158-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 15-7-2020
ĐỨCMINH
S
áng 14-7, tiếp tục phiên
họp thứ 46, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
(QH) tổng kết kỳ họp thứ 9
và cho ý kiến bước đầu về
việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10
QH khóa XIV.
Giảm 2 phút phát biểu
để dành tranh luận
Tổng thư ký QH Nguyễn
Hạnh Phúc cho hay tổng thời
gian làm việc của kỳ họp thứ
10 dự kiến là 18 ngày, cũng
chia làm hai đợt.
Đợt 1 họp trực tuyến chín
ngày (từ ngày 19 đến 28-10),
QH khai mạc, nghe các tờ
trình, báo cáo và thảo luận
sáu dự án luật, một dự thảo
nghị quyết trình thông qua.
Phiên chất vấn và trả lời chất
vấn sẽ diễn ra trong khoảng
thời gian này.
Đợt 2 họp tập trung chín
ngày (từ ngày 3 đến 12-11),
QH thảo luận các báo cáo về
kinh tế - xã hội, ngân sách
nhà nước; thảo luận các dự
thảo văn kiện trình Đại hội
Đảng 13 và thảo luận bốn
dự án luật trình cho ý kiến.
Ngoài ra, QH sẽ quyết định
ngày bầu cử toàn quốc đối với
cuộc bầu cử đại biểu (ĐB) QH
khóa XV, bầu cử ĐB HĐND
cáccấpnhiệmkỳ2021-2026…
đúng 20-10. Việc thảo luận ở
tổ vẫn được tổ chức nhưng
giảm thời gian phát biểu của
một ĐBQH tại hội trường từ
7 phút xuống còn 5 phút, thời
gian tranh luận là 2 phút nhằm
tạo điều kiện có thêm nhiều
ĐBQH được phát biểu, tranh
luận với chất lượng cao hơn.
Phóng viên được gọi
điện thoại, phỏng vấn
đại biểu Quốc hội
Kỳ họp cuối năm có thời
gian chất vấn của ĐBQH dự
kết nhiều nội dung từ đầu
nhiệm kỳ, không chất vấn
theo nhóm vấn đề và từng
bộ trưởng trả lời. “ĐB chất
vấn vấn đề thuộc bộ trưởng
nào thì bộ trưởng đó phải trả
lời” - bà Ngân nói.
Chủ tịch QH nêu nguyên
tắc: Vấn đề gì thảo luận, cho
ý kiến thì đưa vào đợt 1; vấn
đề gì phải quyết định thì đưa
vào đợt 2. Do vậy, Chủ tịch
QH “gút lại” phiên chất vấn
và thảo luận kinh tế - xã hội
đưa vào đợt 2, khi QH họp
tập trung.
Cạnh đó, bà Ngân cũng gợi
ý khi họp trực tuyến, phóng
viên được gọi điện thoại,
phỏng vấn các ĐBQH trong
giờ giải lao. Đây là cách làm
mới, các đoàn ĐB cần thông
báo cho ĐQBH biết để phối
hợp trả lời báo chí.•
Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân
(giữa)
tại phiên họp sáng 14-7. Ảnh: QH
Kỳ họp cuối năm: Quốc hội sẽ
tăng tranh luận
Chủ tịchQuốc hội cho biết kỳ họp cuối năm sẽ không chất vấn theo nhómvấn đề.
Đại biểu chất vấn vấn đề thuộc bộ trưởng nào thì bộ trưởng đó phải trả lời.
Phát biểu sau đó, Chủ tịch
QHNguyễnThị KimNgân đề
xuất ngàykhaimạcnên tổchức
kiến là 2,5 ngày. Chủ tịch
QH lưu ý việc bố trí thời
gian cần linh hoạt, phù hợp
với hoạt động đối ngoại của
lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
bởi năm nay Việt Nam làm
chủ tịch ASEAN. “Người
ta nói kỳ họp vừa rồi hơi
“thiếu lửa” do không có
chất vấn trực tiếp” - Chủ
tịch QH nêu lại phản ảnh
của cử tri về kỳ họp thứ 9
vừa qua.
Bà Ngân đề nghị kỳ họp
tới sẽ tiến hành chất vấn tổng
Theo Chủ tịch QH,
việc giảm thời gian
phát biểu của một
ĐBQH nhằm tạo
điều kiện có thêm
nhiều ĐBQH được
phát biểu, tranh
luận với chất lượng
cao hơn.
Kỳ họp thứ 9: Ấn tượng,
tạo tiếng vang lớn
Đánh giá về kỳ họp thứ 9 vừa qua, Chủ tịch QH cho
rằng kỳ họp đã tạo ra một dấu ấn lớn trong thời điểm
đại dịch COVID-19. “Một kỳ họp rất chất lượng, tiết kiệm.
Đây là hoạt động tạo tiền đề tốt để QH phát huy trong
các kỳ họp tiếp theo” - bà Ngân nói.
Tuy nhiên, kỳ họp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như
việc chậm gửi tài liệu. Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim
Ngân, đây là vấn đề đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng
vẫn tồn tại, làm ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận,
góp ý của các ĐBQH. Cùng với đó, công tác thông tin
tuyên truyền tại đợt họp trực tuyến chưa được sâu sắc,
đa dạng.
Còn Phó Chủ tịch thường trực QH Tòng Thị Phóng ghi
nhận kỳ họp thứ 9 là kỳ họp ấn tượng sâu đậm với nhiều
đổi mới đột phá. Trong bối cảnh nghị viện/QH nhiều
nước chưa thể tổ chức họp vì diễn biến dịch bệnh còn
khó lường thì lãnh đạo QH nước ta đã quyết liệt, dũng
cảm quyết định họp theo hình thức trực tuyến. Dù thời
gian làm việc chỉ 19 ngày nhưng giải quyết được nhiều
vấn đề cấp bách, quan trọng, tạo tiếng vang lớn trong
nước và quốc tế như việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và
EVIPA.
Chưa thể đưa sáchgiáokhoavàodanhmụcNhànước địnhgiá
Sách giáo khoa không phải hàng độc quyền, không phải là dịch vụ công ích, không sử dụng ngân sách nênNhà nước chưa thể định giá.
Chiều 14-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý
kiến về đề xuất của Chính phủ bổ sung sách giáo khoa
(SGK) vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước
định giá bằng hình thức giá tối đa.
Tại tờ trình, Chính phủ nêu rõ thực tế việc tiếp nhận
kê khai giá SGK theo quy định tại Luật Giá thời gian
qua cho thấy mục tiêu điều tiết về giá SGK không có
hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có giải
pháp cấp bách để điều tiết giá, đảm bảo công bằng giữa
các nhà xuất bản và thực hiện mục tiêu về an sinh xã
hội.
Do vậy, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH xem
xét, quyết định vấn đề giá SGK. Việc này được Chính
phủ đánh giá sẽ “kiểm soát được tình trạng các doanh
nghiệp tăng giá bất hợp lý hoặc tăng giá đột biến làm
ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt đối với các đối
tượng yếu thế trong xã hội, tạo sự công khai, minh bạch
về giá SGK”.
Thẩm tra về nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết theo quy
định hiện hành, SGK không thuộc danh mục hàng hóa,
dịch vụ thực hiện bình ổn giá hoặc Nhà nước định giá,
mà thuộc danh mục kê khai giá. Cạnh đó, SGK không
phải hàng độc quyền, không phải là dịch vụ công ích,
cũng không phải là dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà
nước.
Thẩm quyền quyết định giá SGK thuộc các đơn vị
được cấp phép xuất bản sách nên thời gian qua giá SGK
ở mức khá cao, ảnh hưởng lớn đến chi phí mua SGK của
phụ huynh và học sinh.
Cạnh đó, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho
rằng một trong những chủ trương lớn của QH về đổi mới
chương trình, SGK giáo dục phổ thông là thực hiện xã
hội hóa việc biên soạn, phát hành SGK. Do đó, theo ông
Nguyễn Đức Hải, đề xuất ấn định giá SGK của Chính
phủ là chưa phù hợp với mục tiêu, quan điểm của nghị
quyết của QH và trái với nguyên tắc thị trường, chưa phù
hợp với quy định của Luật Giá.
Mặt khác, để đảm bảo mức giá phù hợp trong cơ chế
thị trường, Chính phủ cần có cơ chế mở rộng đối tượng
được in, phát hành SGK, bảo đảm có nhiều nhà cung cấp
cùng sản phẩm, từ đó góp phần giảm giá bán sản phẩm...
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ hồ sơ
của Chính phủ chưa đầy đủ. Chính phủ mới chỉ nói tác
động một chiều, còn chiều ngược lại khi Nhà nước định
giá mà giá của các nhà xuất bản cao hơn thì Nhà nước có
trợ giá không, có dùng ngân sách không là những vấn đề
chưa rõ. Do đó cần có thêm đánh giá tác động.
“Ủy ban Thường vụ QH không có thẩm quyền quyết
định bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do
Nhà nước định giá” - Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc
Hiển nêu quan điểm.
“Chính phủ chưa có đánh giá tác động nhưng lại đưa
ra một chính sách mới, trong khi chính sách này trong
luật không giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ
QH” - Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói, đồng
thời nhấn mạnh “Thường vụ QH không làm những việc
không đúng thẩm quyền”.
Chốt phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc
Hiển đề nghị Chính phủ đánh giá lại, hoàn chỉnh hồ sơ
để báo cáo QH ra nghị quyết hoặc sửa lại Luật Giá. Theo
ông Hiển, việc này có tác động lớn, thậm chí phải xin ý
kiến cấp có thẩm quyền chứ không nên vội vã. Vì vậy,
Ủy ban Thường vụ QH trả lại hồ sơ để Chính phủ nghiên
cứu kỹ hơn.
ĐỨC MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook