165-2020 - page 9

9
Ngày 22-7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn
đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020
do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương
(KTTƯ) tổ chức.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông
Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban KTTƯ,
cho biết Đảng, Nhà nước đã có nhiều
chủ trương và chính sách phát triển năng
lượng. Điển hình là Kết luận số 26 của Bộ
Chính trị khóa IX, Nghị quyết số 18 của
Bộ Chính trị khóa X về quy hoạch, định
hướng, chiến lược phát triển năng lượng
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
Theo ông Bình, sau thời gian triển khai,
dù cơ bản giải quyết được nhu cầu năng
lượng trước mắt nhưng mục tiêu an ninh
năng lượng quốc gia vẫn còn nhiều thách
thức. Các nguồn cung trong nước không
đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu ngày
càng nhiều. Nhiều dự án điện bị chậm so
với quy hoạch, kế hoạch…
Ông Bình cũng đánh giá thị trường năng
lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ,
thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa
phát điện với truyền tải điện. Độc quyền
Nhà nước còn cao. Chính sách giá năng
lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp
với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với
chính sách an sinh xã hội.
Vì vậy, từ tổng kết của Chính phủ, hồi
đầu năm, Ban KTTƯ đã tham mưu Bộ
Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/
TW về định hướng chiến lược phát triển
năng lượng quốc gia của Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng cho biết để triển khai nghị quyết của
Đảng, Chính phủ đang tập trung vào bốn
nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, tập trung chỉ đạo hoàn thiện
thể chế, cụ thể là sẽ sửa đổi, bổ sung Luật
Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng mới
Luật Năng lượng tái tạo. Đồng thời, hoàn
thiện các văn bản dưới luật để khắc phục
những tồn tại, bất cập trong hoạt động của
ngành năng lượng hiện nay.
Thứ hai, cần khẩn trương xây dựng
chiến lược phát triển ngành năng lượng và
chiến lược phát triển các phân ngành điện
và than giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2045. Đồng thời, nghiên cứu, xây
dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài
hạn, chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia.
Thứ ba, tập trung xây dựng quy hoạch
tổng thể năng lượng quốc gia, quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch hạ
tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt
quốc gia.
Thứ tư, xây dựng và sớm hoàn thiện đề
án phát triển thị trường năng lượng cạnh
tranh đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Trong
đó, sớm đưa thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh vào thí điểm năm 2022, phấn đấu có
thị trường hoàn chỉnh từ năm 2023 và vận
hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ tại
các phân khúc thị trường than giai đoạn
2026-2030…
Còn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay
bộ trưởng Công Thương đã trình Chính
phủ để sớm ban hành chương trình hành
động của Chính phủ, làm cơ sở để xây
dựng những kế hoạch hành động triển khai
thực hiện nghị quyết.
Dự kiến chương trình hành động này sẽ
được ban hành trong tháng 7. “Có thể nói
đây là các đề án có tính nền tảng, tạo tiền
đề thúc đẩy phát triển năng lượng, điện lực
Việt Nam trong thời gian tới” - Bộ trưởng
Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
AN AN
nhiều dự án
Sở GTVT TP.HCM cho biết đã tổ chức
họp với Sở GTVT tỉnh Long An xây dựng
kế hoạch rà soát kết nối giao thông giữa hai
địa phương.
Nghiên cứu các dự án là
rất cần thiết
Theo Sở GTVT TP.HCM, sau cuộc họp,
sở đã chủ động rà soát, dự thảo báo cáo chi
tiết hiện trạng, quy hoạch, phương án đề
xuất đối với từng vị trí kết nối giữa hai địa
phương. Đồng thời, sở cũng lấy ý kiến góp
ý của Sở GTVT tỉnh Long An.
Theo đó, sẽ có bảy công trình kết nối giữa
hai địa phương, gồm: Đường Nguyễn Văn
Bứa, đường mở mới Tây Bắc, đường Võ
Văn Kiệt nối dài, quốc lộ 50 đi qua huyện
Bình Chánh, đường Lê Văn Lương và Long
Hậu (huyện Nhà Bè), đường song song
quốc lộ 50.
Sở GTVT TP cũng cho biết hiện nay các
công trình kết nối giữa TP.HCM với Long
An tại khu vực phía tây TP là rất ít. Do đó,
việc nghiên cứu các dự án kết nối với Long
An ở khu vực này là rất cần thiết.
Cụ thể, đường song song quốc lộ 50,
huyện Bình Chánh kết nối với đường Trục
Động Lực, huyện Cần Giuộc (trục kết nối
này đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận). Hiện cả TP.HCM và tỉnh
Long An đều đang kêu gọi đầu tư dự án
trong giai đoạn 2021-2025.
Theo Sở GTVT TP, đây là trục kết nối
quan trọng giữa TP.HCM và hai tỉnh Long
An, Tiền Giang, tạo động lực phát triển kinh
tế mạnh mẽ cho các địa phương.
Vì vậy, TP.HCM và tỉnh Long An cần tập
trung nguồn lực để đầu tư xây dựng trong
giai đoạn 2021-2025.
Về đường Võ Văn Kiệt nối dài (huyện
Bình Chánh) kết nối với KCN Hải Sơn -
Tân Đô (huyện Đức Hòa, Long An), phía
Long An đã có đường kết nối hiện hữu nên
TP.HCM sẽ bổ sung quy hoạch từ vành đai
3 đến ranh Long An.
Sở GTVT hai địa phương đều đồng tình
đường vành đai 3 là trục rất quan trọng
mang tính chiến lược kết nối giao thông và
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Do đó, hai địa phương thống nhất sự cần
thiết đầu tư và cấp bách thực hiện khép kín
đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021-
2025.
Sở GTVT TP cho hay đã kiến nghị Bộ
GTVT nghiên cứu các phương án đầu tư
phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận đầu tư, triển khai và hoàn thành
dự án trong giai đoạn 2021-2025.
Tương tự, dự án nâng cấp đường Quy
Đức kết nối giữa Long An và TP.HCM đã
được UBND huyện Bình Chánh duyệt với
quy mô mở rộng 9 m. Trong khi tỉnh Long
An vẫn đang kêu gọi đầu tư dự án này trong
giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Sở GTVT TP.HCM đề nghị tỉnh
Long An xem xét đầu tư đảm bảo kết nối
giao thông đồng bộ với quy mô TP.HCM đã
đầu tư.
Tại khu vực Bình Chánh - Bến Lức (Long
An) có dự án kết nối là đường Mai Bá
Hương (Thanh Niên). UBND huyện Bình
Chánh đã phê duyệt dự án xây dựng đường
này nối từ cầu Kênh Xáng Ngang đến ranh
Long An rộng 9 m và dự án xây dựng cầu
Bà Lạt để kết nối đường Lương Hòa (huyện
Bình Chánh).
Về phía tỉnh Long An, các đơn vị đang
kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Ưu tiên các dự án cấp thiết
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở
GTVT tỉnh Long An, cho biết thực trạng
giao thông kết nối như hiện nay là chưa thể
đáp ứng được nhu cầu phát triển giữa Long
An và TP.HCM.
Trước thực trạng giao thông như hiện
nay, cần có các công trình giao thông kết
nối nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông
cũng như giao thông được thông suốt giữa
TP.HCM và Long An. Từ đó, tạo điều kiện
cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh
tế - xã hội cho cả hai địa phương.
Ngoài ra, theo ông Trung, việc đầu tư hàng
loạt công trình kết nối giữa TP.HCM và Long
An sẽ góp phần tăng khả năng thông xe và thu
hút các nhà đầu tư về cho cả hai địa phương.
Do vậy, Sở GTVT tỉnh Long An sẽ mở rộng
các tuyến đường có sẵn cũng như mở các
tuyến đường kết nối giữa TP.HCM và
Long An.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn
vốn và công tác giải phóng mặt bằng vì giá
đất hiện nay đang rất cao. Sở GTVT tỉnh
Long An sẽ cân nhắc, phân bổ nguồn lực
để ưu tiên các dự án cấp thiết. Trong đó,
có bảy dự án cấp thiết cần ưu tiên đầu tư
mà Sở GTVT tỉnh Long An và TP.HCM đã
thống nhất.
ĐÀO TRANG
7điểmkết nối giữaTP.HCMvàLongAn
Quốc lộ 1A
(đoạn qua
huyện Bình
Chánh
giáp Long
An) thường
xuyên kẹt
xe vào giờ
cao điểm.
Ảnh:
THUTRINH
Diễn đàn cấp caoNăng lượng Việt Nam2020 diễn ra ngày 22-7 tại HàNội. Ảnh: ANAN
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN)
vừa có văn bản khuyến cáo lần thứ nhất
đối với Pacific Airlines về việc thực hiện
không đầy đủ trách nhiệm của hãng
hàng không.
Theo đó, nhà chức trách hàng không
yêu cầu hãng Pacific Airlines tổ chức
kiểm điểm rút kinh nghiệm và xử lý kỷ
luật phù hợp với các cá nhân để xảy ra
việc mở bán vé chuyến bay BL245 Hà
Nội - Đà Lạt vượt quá số ghế trên
máy bay.
Cục HKVN cũng yêu cầu Pacific
Airlines rà soát lại hệ thống bán vé, đặt
giữ chỗ của hãng, quy trình kiểm tra
thông tin cho hành khách..., không để xảy
ra trường hợp tương tự. Cạnh đó, phải xin
lỗi hành khách và bồi thường theo đúng
quy định.
Liên quan đến sự việc này, Cục
HKVN cũng vừa có văn bản gửi các hãng
trong nước yêu cầu không mở bán vé quá
số ghế trên máy bay.
Theo đó, Cục Hàng không giao Cảng
vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam
thực hiện giám sát, phát hiện các trường
hợp hành khách mua vé nhưng bị từ chối
vận chuyển vì lý do mở bán vé vượt số
ghế trên máy bay, báo cáo cục để kịp thời
xử lý.
Cơ quan này giao Phòng Vận tải hàng
không giám sát tình hình mở bán vé
của các hãng hàng không, nếu phát hiện
sai phạm yêu cầu không cấp phép tăng
chuyến cho đường bay mở bán.
Được biết thời gian qua có hiện tượng
hành khách đã mua vé nhưng bị từ chối
vận chuyển do chuyến bay mở bán quá số
ghế trên máy bay, gây bức xúc cho hành
khách.
VIẾT LONG
1 hãng hàng không bị kiểm điểm vì bán vé vượt số ghế
Năm2022, thí điểmthị trườngbán lẻ
điện cạnh tranh
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook