159-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm16-7-2020
Dựkiến tháng8
sẽmở 6đườngbay
quốc tế
Bộ GTVT đề xuất vào đầu
tháng 8 sẽ nối lại sáu đường bay
quốc tế với nhiều nước.
Một số cửa
hàng tân
trang biển
số xe cómẫu
hình ảnh
bản đồ Việt
Namthiếu
hai quần đảo
Hoàng Sa và
Trường Sa.
Ảnh:
THYNHUNG
BộGTVT đề xuấtmở nhiều đường bay
quốc tế vào tháng 8. Ảnh: VIẾT LONG
Nhiều xe gắn bản đồ thiếu
Hoàng Sa, Trường Sa
Nhiều chủ xe gắn hình ảnh hiển thị bản đồ Việt Nam lên khung biển số xe
nhưng thiếu hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa chủ yếu là do thiếu ý thức.
THYNHUNG
B
ộ TT&TT vừa có văn bản gửi
đến các bộ Công an, Công
Thương, TN&MT, GTVT
về việc xử lý hiện tượng lưu hành
sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch
chủ quyền, biên giới quốc gia Việt
Nam (VN).
Người dân nói do
không để ý
Văn bản của Bộ TT&TT cho biết
qua theo dõi tình hình, bộ phát hiện
tình trạng có nhiều xe dán hình ảnh
bản đồ VN trên kính, thân xe và
khung biển số xe nhưng không thể
hiện đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
“Đáng lo ngại hơn, khung biển
số ô tô, mô tô, xe gắn máy thiết kế
dán sẵn hình bản đồ thiếu Hoàng
Sa, Trường Sa được sản xuất hàng
loạt và bán tự do trên thị trường
nhiều tỉnh, TP cả nước cũng như
một số sàn giao dịch điện tử như
Shopee, Lazada... Các khung biển
số này có thể dễ dàng lắp ráp vào
biển số xe do cơ quan chức năng
cấp” - văn bản của Bộ TT&TT
cho biết.
Một chủ xe Toyota Fortuner
đậu xe trên xa lộ Hà Nội (quận 2)
phân trần: “Cô nói tôi mới để ý là
không có hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa của VN, chứ bình
thường tôi không để ý. Khi mua xe,
nhân viên bán xe làm biển số và có
sẵn bản đồ này nên tôi vô tâm cứ
để vậy mà dùng”.
Một thanh niên mang biển số đi
tân trang cũng cho biết: “Tôi thấy
gắn bản đồ VN vào biển số xe rất
đẹp, thể hiện sự yêu nước nên gắn
vào thôi chứ không để ý gì cả.
Đúng là giờ tôi mới thấy mình vô
tâm quá, tôi nghĩ nhiều người cũng
không biết giống tôi”.
Trong vai một người cần làmmới
biển số xe, PV được chủ một cửa
hàng trên đường Thuận Kiều (quận
5) tư vấn gắn một số mẫu để làm
điểm nhấn như bản đồ VN, cờ VN
và nhiều nước trên thế giới.
Theo quan sát, tại cửa hàng này có
các mẫu thể hiện bản đồ VN dùng
để gắn lên khung biển số xe, trong
Phạt 40-60 triệu đồng vì nhập xe có hình lưỡi bò
Năm2019,TổngcụcHảiquanđãchủtrìtổchứcliêntiếphaicuộchọpvớiđại
diệncácbộ,ngànhgồm Côngan,Tưphap,CôngThương,VH-TT&DL,TN&MT,
GTVT,TT&TT,VKSNDTốicaovàVănphòngChínhphủnhằmđưaraphươngán
xử lý đối với đơn vị nhập khẩu xe có hình ảnh liên quan đến“đường lưỡi bò”.
Theođó,đơnvịnhậpkhẩuchiếcxenàyngoàibịtịchthuxecònbịphạttiền
40-60 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động 6-9 tháng.
Ngoài ra, đơn vị trưng bày chiếc ô tô vi phạm này bị phạt tiền 20-40 triệu
đồng do hành vi trưng bày ô tô có thiêt bi đinh vi vệ tinh cài đặt phầnmềm
ứng dụng dẫn đường sử dụng các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển,
đảo củaVN.
Bản đồ mà không có hai
quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa là thiếu hai
bộ phận cấu thành, hợp
thành lãnh thổ trên biển
của VN.
đó có nhiều mẫu thiếu hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa. Giá trọn
gói khi gắn bản đồ lên khung biển
số khoảng 300.000 đồng.
Tớimột cửa hàng khác trên đường
AnDươngVương (quận5), PVcũng
gặp trường hợp tương tự.
Cần hướng dẫn
hơn là xử phạt
TSNgô Hữu Phước, PhóTrưởng
khoa Luật quốc tế, Trưởng bộ môn
Công pháp quốc tế, Trường ĐH
Luật TP.HCM, cho rằng: Với bổn
phận và trách nhiệm của công dân
VN, khi sử dụng xe máy, ô tô mà
muốn gắn bản đồVN lên biển số xe
(không bắt buộc) thì cần ý thức được
đó phải là bản đồ chính thống, được
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Vì vậy, nếu bản đồ không có hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
là thiếu hai bộ phận cấu thành, hợp
thành lãnh thổ trên biển củaVN. Là
bổn phận của công dânVN thì phải
ý thức được điều này.
Thứ hai, tình trạng gắn bản đồ
VNmà thiếu đi hai quần đảoHoàng
Sa, Trường Sa mà người dân không
nhận thức được cũng có thể là sự
thiếu sót trong việc phổ biến, tuyên
truyền pháp luật.
Một cán bộ CSGT tại TP.HCM
cũng chia sẻ hiện nay vẫn chưa có
một văn bản hướng dẫn chi tiết về
việc xử phạt vấn đề này. Vì theo quy
định, CSGT không có thẩm quyền
dừng xe trong trường hợp phát
hiện biển số xe gắn bản đồ thiếu
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của VN. Tuy nhiên, vị này cũng
cho rằng các đơn vị chức năng nên
tuyên truyền, hướng dẫn người dân
trước tiên thay vì xử phạt.
Theo văn bản của Bộ TT&TT,
việc xử lý các hành vi nói trên căn
cứ vào Luật Biển Việt Nam năm
2012, Nghị định 72/2015 về quản
lý hoạt động thông tin đối ngoại,
Nghị định 18/2020 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực
đo đạc và bản đồ.
Khoản2Điều4 củaLuật BiểnVN
đã nêu rõ: Các cơ quan, tổ chức và
mọi công dân VN có trách nhiệm
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia trên các
vùng biển, đảo và quần đảo. Hành
vi gắn bản đồ VN trên biển số xe
mà không có hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa dễ khiến người
dân và du khách nước ngoài hình
thành ý thức sai lệch về chủ quyền
biển, đảo của nước ta.
Theo Điều 11 Nghị định 18/2020
(có hiệu lực từ 1-4-2020), phạt tiền
30-40 triệu đồng đối với hành vi
lưu hành sản phẩm đo đạc và bản
đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan
đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia
mà không thể hiện hoặc thể hiện
không đúng chủ quyền, biên giới
quốc gia.•
Hà Nội hỏa tốc giải quyết bức xúc của dân về bãi rác Nam Sơn
Công văn do Phó Chủ tịch Nguyễn Thế
Hùng ký sáng 15-7, giao từng đầu việc cho
UBND huyện Sóc Sơn và năm sở.
Cụ thể, UBND huyện Sóc Sơn giải quyết
ngay các vướng mắc về cơ chế, chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người
dân quanh khu liên hợp xử lý chất thải Sóc
Sơn (bãi rác Nam Sơn). Địa phương tiếp
tục tuyên truyền vận động, thông tin đầy
đủ về chế độ, chính sách giải phóng mặt
bằng để người dân hiểu và chấp hành.
Các sở Xây dựng, TN&MT, Tài chính,
KH&ĐT căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao chủ động phối hợp, hướng dẫn huyện
Sóc Sơn thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng theo đúng quy định, kịp thời báo cáo
UBND TP chỉ đạo giải quyết những nội
dung vượt thẩm quyền.
Công an TP Hà Nội trực tiếp chỉ đạo
công an địa phương, phối hợp với UBND
huyện Sóc Sơn bố trí lực lượng hỗ trợ, bảo
vệ việc vận chuyển rác thải vào bãi rác
Nam Sơn.
TRỌNG PHÚ
Trong văn bản vừa gửi đến Thủ
tướng Chính phủ về việc nối lại các
đường bay thương mại giữa Việt
Nam với các nước, Bộ GTVT đề xuất
mở sáu đường bay quốc tế.
Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị
Thủ tướng đồng ý chủ trương nối
lại đường bay thường lệ đến Quảng
Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn
Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài
Loan, Vientiane (Lào), Phnom Penh
(Campuchia).
Các đường bay này sẽ được thực
hiện với tần suất một chuyến/tuần đối
với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Với
kế hoạch này, Bộ GTVT dự kiến mỗi
tuần Việt Nam sẽ đón 1.500-3.000
hành khách.
Hành khách được vận chuyển trên
các chuyến này phải có visa hợp lệ,
đặc biệt phải thực hiện cách ly theo
quy định.
Bộ GTVT cho biết nếu Chính phủ
đồng ý, bộ sẽ làm việc để thống nhất
với các đối tác Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào,
Campuchia kế hoạch vận chuyển
giữa Việt Nam với các nước. “Dự
kiến đầu tháng 8 có thể nối lại các
đường bay thường lệ này…” - Bộ
GTVT cho hay.
Bộ GTVT cũng cho rằng việc thiết
lập lại đường bay quốc tế phải trên
nguyên tắc có đi có lại. Chẳng hạn,
Việt Nam muốn thiết lập chuyến bay
đến các nước cần được sự cấp phép
và phối hợp của nhà chức trách hàng
không nước sở tại.
Vì vậy, Bộ GTVT đã chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi
với các nước về kế hoạch mở lại các
đường bay. Theo đánh giá, phần lớn
các nước sẽ có phản hồi tích cực về
đề nghị mở lại đường bay của phía
Việt Nam.
Riêng đối với thị trường hàng
không Trung Quốc, Việt Nam đã tạm
dừng tất cả chuyến bay.
Để mở lại các đường bay như đề
xuất ở trên, Bộ GTVT kiến nghị Thủ
tướng giao Bộ Ngoại giao chỉ đạo các
cơ quan đại diện ngoại giao hỗ trợ
làm việc với cơ quan chức năng của
các nước, tạo thuận lợi cấp phép cho
các chuyến bay và đảm bảo đúng đối
tượng vận chuyển.
Liên quan đến vấn đề này, các hãng
hàng không Việt Nam đều khẳng
định đã sẵn sàng nhân lực để mở lại
đường bay quốc tế theo đề xuất của
Bộ GTVT.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook