thách
thức cần phải tính toán rất kỹ,
một mặt bảo đảm thực thi
theo đúng tinh thần luật định,
mặt khác cũng bảo đảm tính
khả thi…
Bộ Nội vụ đang hoàn thiện
dự thảo nghị định về xử lý kỷ
luật CBCCVC, trong đó giải
pháp là liên thông việc xử lý
kỷ luật hành chính với người
đã nghỉ hưu với việc xử lý kỷ
luật về mặt Đảng.
Ngoài ra, trình tự, thủ tục
cũngđơngiản, gọnhơn. Chẳng
hạn, với công chức đang làm
việc thì xử lý kỷ luật phải
qua ba bước: Tổ chức họp
kiểm điểm; thành lập hội
đồng xử lý kỷ luật, họp biểu
quyết; trên cơ sở đó, người
có thẩm quyền mới ra quyết
định kỷ luật.
Còn với công chức đã nghỉ
hưu thì chỉ qua hai bước. Cụ
thể, sau khi có quyết định xử
lý kỷ luật của Đảng, bộ phận
thammưu về công tác cán bộ
của cơ quan trước đây từng
quản lý, sử dụng người đó
đã có thể đề xuất hình thức
kỷ luật. Tiếp theo là cấp có
thẩm quyền kỷ luật ra quyết
định kỷ luật.
Đảm bảo tính phòng
ngừa, răn đe và tính
khả thi
. Số lượng CBCCVC đã
thôi việc, nghỉ hưu hiện nay
là rất lớn. Vậy việc xử lý kỷ
luật có bao quát được hết số
lượng CBCCVC đã rời khu
vực công ấy không?
+ Về pháp luật thì quy
định phải bao quát. Nhưng
về xử lý trên thực tế, trong
cuộc họp gần đây nhất của
lãnh đạo Chính phủ với Bộ
Nội vụ về dự thảo nghị định
này, Phó Thủ tướng thường
trực Trương Hòa Bình đã
yêu cầu rà soát đối tượng.
Làm sao bảo đảm quy định
này phải bao quát để phòng
ngừa, răn đe nhưng cũng
bảo đảm tính khả thi, đặc
biệt tập trung xử lý nghiêm
những người từng giữ chức
vụ, quyền hạn.
Kỷ luật của Đảng cũng theo
hướng ấy thôi. Các quy định
về trách nhiệmnêu gương bên
cạnh yêu cầu chung với đảng
viên thì có quy định riêng cụ
thể, chi tiết với đảng viên nắm
giữ chức vụ cao, tham gia
cấp ủy, là người đứng đầu.
Các nghị quyết của Đảng về
phòng, chống tham nhũng
cũng nhấn mạnh tập trung
vào đối tượng là người có
chức vụ, quyền hạn.
Về tính khả thi, khi nghiên
cứu, sửa đổi Luật CBCCVC
và Luật Viên chức, cũng
như bây giờ đang làm nghị
định hướng dẫn, chúng tôi
đều thống nhất rằng công
tác cán bộ là công tác của
Đảng. Đảng có tổ chức, có
bộ máy quản lý, giám sát,
kiểm tra, kỷ luật với đảng
viên rất sâu rộng. Vậy nếu
việc giám sát, kiểm tra ấy
làm tốt, đi trước, phát hiện
sớm, cảnh báo sớm, xử lý về
Đảng toàn diện thì việc xử
lý kỷ luật hành chính hay kể
cả trách nhiệm hình sự với
đảng viên sẽ rất thuận lợi.
Làm được vậy thì cũng
là đảm bảo nguyên tắc mà
Đảng đã nhấn mạnh trong
Quy định 102 cũng như các
quy định trước đây về xử lý
kỷ luật đảng viên. Theo đó,
kỷ luật đảng không thay thế
kỷ luật hành chính, kỷ luật
đoàn thể và các hình thức xử
lý của pháp luật. Đảng viên vi
phạm pháp luật đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự
thì phải truy cứu trách nhiệm
hình sự, không “xử lý nội bộ”.
. Xin cám ơn ông.•
NGUYỄN THỊ BÍCH NGÀ
,
Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, nguyên Ủy viên Ủy ban
Kiểm tra Trung ương
:
Kỷ luật Đảng: "Cách chức
nguyên..." không mới
Từ trước đến nay, các quy định của Đảng về xử ký kỷ
luật đảng viên vi phạm đều nêu rõ: Đảng viên sau khi
chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi
phạm vẫn phải xem xét, kết luận. Nếu vi phạm đến mức
phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng
quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Thực tiễn công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng cũng như vậy.
Khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu vi phạm thì Đảng
đều kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân
liên quan, kể cả khi ai đó đã nghỉ hưu hoặc chuyển công
tác khác. Quyết định thi hành kỷ luật đều nói rõ hình thức
kỷ luật với chức danh nào, ở giai đoạn nào, nhiệm kỳ nào.
Như vậy, việc khiển trách, cảnh cáo hay cách chức với
đảng viên nguyên là cán bộ lãnh đạo không phải là việc
mới. Nhưng vì trước đây công tác kiểm tra, kỷ luật thường
được coi là công việc nội bộ, không tuyên truyền, đưa tin
nhiều.
Đến khóa này, kiểm tra, kỷ luật Đảng được đẩy mạnh
hơn, tuyên truyền nhiều hơn nên đâu đó có thể thấy lạ,
thấy mới.
Ông
VŨTRUNGKIÊN
,
Học viện
Chính trị khu vực II
:
Răn đe người có tư tưởng
"hạ cánh an toàn"
ỞViệt Nam, đối với những người
giữ chức vụ cao, khi nghỉ hưu vẫn còn
có nhiều quyền lợi khác đi kèm. Vì vậy, xóa tư cách chức
vụ đã đảm nhiệm thì tất cả lợi ích mà họ được hưởng nhờ
cái tư cách “nguyên” này sẽ không còn.
Hơn nữa, Việt Nam là một nước phương Đông, dù là
quan chức cấp cao họ vẫn phải sống với bà con lối xóm,
khu phố. Đảng viên là cán bộ nghỉ hưu, họ phải tham gia
sinh hoạt Đảng tại nơi cư trú sau khi nghỉ hưu. Vì vậy, nếu
một quan chức khi nghỉ hưu bị bêu tên, bị kỷ luật xóa tư
cách “nguyên” này, ít nhất họ cũng cảm thấy xấu hổ. Đó
chính là cách răn đe gián tiếp để những người có tư tưởng
“hạ cánh an toàn” phải tự chấn chỉnh lại mình, tự sửa đổi
để làm việc có trách nhiệm hơn.
Không những vậy, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ,
Công chức và Luật viên chức lần này ghi rõ, đó là: “xóa
tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý
tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật”. Như vậy, những
người vi phạm không chỉ bị xóa tư cách chức vụ đã giữ
mà còn phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng
với hệ quả pháp lý mà hành vi vi phạm của họ gây ra.
Tuy có những tác dụng như đã phân tích nêu trên, song
một câu hỏi đặt ra là vậy những người giả sử bị kỷ luật
xóa tư cách “nguyên” thì những quyết định, văn bản… họ
ký khi đương chức có còn hiệu lực không. Đương nhiên,
chắc chắn chúng vẫn còn hiệu lực, bởi đơn giản nếu lật
lại vấn đề thì mọi chuyện sẽ rối tung hết cả. Như vậy, rõ
ràng là chỉ người ký phải chịu trách nhiệm với hành vi
sai phạm của mình, chứ văn bản, quyết định mà họ ký
“không có tội tình gì”. Tất nhiên, với những cách hiểu lắt
léo như trên thì các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành
điều khoản này tới đây phải minh định điều này thật rõ
ràng.
NGHĨA NHÂN - LÊ THOA
ghi
2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý; Luật Cảnh vệ; Nghị định 105/2012 về tổ chức lễ tang
cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy khi người đó bị xử lý kỷ luật với hình thức “xóa
tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” thì đồng nghĩa với việc
các quyền lợi trên sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, người
bị xử lý còn bị mất danh dự, uy tín không những của cá
nhân họ mà còn của cả gia đình, dòng họ. Đây là những
mất mát rất lớn, thậm chí còn hơn cả những lợi ích vật
chất mà họ bị hạn chế như đã nói trên đây. Tuy nhiên,
cũng cần phải hiểu rằng việc xóa ở đây là xóa các quyền
lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt
nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu.
Ba là việc xử lý cán bộ ngay cả khi đã về hưu sẽ xóa bỏ
tư tưởng “hạ cánh an toàn” và góp phần vào việc củng cố kỷ
luật, kỷ cương trong hệ thống chính trị và hạn chế các hành
vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Cán bộ, công
chức đương nhiệm phải có ý thức trong việc điều chỉnh
hành vi của mình, khi có ý định thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật thì phải nghĩ đến những hậu quả mà mình có thể
phải gánh chịu ngay cả khi đã nghỉ việc hoặc về hưu.
TS
TRẦN TUẤN DUY
,
Trưởng khoa Luật,
Học viện Cán bộ TP.HCM
6điểmmới đáng chúý
liênquanđếnCBCCVC
Cùng với quy định về xử lý đối với hành vi vi
phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công
chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức còn một số quy định mới đáng
chú ý khác.
1. Chỉ còn ba trường hợp áp dụng chế độ
“biên chế suốt đời” với viên chức
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vẫn giữ
nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác
định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên,
hợp đồng không xác định thời hạn hay “chế độ
biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với ba
trường hợp:
- Viên chức được tuyển dụng trước 1-7-2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên
chức;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm
việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
2. Kết quả chất lượng cán bộ được công khai
ở nơi làm việc
Kết quả đánh giá cán bộ, công chức được phân
loại thành bốn mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm
vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này
được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán
bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, kết quả
chỉ được lưu vào hồ sơ và thông báo đến cán bộ,
công chức được đánh giá.
3. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức
vẫn được giải quyết nghỉ hưu
Luật Viên chức 2010 quy định không giải quyết
nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý
kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Luật hiện hành đã loại bỏ nội dung “không
giải quyết nghỉ hưu” ra khỏi điều luật. Khi đang
trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức vẫn được
xem xét giải quyết nghỉ hưu và trong thời hạn 12
tháng vẫn có thể được bổ nhiệm lại hoặc bố trí
chức vụ thấp hơn.
4. Thêm trường hợp xét tuyển công chức
Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển
được thực hiện theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng
nhóm đối tượng sau đây:
- Cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở
lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn;
- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy
định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về
công tác tại địa phương nơi cử đi học;
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học
trẻ tài năng.
Trước đó, theo quy định tại Luật Cán bộ, công
chức 2008, chỉ người có đủ điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều 36 cam kết tình nguyện làm
việc từ năm năm trở lên ở miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn thì mới được tuyển dụng thông qua xét
tuyển.
5. Đánh giá công chức, viên chức qua công
việc, sản phẩm cụ thể
Các nội dung để đánh giá công chức, viên
chức được quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhằm tạo
thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Đáng chú ý,
việc đánh giá công chức, viên chức từ 1-7-2020
sẽ căn cứ theo công việc cụ thể được giao; tiến
độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, việc đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện
thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.
(Trích Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức,
có hiệu lực từ 1-7-2020)
ĐỨC MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook