165-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm23-7-2020
CHÂUYẾN
T
AND Tối cao vừa ban hành
công văn (số 89/TANDTC-PC)
thông báo kết quả giải đáp trực
tuyến một số vướng mắc trong xét
xử. Trong văn bản, Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao đã giải đáp
nhiều ý kiến, phản ánh vướng mắc
trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, hành chính và dân sự.
Đáng chú ý, Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao đã giải đáp khá cụ
thể về đường lối giải quyết các vụ
án về ma túy.
“Tổ chức sử dụng” khác
với “phạm tội có tổ chức”
Từ thắc mắc của các tòa, TAND
Tối cao đã khái quát tình huống như
sau: Đối tượng có hành vi đưa ma
túy cho người khác sử dụng nhưng
không phát hiện có người chỉ huy,
phân công, điều hành đối tượng để
đưa ma túy cho người khác sử dụng.
Vậy trường hợp này có xử lý đối
tượng là người trực tiếp đã cung
cấp ma túy cho người khác về tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy hay không?
Với tình huống trên, TAND Tối
cao giải đáp: Tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy không đồng nhất
với khái niệm “phạm tội có tổ
chức”. Theo quy định tại Điều 17
của BLHS thì phạm tội có tổ chức
TAND Tối cao giải
đáp vướng mắc
về án ma túy
TANDTối cao đã giải đáp nhiều ý kiến, phản ánh
vướngmắc liên quan đến việc áp dụng pháp luật
khi giải quyết các vụ án về ma túy.
Mua bán không phải là ma túy, tội gì?
Theo TAND Tối cao, nếu theo kết luận giám định chất thu giữ không
phải là ma túy nhưng người thực hiện hành vi mua bán, trao đổi…ý thức
rằng đó là chất ma túy thì bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy
theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS, nếu không có các tình tiết định
khung tăng nặng khác.
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người
khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì sao? Tòa Tối
cao cho rằng người đó không bị truy cứu trách nhiệmhình sự về tội phạm
về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo Điều 174 BLHS nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong
cấu thành tội phạm của tội này.
Do đó, hành vi cung cấp
ma túy cho người khác
sử dụng là một trong
các hành vi “tổ chức sử
dụng trái phép chất ma
túy”. Người có hành vi
này bị xử lý theo quy
định tại Điều 255 của
BLHS.
là hình thức đồng phạm có sự câu
kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm. Người tổ chức
là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy
việc thực hiện tội phạm.
Còn tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy được hiểu là thực hiện
một trong các hành vi bố trí, sắp
xếp, điều hành con người, phương
tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương
tiện, dụng cụ…để thực hiện việc sử
dụng trái phép chất ma túy.
Trong tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy cũng có đồng
phạm nhưng đồng phạm ở đây được
hiểu là thực hiện theo sự chỉ huy,
phân công điều hành (không có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm, không
bắt buộc phải có sự phân công, chỉ
đạo, điều hành chặt chẽ trong các
đồng phạm).
Do đó, hành vi cung cấp ma túy
cho người khác sử dụng là một trong
các hành vi “tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy”. Người có hành
vi này bị xử lý theo quy định tại
Điều 255 của BLHS.
Rủ nhau sử dụng ma túy
là “rủ rê, dụ dỗ”
Với câu hỏi “Trường hợp rủ nhau
sử dụng trái phép chất ma túy thì có
được xác định là rủ rê, dụ dỗ người
khác sử dụng trái phép chất ma túy
để xử lý hình sự theo quy định tại
Điều 258 của BLHS hay không?”,
TAND Tối cao giải đáp như sau:
Khoản 1 Điều 258 của BLHS quy
định người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi
giục hoặc bằng các thủ đoạn khác
nhằm lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy thì bị phạt tù
từ một năm đến năm năm.
Như vậy, người có hành vi dụ dỗ,
khêu gợi sự ham muốn của người
khác để họ sử dụng trái phép chất ma
túy với mình thì thuộc trường hợp
quy định tại Điều 258 của BLHS.
Tuy nhiên, đối với trường hợp các
con nghiện cùng nhau góp tiền, cùng
nhau sử dụng ma túy thì không xác
định là rủ rê, lôi kéo người khác sử
dụng ma túy theo quy định tại Điều
258 của BLHS.
Ngoài ra, tình tiết “đối với hai
người trở lên” (quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 251 BLHS - tội
mua bán trái phép chất ma túy)
được hiểu là trong một lần phạm
tội với hai người trở lên hay bao
gồm cả phạm tội từ hai lần trở lên
nhưng mỗi lần là một người khác
nhau? Tòa Tối cao giải đáp: Tình
tiết “đối với hai người trở lên” quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 251
BLHS được hiểu là trong một lần
phạm tội, người phạm tội đã mua
bán trái phép chất ma túy đối với
từ hai người trở lên.
Đủ yếu tố cấu thành
hai tội thì xử hai tội
Trong thực tiễn xét xử, các tòa
cũng thường gặp tình huống đối
tượng bị bắt quả tang bán ma túy,
sau đó qua điều tra thu được một
lượng ma túy khác mà đối tượng
này cất giấu trong nhà, đối tượng
khai vừa để sử dụng vừa để bán.
Vậy xử lý đối tượng này về tội
mua bán trái phép chất ma túy hay
tội tàng trữ trái phép chất ma túy?
Về vấn đề này, TAND Tối cao
giải đáp: Trường hợp này phải
căn cứ vào hành vi và ý thức chủ
quan của người phạm tội để xem
xét trách nhiệm hình sự. Nếu các
hành vi đủ yếu tố cấu thành của hai
tội thì xem xét xử lý cả về hai tội
theo quy định của BLHS.
Trường hợp bắt được đối tượng
mua bán trái phép chất ma túy,
sau đó đối tượng khai có tàng trữ
trái phép chất ma túy ở nhà để sử
dụng thì xem xét xử lý đối tượng
này về tội mua bán trái phép chất
ma túy và tội tàng trữ trái phép
chất ma túy.
Trường hợp bắt được đối tượng
mua bán trái phép ma túy, sau đó
đối tượng tiếp tục khai còn tàng trữ
ma túy trái phép ở nhà để mua bán
thì cộng tổng khối lượng ma túy để
xử lý về tội mua bán trái phép chất
ma túy theo quy định của BLHS.•
Sau khi Bộ Tư pháp có công văn trao đổi với TAND
Tối cao, đồng thời đề xuất hướng ra cho vụ việc bí thủ tục
chuyển con nuôi mà báo
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần
phản ánh, TAND quận 4 đã nhận đơn yêu cầu của đương sự
và sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Cụ thể, sáng 20-7, vợ chồng anh NNĐ (ngụ quận 4) đến
TAND quận này để nộp lại đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi
con nuôi. Trao đổi với PV sáng 21-7, không giấu được xúc
động, anh Đ. nói: “Ngày cháu Q. được là thành viên chính
Diễn tiếnmới vụđứa trẻ 2 lầnbị bỏ rơi
TAND quận 4 (TP.HCM) đã tiếp nhận đơn để giải quyết vụ việc đứa trẻ hai lần bị bỏ rơi mà trước đây tòa này từng từ chối thụ lý.
Cha nuôi
của cháu
Q. (đang
ômcháu)
và gia
đình chị
Thông.
Ảnh: MC
thức của gia đình chị Thông sắp đến rồi, con sắp có một
tương lai tốt đẹp hơn!”.
Cùng chung niềm vui, vợ chồng chị Đào Thị Thông
(cùng ngụ quận 4) cho biết đã theo vợ chồng anh Đ. đến tòa
án nộp đơn. Chồng chị Thông nói: “Có thể ngày tôi cầm
trên tay giấy khai sinh do vợ chồng tôi đứng tên là cha mẹ
của cháu Q. còn phải chờ đợi nhưng tòa thụ lý vụ việc là
gia đình tôi quá mừng rồi. Cháu sắp vào lớp 1, mong tòa
giải quyết sớm vì vụ việc đã kéo dài quá lâu”.
Ngày 2-5-2015, chị PTH (ngụ quận 4) sinh một bé trai
tại BV Từ Dũ và đặt tên là NNĐQ (không rõ cha ruột). Vì
không có điều kiện nuôi con nên chị H. đã cho cháu Q. để
vợ chồng anh Đ. (không có con) nhận làm con nuôi. Cháu
Q. được cấp giấy khai sinh với phần cha, mẹ đứng tên trên
giấy là vợ chồng anh Đ.
Năm 2017, vợ chồng anh Đ. ly hôn, vợ anh Đ. đi làm ăn
xa, còn anh Đ. thì bị nhiễm HIV/AIDS. Cả hai không còn
khả năng nuôi dưỡng cháu Q. và không liên lạc được với
mẹ ruột của cháu bé. Ngày 10-6-2018, anh Đ. viết giấy tay
để vợ chồng chị Thông nuôi dưỡng cháu. Sau đó, vợ chồng
anh Đ. có đơn gửi TAND quận 4 yêu cầu chấm dứt việc
nuôi con nuôi để tạo điều kiện cho vợ chồng chị Thông
đăng ký giấy khai sinh mới cho cháu Q. do vợ chồng chị
đứng tên làm cha mẹ.
Tuy nhiên, TAND quận 4 thông báo trả lại đơn do đơn
yêu cầu giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp khác theo
quy định của pháp luật. Như vậy, vợ chồng anh Đ. không
thể chấm dứt việc nuôi con nuôi và vợ chồng chị Thông
cũng không thể làm thủ tục nhận nuôi cháu Q.
Sau nhiều lần
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh, Cục Con
nuôi (Bộ Tư pháp) đã đứng ra làm đầu mối và trao đổi với
TAND Tối cao về đường hướng giải quyết vụ việc trên.
Theo Bộ Tư pháp, cần vận dụng Công ước Quyền trẻ em
năm 1989 mà Việt Nam là thành viên cũng như Luật Trẻ
em để cho phép vợ chồng anh Đ. chấm dứt việc nuôi con
nuôi, tạo điều kiện cho cháu Q. có cha mẹ nuôi mới.
Với động thái mới nhất của TAND quận 4, chúng ta có
quyền hy vọng gia đình chị Thông sẽ sớm được nhận cháu
Q. làm con nuôi chính thức, đúng luật và cháu Q. sẽ không
bị bỏ rơi thêm một lần nào nữa.
HOATHI
Các thanh đá được xếp thành khối và bên trong được tạo lỗ trống chứama túy tại kho ở quận
ThủĐức để chuẩn bị xuất sangHànQuốc. Ảnh: Tự Sang - CA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook