158-2020 - page 8

8
EVNHCMC ứng dụng
công nghệ 4.0 vào
quản lý, vận hành điện
EVNHCMCđang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới
để hoàn thiệnmô hình lưới điện thôngminh (smart grid).
HƯƠNG THẢO
Đ
ể bắt kịp với xu thế hiện
đại trên thế giới và đạt
mục tiêu trở thành đơn
vị ngang tầm với các công ty
điện lực tiên tiến trong khu vực
vào năm 2020, Tổng Công ty
ĐiệnlựcTP.HCM(EVNHCMC)
đã và đang tích cực áp dụng
những thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
mà nền tảng là công nghệ 4.0
vào các hoạt động sản xuất,
kinh doanh điện.
Công nghệ giúp
nhanh chóng xử lý
sự cố điện
Theo ông Nguyễn Văn
Thanh, Phó Tổng giám đốc
EVNHCMC, tổng công ty
đang ứng dụng nhiều công
nghệ tiên tiến trên thế giới
để hoàn thiện mô hình lưới
điện thông minh (smart grid).
Cụ thể, đơn vị đã đưa vào vận
hành hệ thống SCADA/DMS
(hệ thống thu thập, giám sát và
điều khiển từ xa lưới điện phân
phối) giúp việc theo dõi sự cố
mất điện, cảnh báo tình trạng
đầy tải, quá tải, lệch điện áp
được thực hiện dễ dàng, thuận
tiện. Từ đó, EVNHCMC nhanh
chóng đưa ra giải pháp xử lý
như điều khiển từ xa các thiết
bị đóng cắt để lập tức cô lập
các phần tử lưới điện bị sự cố
khỏi hệ thống; nhanh chóng
khôi phục cung cấp điện cho
các khách hàng không bị ảnh
hưởng.
Hiện toàn bộ trạm biến áp
110 kV do EVNHCMC quản
lý đều được vận hành theo mô
hình không người trực.
EVNHCMC cũng đã hoàn
tất lắp đặt và đưa vào vận
hành 1.710 thiết bị đóng cắt
(recloser và tủ RMU) có chức
năng giám sát, điều khiển xa
trên lưới điện trung thế. Đơn
vị cũng đã đầu tư trang bị,
thiết lập kênh truyền để kết
nối các thiết bị đóng cắt nêu
trên với hệ thống SCADA/
DMS trung tâm.
Ông Thanh cho biết thêm
tổng công ty đã hoàn thiện hạ
tầng mạng cáp quang SCADA,
triển khai tự động hóa hệ thống
điện với yêu cầu cao về độ ổn
định, tin cậy đường truyền.
Từ năm 2018, EVNHCMC
đã đề ra quan điểm vận hành
“chuyển tải trước, xử lý sau”
cho tất cả sự cố xảy ra trên lưới
điện 22 kV. Hầu hết các sự cố
được tái lập cung cấp điện với
thời gian dưới nămphút (đối với
khu vực không bị ảnh hưởng
sự cố), góp phần nâng cao độ
tin cậy cung cấp điện.
Sử dụng điện kế
thông minh
Ông NguyễnVăn Thanh cho
biết thêm: EVNHCMC cũng
đang triển khai sử dụng công
tơ thông minh có tích hợp công
nghệ thu thập dữ liệu đo đếm
từ xa. Công nghệ này được sử
dụng rộng rãi trên thế giới như
công nghệ truyền dữ liệu trên
các đường dây tải điện (PLC),
truyền qua mạng lưới sóng vô
tuyến (RF-MESH) và thu thập
dữ liệu trực tiếp từ điên kê
thông qua modem GPRS/3G.
Các công tơ này có khả năng
đo đếm chính xác, đạt yêu cầu
theo quy định.
Bên cạnh các ưu điểm đó,
công tơ thông minh còn cho
phép mở rộng thêm các ứng
dụng phục vụ công tác vận
hành, quản lý mà công tơ cơ
không thể đáp ứng được. Cụ
thể, công tơ thông minh có thể
đo đếm được dòng điện, điện
áp, công suất phản kháng, hệ
số công suất.
Tính đến thời điểm này,
EVNHCMC đã thực hiện lắp
đặt được 1.203.501 công tơ có
chức năng thu thập dữ liệu từ
xa, chiếm 46,8% tổng số công
tơ của khách hàng.
Hiện tại, EVNHCMC đang
từng bước đưa vào áp dụng
phương pháp sửa chữa, bảo
dưỡng tiên tiếnCBM(Condition
Based Maintenance). Việc áp
dụng phương pháp CBM đã
giúp EVNHCMC sớm phát
hiện các nguy cơ có thể gây ra
sự cố để đưa ra các biện pháp
xử lý kịp thời.
Trước đây, việc thực hiện
sửa chữa, bảo dưỡng cho một
trạm điện thường được thực
hiện theo nguyên tắc định kỳ
với thời gian là ba năm, dẫn
đến có trường hợp không cần
thiết hoặc không kịp thời. Khi
áp dụng phương pháp CBM sẽ
giúp hợp lý hóa công tác sửa
chữa, bảo dưỡng cả về mặt kỹ
thuật, kinh tế và đặc biệt góp
phần ngăn ngừa được các sự cố
để đảm bảo vận hành an toàn.•
EVNHCMC đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào vận hành, quản lý điện. Ảnh: ĐT
Tiếp tục triển khai mô hình lưới điện
thông minh
Về kế hoạch ứng dụng công nghệ vào vận hành quản lý điện
trong thời gian tới, ông NguyễnVănThanh cho biết EVNHCMC
tiếp tục triển khai xây dựng và vận hành hiệu quảmô hình lưới
điện thông minh. Trong đó, đơn vị sẽ đi vào trọng tâm là cấu
phần tự động hóa lưới điện toàn diện từ cấp điện áp 110 kV
đến trung, hạ áp và chuyển đổi số hóa toàn diện trong công
tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành.
EVNHCMC cũng áp dụng mô hình tiên tiến về công tác bảo
trì, bảo dưỡng lưới điện phân phối theo điều kiện vận hành
thực tế và hướng tới độ tin cậy, từng bước nâng cao chất lượng
công tác quản lý tài sản.
Ngoài ra, EVNHCMC cũng nghiên cứu, ứng dụng các công
nghệ mới, đặc biệt là các thành tựu của công nghệ 4.0 trong
công tác hiện đại hóa lưới điện. Từ đó góp phần thực hiện định
hướng xây dựng đô thị thông minh của TP.
Hiện toàn bộ trạm
biến áp 110 kV do
EVNHCMC quản lý
đều được vận hành
tự động, không
người trực.
Đô thị -
Thứ Tư15-7-2020
Nhiềudựánnhàở
không thể bàngiao
vì thiếuhạ tầng
Nhiềudựánphát triểnnhà, trongđóchủyếu là
dựán lấnbiểnđượcđầu tưhàng chụcnămnay
nhưnghạ tầng chưahoànchỉnh, xuống cấp.
Dự án khu tự xây lô N5 tại phường Cẩm Bình,
TP Cẩm Phả, Quảng Ninh do Công ty cổ phần Xây
dựng và Sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát làm
chủ đầu tư triển khai từ năm 2003. Sau nhiều lần
điều chỉnh quy hoạch chi tiết, dự án này còn tổng
diện tích 7,3 ha, trong đó hơn 4 ha là đất ở, hơn 3 ha
là hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cây xanh.
Từ năm 2015, dự án đã cơ bản hoàn thành, 99%
diện tích đất đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, tới nay
dự án này vẫn chưa thể bàn giao cho địa phương
quản lý bởi hạ tầng dự án vẫn chưa hoàn chỉnh. Hệ
thống thoát nước có nơi chưa được xây dựng, có nơi
bị hư hỏng nặng, mặt cống vỡ toang, gạch, đất đá đổ
ập xuống lòng cống. Vỉa hè ở nhiều nơi cũng bong
tróc, nứt vỡ, xuống cấp nặng.
Theo Phòng Quản lý đô thị (QLĐT) TP Cẩm Phả,
qua rà soát, TP có hàng chục dự án kinh doanh nhà
chưa bàn giao hạ tầng. Trong đó, chỉ riêng phía nam
TP là khu vực lấn biển có tới tám dự án. Trong tám
dự án này, Công ty cổ phần Xây dựng và Sản xuất
Bia - Rượu - Nước giải khát có ba dự án. Ngoài dự
án khu tự xây lô N5 tại phường Cẩm Bình còn có dự
án khu dân cư tự xây phía tây bãi tắm Bến Do giai
đoạn 1 hơn 30 ha và giai đoạn 2 hơn 5 ha (phường
Cẩm Thủy).
Phòng QLĐT TP Cẩm Phả cho biết dự án khu tự
xây lô N5 chưa được bàn giao, ngoài hạ tầng chưa
đầy đủ còn do tại đây có một hộ dân tự san lấp hơn
4.000 m
2
mặt biển nằm ngoài chỉ giới dự án. TP Cẩm
Phả đang yêu cầu chủ đầu tư xử lý khúc mắc này.
Ngoài ra, Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng
Ninh có hai dự án kinh doanh nhà cũng chưa thể bàn
giao vì thiếu hạ tầng. Đó là dự án khu đô thị mới tại
phường Cẩm Thủy rộng hơn 9 ha và dự án khu dân
cư tự xây tại phường Cẩm Bình rộng hơn 6 ha. Bên
cạnh đó, các dự án khu làng công nhân Cao Sơn
rộng hơn 19 ha, dự án khu dân cư lô N4-N5 phường
Cẩm Thành rộng 7 ha, dự án khu dân cư tự xây lô
N6-N7 rộng hơn 12 ha tại phường Cẩm Bình của ba
doanh nghiệp khác cũng chưa thể bàn giao vì thiếu
hạ tầng.
Ông Lê Quang Tiến, Trưởng phòng QLĐT TP Cẩm
Phả, cho biết sau khi rà soát, đôn đốc, tới nay một
số dự án đã thực hiện khắc phục. Cụ thể, dự án làng
công nhân Cao Sơn, dự án khu dân cư lô N4-N5, dự
án khu dân cư tự xây N6-N7 và hai dự án của Công
ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đang được chủ
đầu tư xây dựng bổ sung, sửa chữa khắc phục.
Hiện TP Cẩm Phả đang đôn đốc Công ty cổ phần
Xây dựng và Sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát
thực hiện đầu tư bổ sung, sửa chữa khắc phục các
hạng mục còn thiếu tại ba dự án để bàn giao. Đối với
các dự án khác sẽ đôn đốc chủ đầu tư cố gắng hoàn
thành trong tháng 8-2020.
Theo ông Tiến, TP Cẩm Phả sẽ căn cứ vào quy
hoạch, hồ sơ thiết kế, bản vẽ đã được phê duyệt
để yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng. Trường
hợp doanh nghiệp né tránh, không đầu tư bổ sung,
khắc phục những chỗ đã xuống cấp, TP sẽ kiến nghị
UBND tỉnh Quảng Ninh có biện pháp xử lý. “Chúng
tôi sẽ kiến nghị tỉnh không cho doanh nghiệp đó tham
gia các dự án, thậm chí dừng cả những dự án mới họ
đang thực hiện” - ông Tiến nói.
ĐỖ HOÀNG
Vỉa hè dự án đô thị xuống cấp nghiêmtrọng
nên dự án chưa thể bàn giao. Ảnh: ĐỖHOÀNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook