165-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm23-7-2020
TÁ LÂM
S
áng22-7,UBNDTP.HCM
đã tổ chức hội nghị công
bố chương trình chuyển
đổi số và nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu của TP.HCM.
10 lĩnh vực trọng tâm
kinh tế số
ÔngNguyễnThành Phong,
Chủ tịchUBNDTP.HCM, cho
biết sẽ quyết liệt để sớm đưa
chương trình chuyển đổi số
vào thực tiễn.
“TP luôn ý thức trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19
tác động đến đời sống kinh
tế - xã hội thì chuyển đổi số
là cơ hội để biến nguy thành
cơ”. Theo ông Phong, yêu
cầu hiện nay là TP phải nỗ
lực nhiều hơn để đưa chuyển
đổi số trở thành nhân tố quan
trọng trong thực hiện mục
tiêu kép.
Về chính quyền số, ông
Phong cho biết TP.HCM số
hóa và tích hợp nhiều dữ liệu
để phục vụ cho người dân và
doanh nghiệp, ứng dụng trí
tuệ nhân tạo để hỗ trợ đưa ra
quyết định dựa trên dữ liệu lớn
và dữ liệu tích hợp toàn TP.
Ngoài ra, TP cũng sẽ đẩy
mạnh tích hợp kho dữ liệu
dựng kế hoạch truyền thông
về chuyển đổi số đến người
dân. Sở KH&ĐT xây dựng
danh mục các dự án chuyển
đổi số để kêu gọi đầu tư rộng
rãi trong và ngoài nước...
Người dân sẽ tiếp cận
nhiều dịch vụ mới
Phát biểu tại hội nghị, Bộ
trưởng Bộ TT&TT Nguyễn
MạnhHùng cho rằngTP.HCM
là địa phương đầu tiên ban
hành chương trình chuyển đổi
số, ngay sau khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành chương
trình chuyển đổi số quốc gia.
“Cái mới thì bao giờ cũng
rất cần những người dấn thân
đi đầu. Sựmở đầu thành công
của TP.HCM sẽ kéo theo cả
đất nước thành công” - ông
Hùng nói và mong muốn TP
phát triển doanh nghiệp công
nghệ số.
Theo ông Hùng, dựa vào
những dữ liệu đã có, kết hợp
với trí tuệ nhân tạo, chương
trình chuyển đổi số sẽ giúp
người dân tiếp cận những dịch
vụ mới tùy theo nhu cầu. Các
con đường phát triển nhanh
hơn bằng việc phát huy trí
tuệ con người, phát huy sức
mạnh của công nghệ thông
tin” - ông Nhân nói.
Theo ông Nhân, dân số
TP mỗi ngày một tăng, công
chức phải phục vụ khối lượng
công việc nhiều hơn 1,7 lần
bình quân của cả nước. Sắp
tới, muốn phục vụ tốt hơn chỉ
có con đường ứng dụng công
nghệ thông tin, các giải pháp
thông minh trên nền tảng số
hóa để tăng năng suất làmviệc.
Ông Nhân cũng cho rằng
cần có trung tâmgiới thiệu các
giải pháp thông minh của các
doanh nghiệp toàn TP.HCM
trên các lĩnh vực như cơ khí,
dệt may, giáo dục, y tế, giao
thông... “Các doanh nghiệp
có thể cho các cơ quan, ban
ngành dùng thử các giải pháp
sáng tạo 3-6 tháng không lấy
tiền. Khi nào thấy có hiệu quả
thì họ sẵn sàng bỏ ra” - ông
Nhân nói.
Về đề nghị của Bộ trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng nên chi
tiêu nhiều hơn cho chương
trình chuyển đổi số, ông
Nguyễn Thiện Nhân khẳng
định sẽ có sơ kết vì sao TP
chỉ mới chi ngân sách 0,4%
cho lĩnh vực công nghệ thông
tin, truyền thông. Từ đó, TP
mới tính toán khả năng tăng
chi ngân sách cho lĩnh vực
này vì mức chi trung bình
của các nước vào lĩnh vực
này khoảng 1% ngân sách.•
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong cho biết sẽ quyết liệt để sớmđưa chương trình
chuyển đổi số của TP vào thực tiễn. Ảnh: DH
dùng chung và hệ sinh thái
dữ liệu mở - đây là kênh
thông tin chia sẻ tài nguyên
dữ liệu giúp người dân và
doanh nghiệp sử dụng cập
nhật thông tin phục vụ đời
sống kinh doanh.
Về kinh tế số, ông Phong
cho biết TP.HCM sẽ tập trung
vào 10 lĩnh vực trọng tâm
bao gồm y tế, giáo dục, giao
thông vận tải, tài chính - ngân
hàng, du lịch, nông nghiệp,
logistics, môi trường, năng
lượng và đào tạo nhân lực.
Ngoài ra, TP sẽ tập trung
đầu tư hạ tầng viễn thông,
công nghệ thông tin, hạ tầng
Internet vạn vật, nền tảng trí
tuệ nhân tạo... làm tiền đề
phát triển chính quyền số và
kinh tế số.
Từ đó, người đứng đầu
chính quyềnTP.HCMyêu cầu
các sở/ngành, quận/huyện và
doanh nghiệp thuộc TP xây
dựng kế hoạch thực hiện
chương trình chuyển đổi số.
Cùng đó là lập danh mục các
dự án gửi Sở KH&ĐT thẩm
định, trình UBND TP để bổ
sung vào kế hoạch đầu tư
công trung hạn 2021-2025.
ÔngPhong giaoSởTT&TT
khẩn trương phối hợp với Ban
Tuyên giáo Thành ủy xây
quyết định mới sẽ được đưa
ra nhờ vào phân tích dữ liệu.
Ông Hùng cho hay Bộ
TT&TT cam kết sẽ đồng
hành, hỗ trợ TP.HCM về các
nguồn lực để thực hiện nhiều
thí điểm, chính sách trong
mục tiêu chuyển đổi. “Chuyển
đổi số thành công cần những
thay đổi về mặt thể chế, thay
đổi để chấp nhận cái mới, vì
chuyển đổi số chủ yếu liên
quan đến chuyển đổi mô hình
mới” - ông Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh
Hùng đề nghị TP.HCM nên
chi tiêu nhiều hơn cho chuyển
đổi số, chứ không chỉ nằm ở
mức 0,4%ngân sách cho công
nghệ thông tin như hiện nay.
Tính toán tăng ngân
sách cho chuyểnđổi số
Theo Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễnThiệnNhân,
TP.HCM là địa phương đầu
tiên làm đề án đô thị thông
minh và cũng là địa phương
đầu tiên công bố chương trình
chuyển đổi số. “Điều này phản
ánh nỗ lực của TP là chọn
Đếnnăm2030,kinhtếsốchiếm40%GRDP
Công bố về chương trình chuyển đổi số, Phó Chủ tịch
UBND TP Dương Anh Đức cho biết TP.HCM đặt mục tiêu
đến năm 2030 sẽ trở thành đô thị thông minh với sự đổi
mới toàn diện bộ máy chính quyền, của các doanh nghiệp
số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.
Cụ thể, đến năm 2025, tỉ lệ hồ sơ được giải quyết theo
dịch vụ công trực tuyếnmức độ 3 và 4 đạt hơn 50%; tối thiểu
90%người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết
thủ tục hành chính. Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất
lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%...
Còn đến năm 2030 sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập
khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Kinh tế số chiếm
40%GRDP, năng suất laođộnghằngnămtăng tối thiểu 9%...
TP luôn ý thức trong
bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 tác động
đến đời sống kinh
tế - xã hội thì chuyển
đổi số là cơ hội để
biến nguy thành cơ.
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong
Tạo điều kiện để tham
gia hệ thống dữ liệu
Chúng tôi mong muốn TP
hãy tạo điều kiệnmột cách tốt
nhất cho doanh nghiệp tham
gia vào hệ thống dữ liệu của
chính quyền để có thể phát
huy được hiệu quả cao nhất.
Ông
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
,
Tổng giám đốc Tập đoàn FPT
Cần có quy định về
nộp hồ sơ số
TP.HCM cần quy định rõ bất
kể công trình nào trên địa bàn
TP, cứ khi hoàn công, phải nộp
hồ sơ số (bản vẽ, hồ sơ về điện
nước, viễn thông, kết cấu hạ
tầng...) công trình đó cho cơ
quannhànướcđể cậpnhật vào
khodữ liệudùng chung củaTP.
Ông
LÂM NGUYỄN HẢI LONG
,
Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM
Họ đã nói
Ngày 22-7, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng
cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng Ban chỉ đạo trung
ương về phòng, chống thiên tai, đã dẫn đầu đoàn công tác
lên Hà Giang kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả
mưa lũ phức tạp tại địa phương và miền núi phía bắc.
Theo báo cáo của các tỉnh, tính đến ngày 22-7, mưa lớn
tại khu vực miền núi phía bắc đã làm năm người chết và ba
người bị thương. Mưa lũ cũng khiến gần 3.000 ngôi nhà ở TP
Hà Giang, sáu ngôi làng ở huyện Bắc Mê bị ngập úng và gần
100 ngôi nhà bị lũ cuốn, đất đá vùi lấp…Nhiều tuyến đường
liên thôn, liên xã, liên tỉnh bị ngập nước, có đoạn sâu đến
1,2 m. Ước tính tổng thiệt hại trên 125 tỉ đồng.
Ngoài ra, do ảnh hưởng mưa lớn nên hai nhà máy thủy
điện Thuận Hòa và Thái An bị đất, đá vùi lấp hoàn toàn
máy móc, thiệt hại ước tính khoảng 370 tỉ đồng.
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn,
phòng thủ dân sự tỉnh Hà Giang, cho biết thiệt hại do thiên
tai gây ra rất lớn, vượt khả năng cân đối ngân sách và bố
trí kinh phí của tỉnh. Do đó, tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh
trình Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống
thiên tai hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng và khôi
phục sản xuất, trong đó có hai nhà máy thủy điện.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy
văn quốc gia, lượng mưa phổ biến tại TP Hà Giang đặc
biệt to, lên tới 347 mm, đây là lượng mưa lớn nhất trong
24 giờ qua theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay.
Trung tâm dự báo từ ngày 23-7, mưa tại miền núi phía
bắc sẽ giảm dần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lớn,
mực nước các sông, suối nhỏ và thượng lưu sông Lô có
khả năng đạt mức báo động 2-3. Nguy cơ rất cao xảy ra
lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, đặc biệt tại TP Hà
Giang.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cảnh báo người
dân hạn chế di chuyển để giảm thiểu thiệt hại về người do
ngập lụt. Tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu các nhà máy thủy
điện trên sông Miện, sông Lô thực hiện nghiêm quy chế
phối hợp cung cấp thông tin vận hành đón, xả lũ để đảm
bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
AN HIỀN
TP.HCM chuyển đổi số để
phục vụ dân tốt hơn
“Nỗ lực của TP.HCM là chọn con đường phát triển nhanh hơn bằng việc phát huy trí tuệ con người,
phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin” - Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễnThiệnNhân.
Mưa lũởHàGianggây thiệt hại hơn500 tỉ đồng
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook