165-2020 - page 13

13
Sắp có vaccine COVID-19
“made in Việt Nam”
HÀPHƯỢNG
S
áng 22-7, tại Hà Nội,
BộY tế tổ chức hội thảo
“Triển khai nghiên cứu
sản xuất, thử nghiệm lâm
sàng, cấp phép đăng ký, sử
dụng vaccine COVID-19 tại
Việt Nam”.
Tại hội thảo,GS-TSNguyễn
ThanhLong,QuyềnBộ trưởng
BộYtế, đã thông tin về những
cơ chế, chính sách và quy định
phù hợp để tạo điều kiện thúc
đẩy việc nghiên cứu sản xuất,
thửnghiệmlâmsàng cũng như
cấp phép đăng ký và sử dụng
vaccine COVID-19
trong thời
gian sớm nhất.
Rút ngắn quy trình
để có vaccine vào
năm 2021
Việt Nam đã gần 100 ngày
không có ca COVID-19 lây
lan trong cộng đồng. Trong
khi đó, đại dịch đang diễn
biến phức tạp tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Vì vậy, việc
nghiên cứu sản xuất và làm
chủ nguồn cung cấp vaccine
phòng COVID-19 trong nước
là hết sức quan trọng.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ
YtếNguyễnThanhLong,Việt
Nam đã có hệ thống quản lý
chất lượngvaccine (NRA) theo
tiêuchuẩncủaTổchứcYtếThế
giới. Do đó, nếu sản xuất thành
công vaccineCOVID-19,Việt
Namcó thể xuất khẩu vaccine,
góp phần phòng đại dịch cho
các nước trên thế giới.
Việt Nam đang kiểm soát
tốt dịch bệnh COVID-19, tuy
nhiên cách ly xã hội hay giãn
cách xã hội chỉ là biện pháp
tạm thời để hạn chế đại dịch
bùng phát. Biện pháp hiệu
quả, lâu dài nhất để thực sự
đẩy lùi dịch bệnh này là có
vaccine phòng COVID-19.
Theo ông Nguyễn Ngô
Quang, Phó Cục trưởng Cục
Khoa học Công nghệ, BộYtế,
hiện đơn vị này đang xây dựng
dự thảo đẩy nhanh quá trình
thẩm định, cấp phép đăng ký
sử dụng vaccine COVID-19.
“Cố gắng đến năm 2021 có
thể có vaccine COVID-19 của
Việt Nam” - ông Quang nói.
Để có thể nhanh chóng có
được vaccine “made in Việt
Nam” vào năm 2021, Bộ Y
tế sẽ rút ngắn thời gian các
quy trình: Nghiên cứu sản
xuất, kiểm định, thử nghiệm
lâm sàng cũng như cấp phép
lưu hành…
Cụ thể, việc theo dõi, kiểm
định sẽ được rút ngắn về hồ
sơ, thời gian và song song
tiến hành nhiều khâu. Ví dụ,
khâu thử nghiệm lâm sàng,
sau khi có kết quả giai đoạn
1 có thể chuyển sang ngay
thử nghiệm giai đoạn 2 và
tiếp tục theo dõi giai đoạn 1;
không chờ hoàn tất giai đoạn
1 như thông thường.
“Dù rút ngắn thời gian quy
trình nhưng vẫn phải đảmbảo
chất lượng của vaccine. Sản
phẩm phải có tác dụng phòng
nCoV dựa trên những bằng
chứng khoa học, tuân thủ
theo các nguyên tắc về đạo
đức trong nghiên cứu y sinh
học” - ôngQuang nhấnmạnh.
Đảm bảo an toàn
Trongcuộcchạyđuavaccine
trong nước, được biết có bốn
nhà sản xuất gồm Vabiotech,
Polyvac, Ivac, Nanogen đang
trongquá trìnhnghiêncứu, phát
triển vaccine COVID-19. Cả
bốnđơnvị nàyđềucho thấykết
quả khả quan và cố gắng thử
nghiệmlâmsàngvàocuối năm.
GS-TS Nguyễn Thanh
Long, Quyền Bộ trưởng Bộ
Có cơ sở tốt để sản xuất vaccine
Việt Nam có cơ sở để sản xuất vaccine tốt vì hiện nay Việt
Nam là một trong 42 quốc gia có thể tự sản xuất vaccine
cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng là
một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý về vaccine đạt
chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Quyền bộ trưởng yêu
cầu các vụ, cục thuộc
Bộ Y tế sớm hoàn
thiện quy định liên
quan đến cấp phép
đăng ký, sử dụng
vaccine COVID-19
tại Việt Nam trình
lãnh đạo bộ.
Đời sống xã hội -
ThứNăm23-7-2020
Việt Namđang tăng tốc và sắp đến đích trong cuộc đua sản xuất vaccine chống COVID-19
với nhiều quốc gia lớn trên thế giới.
Y tế, cho biết thêm Công ty
IVAC (đơn vị sản xuất vaccine
cúm Việt Nam) đã sử dụng
công nghệ nuôi cấy trứng gà
có phôi để sản xuất vaccine
cúm và đơn vị này đang ứng
dụng công nghệ tương tự sản
xuất vaccine COVID-19.
Hay như đơn vị sản xuất
vaccine Vabiotech đã phối
hợp với Trường ĐH Oxford
của Anh tiến hành nghiên
cứu tiền lâm sàng trên động
vật. Vaccine của họ ban đầu
đã đáp ứng miễn dịch tốt và
có kết quả hết sức khả quan.
“Chúng ta có bốn nhà sản
xuất, mỗi nhà sản xuất đi
theo một hướng khác nhau.
Chúng ta kỳ vọng có thể tự
chủ được vaccine và nhanh
Tiêu điểm
Cuộc đua trong số
163 ứng viên
Theo bà Vũ Hương, cố vấn
kỹ thuật khu vực, trung tâm
sáng kiến và tiếp cận vaccine:
Tính tới ngày 15-7, toàn cầu có
163ứngviênvaccineCOVID-19
đang được nghiên cứu, phát
triển. Trong đó, 23 vaccine
đang ở giai đoạn thử nghiệm
trênngười, còn lại 140ứngviên
đangởgiai đoạn tiền lâmsàng.
nhất có vaccine cho người
Việt Nam, đồng thời có cơ
chế đặc biệt để có thể tiếp cận
nguồn vaccine trên thế giới
nhanh nhất” - ông Long nói.
Quyền bộ trưởng cũng yêu
cầu các vụ, cục thuộc BộY tế
sớm hoàn thiện quy định liên
quan đến cấp phép đăng ký, sử
dụng vaccine COVID-19 tại
Việt Nam trình lãnh đạo bộ.
“Cần tạo điều kiện cho
các đơn vị để trong thời gian
ngắn nhất sản xuất thành công
vaccine nhưng phải đảm bảo
nguyên tắc an toàn và hiệu
quả cho người sử dụng, góp
phần vào công tác phòng,
chống đại dịch tại Việt Nam
và trên thế giới” - quyền bộ
trưởng nói.•
Các nhà nghiên cứu của Vabiotech lấymẫumáu chuột để đánh giá kháng thể đáp ứngmiễn dịch
sau tiêm. Ảnh: VIETNAMPLUS.VN
Song thai chào đời với dây rốn
xoắn lò xo, thắt nút nhiều lần
Sáng 22-7,
các bác sĩ BV
Hùng Vương
(TP.HCM)
cho biết vừa
mổ lấy thai
song sinh có
dây rốn vừa bị
thắt nút nhiều
lần, vừa xoắn
lò xo thành
một búi, trong
đó có một số
đoạn ứ máu
xung huyết do bị chèn ép. Đây là trường hợp lần đầu tiên
được ghi nhận tại BV Hùng Vương.
Trước đó, sản phụ (32 tuổi, Long An) bị đái tháo
đường mang thai lần hai tuần 32 là song thai một nhau
một ối, thai suy dinh dưỡng nặng, siêu âm thấy bất
thường về phân bổ dây rốn. Sản phụ từng có lần mang
thai trước mổ sinh do ối vỡ non. Đến ngày 20-7, sản
phụ được chỉ định phẫu thuật do phát hiện suy thai do
chèn ép rốn.
Hai bé gái cân nặng 1.070 g và 1.240 g được mổ sinh
an toàn và chuyển Khoa sơ sinh chăm sóc do non tháng.
Các bác sĩ nhận định nếu quyết định mổ sinh được đưa
ra chậm hơn, cả hai thai nhi có lẽ sẽ chết trong bụng mẹ.
Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò vận chuyển oxy
và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi đảm bảo sự sống của bé
khi còn trong bụng mẹ. Bất cứ một bất thường nào đối với
dây rốn về mặt cấu trúc giải phẫu hoặc do thai nhi xoay
chuyển trong tử cung gây cản trở quá trình này sẽ gây ảnh
hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá
trình chuyển dạ. Hậu quả xấu nhất là thai nhi có thể chết
trong bụng mẹ. Đây là sự cố thai sản rất đáng tiếc và hầu
hết là bất khả kháng.
HOÀNG LAN
TP.HCM: 1.500 cơ hội việc làm
cho sinh viên ngành y
Ngày 22-7, tại TP.HCM, Khoa điều dưỡng - kỹ thuật y
học, ĐH Y Dược TP.HCM phối hợp với 21 đơn vị tuyển
dụng, bao gồm các bệnh viện, phòng khám, công ty nhà
nước và tư nhân trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân
cận tổ chức chương trình Ngày hội việc làm lần thứ 3-2020.
Chương trình được tổ chức với mục đích hỗ trợ các đơn
vị tuyển dụng và sinh viên gặp gỡ, trao đổi nhu cầu về
tuyển dụng, việc làm trong phạm vi các khối ngành điều
dưỡng - kỹ thuật y học năm 2020.
Ngoài ra, chương trình này còn tạo điều kiện tốt để
các sinh viên nắm bắt, tìm kiếm cơ hội, khẳng định
bản thân trước nhà tuyển dụng, trước nhu cầu của thị
trường lao động.
Đàm Việt Nghĩa (sinh viên năm tư, Trường ĐH Y Dược
TP.HCM) cho biết: “Chương trình giúp chúng em hiểu rõ
hơn những thủ tục khi đi xin việc. Ngoài ra, chúng em còn
hiểu rõ hơn những thông tin có liên quan đến chứng chỉ
hành nghề, biết được bệnh viện nào đang cần nhân sự, từ
đó nộp đơn vào và cơ hội đi làm ngay sau khi ra trường là
rất lớn” - Nghĩa chia sẻ.
Ngày hội việc làm lần này đã mang đến khoảng 1.500 vị
trí tuyển dụng thuộc các khối ngành điều dưỡng, gây mê
hồi sức, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình
ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên ngành vật
lý trị liệu và kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên ngành
hoạt động trị liệu.
NGUYỄN CHÂU
Tình trạng dây rốn thắt nút nhiều lần và
xoắn lò xo thànhmột búi của hai bé song sinh.
Ảnh: BVCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook