158-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư15-7-2020
Sau đó, Sabeco thành lập Công
ty Sabeco Pearl (Sabeco góp 26%)
cùng ba nhà đầu tư khác nhằm
thực hiện dự án Sài Gòn Mê Linh
Tower rồi tuyên bố thoái vốn vào
năm 2016, gây thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng. Đến nay, Công ty
CP Đầu tư Quảng trường Mê Linh
đang đứng tên quyền sử dụng khu
đất vàng này.
Các bị can đã làm quyền sử dụng
khu đất bị dịch chuyển từ doanh
nghiệp (DN) nhà nước sang DN
tư nhân, gây hậu quả thiệt hại, thất
thoát và lãng phí tính đến thời điểm
khởi tố vụ án là 3.816 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, cựu bộ trưởng
Hoàng chỉ thừa nhận trách nhiệm
với vai trò là người đứng đầu Bộ
Công Thương. Ông Hoàng cho rằng
trách nhiệm chính thuộc về bà Hồ
Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng phụ
trách Vụ Công nghiệp nhẹ (đang
bị truy nã do bỏ trốn). Còn ông
Nguyễn Hữu Tín thừa nhận hành
vi ký quyết định cho thuê khu đất
trên là trái với quy định của pháp
luật nhưng không thừa nhận động
cơ tư lợi.
Bị chi phối về mọi mặt bởi
Bộ Công Thương
Trong kết luận điều tra, Cơ quan
CSĐT Bộ Công an cho rằng qua vụ
án này, bộ thấy có những hạn chế,
bất cập về các quy định pháp luật
trong công tác quản lý, điều hành
hoạt động các DN nhà nước. Đó là
những quy định liên quan đến mô
hình tổ chức và cơ chế thực hiện
chức năng chủ sở hữu nhà nước
của Bộ Công Thương nói riêng và
các bộ, ngành nói chung.
Theo đó, mối quan hệ giữa cơ
quan quản lý nhà nước (bộ chủ
quản) với bộ phận quản lý vốn
nhà nước tại DN có vướng mắc,
lúng túng trong việc phối hợp
giữa chức năng quản lý nhà nước
và chức năng đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại DN. Mối quan
hệ chỉ đạo, báo cáo, đề xuất giữa
lãnh đạo Bộ Công Thương với bộ
phận quản lý vốn nhà nước còn
mang nặng cơ chế hành chính xin-
cho, không bám sát vào thực tiễn
hoạt động sản xuất, kinh doanh
và bị chi phối bởi quyền lực của
lãnh đạo bộ.
Theo CQĐT, bộ phận quản lý vốn
nhà nước tại Sabeco dù trực tiếp điều
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
của công ty thông qua chức danh
quản trị, điều hành nhưng chịu sự
chỉ đạo chi phối và quyết định gần
như tuyệt đối về mọi mặt của Bộ
Công Thương. Trong khi đó, lãnh
đạo bộ và các đơn vị chuyên môn
không trực tiếp bám sát được diễn
biến tình hình hoạt động sản xuất
của Sabeco…
Cần tách chức năng quản
lý với chức năng đại diện
CQĐTcho rằng cần thiết phải tách
bạch chức năng quản lý nhà nước
với chức năng đại diện sở hữu nhà
nước, xóa bỏ cấp hành chính trung
gian phía trên can thiệp vào hoạt
động của DN…
Bên cạnh đó, cần thiết phải xem
HOÀNGYẾN
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
đưa tin, Cơ quan CSĐT Bộ
Công an vừa hoàn tất kết luận
điều tra và đề nghị truy tố các bị
can liên quan đến sai phạm trong
việc chuyển dịch quyền sử dụng
khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận
1, TP.HCM).
Ngoài cựu bộ trưởng Bộ Công
Thương Vũ Huy Hoàng, cơ quan
điều tra (CQĐT) Bộ Công an còn
đề nghị truy tố nhiều bị can khác,
trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín
(cựu phó chủ tịch UBNDTP.HCM).
Thiệt hại, thất thoát 3.816
tỉ đồng
Kết luận điều tra của Bộ Công an
nêu:Năm2008,TổngCông tySabeco
(thuộcBộCôngThương)đượcUBND
TP.HCM giao khu đất 6.080 m
2
 ở số
2-4-6 Hai Bà Trưng để triển khai dự
án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn
phòng có tênSàiGònMêLinhTower,
vốn đầu tư hơn 2.423 tỉ đồng. 
Khu đất vàng 2-4-6Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM) liên quan đến sai phạmcủa cựu bộ trưởng VũHuy Hoàng và
cựu thứ trưởngHồ Thị KimThoa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Kiến nghị
của Bộ Công
an từ vụ Vũ
Huy Hoàng
Trong kết luận điều tra vụ án liên quan
khu đất vàng 2-4-6Hai Bà Trưng (quận 1,
TP.HCM), Cơ quanCSĐTBộCông an đã
kiếnnghị về công tác quản lý, điều hành
hoạt động các doanh nghiệp nhà nước.
xét sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
các quy định của pháp luật về việc
thoái vốn của các tổng công ty, tập
đoàn (kể cả DN 100%vốn nhà nước
hoặc dưới 100% vốn nhà nước và
các công ty con, công ty cháu có vốn
đầu tư của DN nhà nước và DN có
vốn nhà nước). Qua đó phòng ngừa
việc lợi dụng các kẽ hở của pháp
luật thực hiện hành vi thâu tóm, làm
giá, gây thất thoát vốn, tài sản nhà
nước, ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế đất nước và hoạt động bình
thường của DN nhà nước.
Cạnh đó, CQĐTBộ Công an nhận
thấy hiện nay còn có sự buông lỏng
quản lý, kiểm tra, giám sát, hậu
kiểm của các cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực đất đai, công sản.
Mặt khác, các quy định pháp luật
còn nhiều kẽ hở để các cá nhân lợi
dụng, lách luật, từng bước chuyển
dịch quyền sở hữu tài sản công thành
tài sản của DN tư nhân.•
Trong vụ dịch chuyển quyền sử dụng khu đất vàng
2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đã đề nghị truy tố ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ
trưởng Bộ Công Thương và ông Phan Chí Dũng, cựu
vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), tội
vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng vụ này, CQĐT đề nghị truy tố về tội vi phạmcác
quyđịnhvềquản lýđất đai đối với cácbị can sau: Nguyễn
HữuTín (cựu phó chủ tịch UBNDTP.HCM), Đào Anh Kiệt
(cựu giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), Trương Văn Út (cựu
phó trưởng Phòng quản lý đất, Sở TN&MT TP.HCM), Lê
Văn Thanh (cựu phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM),
Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng Phòng đô thị, Văn
phòng UBND TP.HCM), Nguyễn Lan Châu (cựu chuyên
viênPhòngquản lýđất, SởTN&MTTP.HCM), LâmNguyên
Khôi (cựu phó giám đốc Sở KH&ĐT), Nguyễn Quang
Minh (cựu trưởng Phòng hạ tầng, Sở KH&ĐT TP.HCM).
Hai tội danh liên quan trong vụ đất vàng
Bộ phận quản lý vốn
nhà nước tại Sabeco dù
trực tiếp điều hành hoạt
động sản xuất, kinh
doanh nhưng chịu sự
chỉ đạo chi phối và quyết
định gần như tuyệt đối
về mọi mặt của Bộ Công
Thương.
Người đàn ông đâm chết bé trai thoát án tử
Ngày 14-7, sau thời gian nghị án kéo dài, TAND
TP.HCM đã tuyên án vụ giết người, cố ý gây thương tích
xảy ra ở khu vực cầu Chà Và (quận 8, TP.HCM) khiến
một cháu bé tử vong.
Theo tòa, các bị cáo có hành vi giết người thuộc trường
hợp giết trẻ em và có tính chất côn đồ. Trước đó, tòa từng
trả hồ sơ vụ này để làm rõ nhiều tình tiết vụ án. HĐXX
nhận định hành vi các bị cáo đủ cơ sở xác định phạm các
tội như cáo trạng truy tố.
Châu Đức Thanh (SN 1994) bị VKS đề nghị xử phạt tử
hình. Tuy nhiên, HĐXX xét hành vi của bị cáo này ban
đầu không nhằm tước đoạt sinh mạng cháu bé, không cần
thiết xử phạt mức án như VKS đề nghị.
Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt Thanh tù chung thân, Trần
Vũ Quốc Long (SN 1988) và Vũ Trần Trọng Hiếu (SN
1990) cùng mức án 27 năm tù về cả hai tội giết người, cố
ý gây thương tích. Bốn đồng phạm về hai tội trên bị phạt
mức án 17-20 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Tấn Nhiều (SN 1990) bị phạt một năm
tù về tội không tố giác tội phạm.
Tối 30-5-2017, Long đến ngã tư Hồng Bàng - Phạm
Ngọc Thạch (TP.HCM) tìm phụ nữ bán dâm. Tại đây, Long
gặp và thỏa thuận mua dâm giá 300.000 đồng với chị C.
Sau đó, Long chở chị C. đến chân cầu Chà Và (quận 8)
để “quan hệ”. Đến nơi, chị C. yêu cầu trả tiền trước nhưng
Long không đồng ý. Thấy chị C. bỏ về, Long đuổi theo bắt
quay lại nhưng chị này vùng vẫy bỏ chạy. Lúc này, thấy
nhóm anh Lâm Quốc đang ngồi ăn uống, chị C. kêu cứu.
Anh Quốc lên tiếng đuổi Long và chị C. đi chỗ khác.
Do Long cự cãi nên anh Quốc dùng cùi chỏ đánh vào mặt
khiến Long chảy máu. Bị thương, Long bỏ đi; anh Quốc
tiếp tục ăn uống cùng bạn và chơi với con trai là cháu H.
(SN 2004).
Sau đó, Long cùng nhóm bạn mang theo hung khí quay
lại trả thù. Đến khu vực ngã ba Đỗ Văn Sửu - Vạn Kiếp
(quận 5), thấy anh Quốc đang ngồi uống bia với bạn, Thanh
xông vào chém khiến anh Quốc bị thương tích 11%.
Thấy có người hành hung cha mình, cháu H. cầm ghế
đánh trả thì bị Thanh chém trúng ngực dẫn đến tử vong.
Hiếu và Long cũng chém trúng hai người khác cùng ngồi
nhậu với anh Quốc khiến bị thương tích 11% và 44%.
Gây án xong, nhóm này rời khỏi hiện trường, tìm chỗ
vứt hung khí. Sau đó, Thanh, Long, Nhiều và Hiếu đến
công an đầu thú. Những người còn lại bị bắt trong quá
trình điều tra vụ án.
HOÀNG YẾN
Tiêu điểm
Không chỉ từ vụ án này mà cuối
năm 2019, từ những vụ án tương tự,
Bộ Công an đã có công văn gửi Văn
phòng Chính phủ kiến nghị rà soát,
chấn chỉnh các quy định của pháp
luật về sắp xếp, xử lý tài sản công.
Ngày 17-1, Văn phòng Chính phủ đã
có côngvăngửi các cơquanhữuquan
yêu cầu thực hiện theo nội dung kiến
nghị này.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook