159-2020 - page 14

14
NGUYỄNDO
N
gày 14-7, Cục Quản lý
thị trường (QLTT) tỉnh
Thừa Thiên-Huế đã xử
phạt 750.000 đồng đối với
chủ quán bún O Lợi tại TP
Huế vì hành vi không niêm
yết giá. Trước đó, quán bán
m i tô bún với giá 60.000
đồng cho 120 vị khách là đoàn
công tác đến từ Quảng Trị.
Sau khi thông tin này đăng
tải đã nhận được nhiều sự
quan tâm của bạn đọc liên
quan đến việc vi phạm niêm
yết giá tại các quán ăn.
PhápLuật
TP.HCM
đã
có cuộc trao
đổi với ông
NguyễnĐức
Quang, Phó
Cục trưởng
Cục QLTT
tỉnh Thừa Thiên-Huế
(ảnh),
xoay quanh vấn đề niêm
yết giá.
Ghi giá “20k”: Lỗi
niêm yết giá không
rõ ràng
. Phóng viên:
Thưa ông,
thời gian qua Cục QLTT
Thừa Thiên-Huế đã xử phạt
bao nhiêu trường hợp tương
tự quán bún bò không niêm
yết giá vừa rồi?
+
Ông
NguyễnĐứcQuang:
Trong thời gian qua, chúng tôi
xử lý rất nhiều trường hợp vi
phạm không niêm yết giá và
niêm yết giá không rõ ràng,
cụ thể. Trong sáu tháng đầu
năm đã xử lý 307 trường hợp,
tổng số tiền vi phạm là 241
triệu đồng.
. Ông có thể giải thích như
thế nào là không niêmyết giá?
Hành vi vi phạm sẽ bị xử lý
như thế nào?
+
Theo quy định, ngoài
những mặt hàng Nhà nước
định giá nhưxăng dầu…thì tất
cả mặt hàng còn lại do doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh tự
định giá chứ cơ quan chức
năng không có quyền bắt
buộc họ niêm yết bao nhiêu
tiền cho sản phẩm đó.
Sau khi định giá, những cơ
sở kinh doanh này phải niêm
yết giá đó ở những nơi mà
người tiêu dùng dễ dàng nhìn
thấy như ghi vào các menu,
bảng giá treo trước quán…
Vi phạmvề việc này sẽ bị xử
phạt hành chính theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 12
Nghị định số 109/2013 (được
sửa đổi, bổ sung một số điều
tại Nghị định số 49/2016) với
mức xử phạt từ 500.000 đến
1 triệu đồng.
. Hiện nay, nhiều hàng quán
niêm yết giá với khách bằng
những ký tự như 20k (ý là
20.000 đồng) thì việc này có
bị coi là niêm yết giá không
rõ ràng không?
+ Chiếu theo quy định của
pháp luật thì những trường
hợp này vẫn vi phạm l i niêm
yết giá không rõ ràng, vì theo
quy định, niêm yết giá phải
ghi rõ số tiền, cụ thể như ví
dụ ở trên phải ghi là 20.000
đồng. Chúng tôi cũng gặp rất
nhiều trường hợp ví dụ cũng
20.000 đồng nhưng người ta
chỉ ghi số 20, ngoài việc xử
phạt theo quy định thì chúng
tôi còn vận động người dân
ghi làm sao theo đúng quy
chuẩn.
“Giá dao động theo
thời giá thị trường”:
Không được!
. Vậy còn một số quán sử
dụng dòng chữ“Giá dao động
theo thời giá thị trường” mà
không ghi rõmức giá; hoặc có
ghi mức giá sản phẩm nhưng
vẫn kèm thêm câu trên nhưng
giá thực tế cao hơn giá đó thì
có bị xử phạt không, phạt về
hành vi gì?
+Trường hợp này chúng tôi
gặp rất nhiều, nhiều nhất là
tại các nhà hàng, cơ sở kinh
doanh các mặt hàng hải sản
như tôm, cua, cá... vì giá thành
lên xuống hằng ngày nên hàng
quán ít niêm yết giá. Trường
hợp này cũng sẽ bị xử phạt
về l i không niêm yết giá.
Với những trường hợp này,
chủ cơ sở kinh doanh phải
niêm yết giá cụ thể cho từng
ngày. Ví dụ hôm nay món
A giá bao nhiêu thì phải ghi
mức giá đó vào một vị trí
nào đó cho khách dễ nhìn
thấy, ngày mai cũng món
A đó nhưng giá thay đổi thì
cũng phải sửa lại.
. Ở Thừa Thiên-Huế, hiện
rất nhiều hàng quán phục
vụ cho người dân, du khách
không thực hiện niêm yết giá,
việc này ít nhiều ảnh hưởng
trực tiếp đến du lịch của địa
phương. Ông cho biết trong
thời gian tới Cục QLTT có
những biện pháp nào để
giúp cải thiện việc niêm yết
giá này?
+Cách đây khoảng ba ngày,
cục đã làm một công văn chỉ
đạo cho các đội QLTT trên địa
bàn, căn cứ theo chức năng,
nhiệm vụ để tăng cường trách
nhiệmkiểm tra, nắm rõ những
hộ kinh doanh, bao gồm cả
những hàng lậu, hàng giả,
bán hàng không niêm yết giá
để xử lý.
Khoảng cuối tháng 7 này,
lãnh đạo cục sẽ đi làm việc
với tất cả các huyện và TP
Huế để tăng cường kiểm tra
hoạt động kinh doanh trên địa
bàn toàn tỉnh nhằm tạo môi
trường kinh doanh lànhmạnh,
góp phần vào việc phát triển
chung của toàn tỉnh.•
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định
của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm
lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền1-3 triệuđồngđối vớimột trong
các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1
điều này trong trường hợp vi phạm nhiều
lần; tái phạm;
b) Niêmyết giá khôngđúnggiá cụ thểhoặc
khôngnằmtrongkhunggiáhoặccaohơnm c
giá tối đa hoặc thấp hơnm c giá tối thiểu do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá…
(Trích Nghị định 49/2016 sửa đổi, bổ sung
một số đi u của Nghị định 109/2013 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý giá, phí, l phí, hóa đơn)
Bạn đọc -
ThứNăm16-7-2020
“Sau khi định giá,
những cơ sở kinh
doanh này phải niêm
yết giá đó ở những
nơi mà người tiêu
dùng dễ dàng nh n
thấy như ghi vào các
menu, bảng giá treo
trước quán…”
Ghi giá bằng “k”,
coi chừng bị phạt
Phản hồi
Sẽ đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng
đất cho thương binh
Liên quan đến việc trả hồ sơ xin miễn, giảm tiền
sử dụng đất (SDĐ) lần đầu của gia đình ông Phạm
Đình Khang (ngụ 6A đường số 33, ấp Tân Thành,
xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM), chính
quyền xã Tân Thông Hội đã có câu trả lời.
Ngày 15-7, ông Bùi Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã
Tân Thông Hội, cho biết xã đã yêu cầu gia đình ông
Khang cung cấp lại hồ sơ để xã xem xét, đề xuất
miễn, giảm cho ông theo quy định. Việc đề xuất
của xã theo hướng sẽ h trợ miễn, giảm tiền SDĐ
cho gia đình ông
Khang.
Trước đó,
ngày 25-6,
Pháp Luật
TP.HCM
có đăng bài
“Được giảm
tiền SDĐ
nhưng xã
không giải
quyết” (ảnh)
phản ánh trường hợp của gia đình ông Khang bị
xã trả hồ sơ xin miễn, giảm tiền SDĐ.
Theo ông Khang, ông tham gia kháng chiến chống
Mỹ, vợ ông là bệnh binh 2/3 với thương tật 61%.
Năm 2016, vợ chồng ông được cha mẹ cho mảnh
đất ở huyện Củ Chi. Mảnh đất ông được cho có diện
tích hơn 400 m
2
, trong đó có khoảng 230 m
2
 là đất ở
nông thôn và 170 m
2
 là đất trồng cây lâu năm.
Tháng 10-2019, gia đình ông làm thủ tục chuyển đổi
mục đích SDĐ với toàn bộ phần đất còn lại và được
cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ. Lúc này gia đình
ông không có tiền nên đã ghi nợ tiền SDĐ với số tiền
hơn 130 triệu đồng.
Sau khi được cấp giấy, ông mới biết trường hợp của
vợ ông là thương, bệnh binh thì thuộc đối tượng được
miễn, giảm tiền SDĐ  nên vợ chồng ông đã làm đơn
gửi Phòng LĐ-TB&XH huyện Củ Chi.
Phòng LĐ-TB&XH huyện hướng dẫn ông về
UBND xã Tân Thông Hội để được hướng dẫn xem
xét, giải quyết đơn xin miễn, giảm.
Sau đó, ông Khang đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng cán
bộ xã lúc thì bảo chờ, lúc thì bảo trường hợp của vợ
ông không giải quyết được. Sau một thời gian chờ
đợi, xã đã lập phiếu trả hồ sơ với lý do trường hợp
của vợ ông Khang đã nhận trợ cấp sửa nhà rồi thì
không được h trợ tiền SDĐ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết nếu gia
đình ông Khang trước đây đã được miễn tiền SDĐ thì
lần này không giải quyết là đúng. Tuy nhiên, đây là lần
đầu ông nộp hồ sơ thì phải được giải quyết miễn, giảm
tiền SDĐ theo quy định.
NGUYỄN HIỀN
Đã khắc phục thanh chắn
Báo
Pháp Luật
TP.HCM
ngày
11-7 có đăng tin
“Thanh chắn
biển báo cong
vênh sắp gãy”
phản ánh làn
đường dành cho
xe hai, ba bánh
trên đường Đặng
Văn Trơn, khu
phố 6, phường
Hiệp Hòa, TP
Biên Hòa, Đồng
Nai có trụ biển báo bị cong vênh.
Theo người dân ở khu vực này, mặc dù đã có biển
báo cấm ô tô nhưng một số xe vẫn cố tình chạy vào
nên làm cong vênh thanh chắn biển báo. Thanh chắn
biển báo có thể gãy đổ bất cứ lúc nào, gây nguy
hiểm cho người và phương tiện qua đây
(ảnh 1).
Sau khi báo đăng, cơ quan chức năng sớm khắc
phục thanh chắn này
(ảnh 2).
Mong các bác tài ô tô đừng chiếm đường để thanh
chắn không còn biến dạng.
THÁI HOÀNG
1
2
Giá tiền niêm yết tại các quán ăn bằng những ký hiệu như “k”
(ngàn), “m” (triệu) đều là vi phạm lỗi niêm yết giá không rõ ràng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên-Huế kiểmtramột cơ sở v hành vi không niêmyết giá.
Ảnh: NGUYỄNDO
Không niêm yết giá, niêm yết giá gây nhầm lẫn…
đều bị phạt
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook