171-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm30-7-2020
ĐỨCMINH
N
gày 29-7, Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Mai Tiến
Dũng chủ trì cuộc họp với
các bộ và đơn vị liên quan về
việc chuẩn bị tích hợp dịch
vụ đăng ký ô tô, xe máy trực
tuyến trên cổng dịch vụ công
quốc gia (DVCQG).
Thí điểm từ ngày 15-8
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
cho hay dự kiến ngày 15-8,
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc
sẽ dự lễ khai trương Hệ thống
thông tin báo cáo quốc gia và
Trung tâm thông tin, chỉ đạo
điều hành của Chính phủ.
Theo đó, các báo cáo tháng,
quý, sáu tháng... thay vì gửi
văn bản giấy và cập nhật theo
thời gian sẽ được cập nhật tự
động trên hệ thống và trung
tâm này.
Tại lễ khai trương, thêm
nhiều dịch vụ công sẽ được
công bố tích hợp trên cổng
DVCQG.
Đáng chú ý là dịch vụ công
thứ 1.000 về đăng ký ô tô, xe
máy trực tuyến sẽ được công
bố và demo trải nghiệm trên
thực tế. Người dân, doanh
nghiệp có thể đăng ký ô tô,
xe máy, nộp thuế trước bạ...
không phụ thuộc thời gian và
địa giới hành chính.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
cho rằng dịch vụ công trực
tuyến đăng ký ô tô, xe máy
là dịch vụ rất quan trọng và
khó do lần đầu tiên triển khai
triển khai thực hiện cấp đăng
ký, biển số xe điện tử như:
Cơ quan thuế về chứng từ
nộp lệ phí trước bạ; cơ quan
đăng kiểm về thông tin xe và
phiếu kiểm tra chất lượng xuất
xưởng; cơ quan hải quan về
tờ khai nguồn gốc xe... Đồng
thời trao đổi về việc tái cấu
trúc quy trình để bảo đảm tạo
thuận lợi, cắt giảm, đơn giản
hóa thủ tụchànhchính (TTHC)
cho người dân, doanh nghiệp.
Phối hợp chặt với
ba nhà sản xuất,
lắp ráp ô tô
Cục Kiểm soát TTHC cũng
đề xuất từ ngày 15-8 triển
khai thực hiện thí điểm cấp
đăng ký, biển số xe điện tử
đối với ô tô sản xuất, lắp ráp
trong nước tại TP Hà Nội và
TP.HCM. Từ tháng 11-2020,
Thông tư 58 về quy trình
quản lý xe sẽ có hiệu lực từ
ngày 1-8. Đây là cơ sở pháp
lý để công nhận, sử dụng hồ
sơ điện tử đã được ký số của
cơ quan, đơn vị như chứng từ
lệ phí trước bạ, phiếu kiểm
tra chất lượng xuất xưởng,
hóa đơn bán hàng…
Liên quan đến cơ chế, nội
dung thông tin, dữ liệu cần chia
sẻ giữa các bên để triển khai
thực hiện dịch vụ cấp đăng
ký, biển số xe điện tử thông
suốt, hiệu quả, Cục CSGT
đã phối hợp với các đơn vị
để đánh giá, thống nhất, xây
dựng trường dữ liệu thông
tin dùng chung, cung cấp 13
trường thông tin đối với ô tô
sản xuất, lắp ráp trong nước.
Riêng đối với việc bấm
biển số tự động với mục tiêu
để người dân không phải đến
cơ quan bấm số, do tính chất
bảo mật, hiện các đơn vị đang
phối hợp nghiên cứu cách thức
phù hợp đáp ứng nguyện vọng
người dân.Việc nghiên cứu trả
biển số qua bưu chính công ích
cũng đang được các cơ quan
phối hợp để triển khai cụ thể.
Kếtluậncuộchọp,Bộtrưởng
Mai Tiến Dũng đề nghị các
bộ, cơ quan liên quan cùng
ba nhà sản xuất, lắp ráp ô tô
trong nước là Hyundai Thành
Công, Thaco, VinFast tiếp tục
phối hợp chặt chẽ để từ ngày
15-8 có thể tích hợp dịch vụ
công thứ 1.000 về đăng ký
ô tô, xe máy trực tuyến trên
cổng DVCQG; thực hiện thí
điểm cấp đăng ký, biển số xe
điện tử đối với ô tô sản xuất,
lắp ráp trong nước tại TP Hà
Nội và TP.HCM.•
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủMai TiếnDũng chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP
“Trong hơn 30 năm vừa rồi, những thay đổi chúng ta
được nhận thấy bằng máu thịt là sự chuyển đổi qua kinh tế
thị trường (KTTT)”. TS Đinh Quang Tỵ, Hội đồng Lý luận
Trung ương mở đầu phát biểu của mình tại Tọa đàm đối
thoại chính sách về thể chế KTTT Việt Nam ngày 29-7.
Tọa đàm do ĐH Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban
Kinh tế Trung ương và một số cơ quan quốc tế tổ chức.
TS Tỵ nói: “Nếu chuyển đổi càng khoa học, triệt để,
chấp nhận những giá trị phổ quát của KTTT nhân loại thì
đất nước ngày càng phát triển”. Từ đó, ông Tỵ đề nghị ĐH
Kinh tế Quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương kiến nghị
với Đảng cho tổng kết KTTT của Việt Nam cho đến tháng
7-2020 theo đúng tinh thần kêu gọi góp ý của Tổng bí thư.
“Chúng ta chưa bỏ được KTTT định hướng XHCN đâu
nhưng nên minh họa nó như thế nào. Đó chính là đóng
góp của các nhà khoa học” - TS Tỵ nói.
GS Hoàng Đức Thân, ĐH Kinh tế Quốc dân, cho hay:
Các nhà khoa học của Trung Quốc đưa ra 16 định nghĩa
khác nhau về KTTT, 24 mô hình khác nhau của KTTT nên
Việt Nam cần có con đường riêng.
“Với tư cách một nhà khoa học, tôi khẳng định chỉ có
một KTTT duy nhất vận động theo quy luật khách quan
của nó. Nó chỉ là phương tiện để hướng tới các mục đích
tốt đẹp” - GS Thân nói.
TS Nguyễn Đình Cung nhận định rằng: Dù là KTTT
định hướng XHCN thì cũng phải dựa trên cơ sở nền kinh
tế có đầy đủ đặc trưng của KTTT hiện đại.
Trong KTTT hiện đại, nhà nước và thị trường không
thể tách rời, nhà nước và thị trường thực hiện hợp lý vai
trò và chức năng của mình, kết hợp và bổ sung cho nhau
hướng đến một thị trường hoàn hảo. Đặc trưng chủ yếu
nền KTTT hiện đại là có chế độ sở hữu tài sản và quyền
sở hữu tài sản rõ ràng, minh định, tự do kinh doanh, cạnh
tranh công bằng và có trật tự.
Theo TS Cung, sau hơn 30 năm đổi mới, con đường
chuyển sang KTTT của Việt Nam vẫn còn dang dở. Để
đánh giá về mức độ tự do hóa kinh tế và KTTT cần đánh
giá cả trên yếu tố mức độ phát triển thị trường của nền
kinh tế và cả hiệu lực chính phủ. Nếu hai chỉ tiêu này đều
tốt thì nền KTTT của chúng ta được coi là nền KTTT tốt.
“Nhưng đáng tiếc rằng cả vai trò nhà nước, cả vai trò thị
trường đều rất kém. Cả hai chỉ số hiệu lực của chính phủ
và mức độ phát triển thị trường của chúng ta nằm ở tốp
dưới” - TS Cung nói.
TS Lê Đăng Doanh nói hiện có khoảng 90 nước công
nhận Việt Nam là KTTT nhưng Mỹ và EU vẫn chưa công
nhận. Nếu Việt Nam được công nhận là nước KTTT thì
sẽ có nhiều lợi thế về xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ…
“Sắp tới, cần nỗ lực và kiên trì chuyển sang KTTT và cải
thiện chỉ số tự do kinh tế” - ông Doanh nói.
Còn bà Phạm Chi Lan thì cho rằng thể chế KTTT của
Việt Nam còn nhiều vấn đề. Theo bà, sau 30 năm đổi
mới, muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao
cần một cuộc cải cách lần thứ hai thay cho những cải
cách trên giấy tờ.
“Đây là khát vọng chính đáng, hiện Việt Nam có
nguồn lực để thực hiện khát vọng này nhưng cần phân
bổ lại các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả thì kết
quả sẽ khác hơn” - bà Chi Lan kết phần phát biểu chưa
đầy 5 phút của mình.
“Nền KTTT không giải quyết được tất cả vấn đề
nhưng nếu không có KTTT thì chúng ta thất bại! Phải
tìm được khâu đột phá vì không có khâu đột phá thì
chúng ta cứ mãi loay hoay” - TS Nguyễn Đình Cung kết
luận bài phát biểu.
CHÂN LUẬN
và phải cấu trúc lại quy trình.
Tuy nhiên, bộ trưởng nhấn
mạnh dịch vụ công này được
vận hành chính là sản phẩm
thay đổi tư duy, cách quản
lý, là hành động cụ thể phục
vụ người dân, doanh nghiệp
theo đúng tinh thần chỉ đạo
của Thủ tướng.
Báo cáo tại cuộc họp, Cục
trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính (Văn phòngChính
phủ) Ngô Hải Phan cho hay
Cục CSGT đề nghị triển khai
thí điểm đối với ô tô sản xuất,
lắp ráp trong nước tại TP Hà
Nội và TP.HCM.
Trên cơ sở thực hiện thí
điểm sẽ mở rộng ra toàn quốc
và áp dụng với các loại xe
sản xuất, lắp ráp trong nước,
nhập khẩu chưa qua sử dụng.
Các cơ quan liên quan đã
trao đổi, chia sẻ thông tin để
triển khai toàn quốc thực hiện
cấp đăng ký, biển số xe đối
với xe sản xuất, lắp ráp trong
nước và xe nhập khẩu chưa
qua sử dụng.
Cục này cũng đề nghị Cục
CSGT, Cục Đăng kiểm, Tổng
cục Thuế hoàn thành các giải
pháp kỹ thuật để thực hiện
tích hợp, chia sẻ thông tin,
dữ liệu phục vụ cấp đăng
ký, biển số xe điện tử. Cục
CSGT xây dựng, hoàn thiện
hệ thống đăng ký xe để triển
khai dịch vụ công trực tuyến
(tại Hà Nội, TP.HCM)…
Thiếu tướng Lê Xuân Đức,
Phó Cục trưởng Cục CSGT
đường bộ, khẳng định đơn vị
này đã có kế hoạch, chương
trình cụ thể để phối hợp với
các cơ quan triển khai dịch
vụ công này.
Ông Đức cũng cho hay
Việc bấm biển số
tự động, các đơn
vị đang phối hợp
nghiên cứu cách
thức phù hợp đáp
ứng nguyện vọng
người dân và phối
hợp với các cơ quan
để trả biển số qua
bưu chính công ích.
Hà Nội, TP.HCM sẽ đăng ký ô tô,
xe máy trực tuyến
Sau khi thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM, đến tháng 11-2020 sẽ cấp đăng ký, biển số với xe sản xuất, lắp ráp
trong nước và xe nhập khẩu chưa qua sử dụng trên toàn quốc.
Cần tổngkết về kinh tế thị trườngởViệtNam
Mỗi ngày xử lý gần 3.500 hồ sơ
trực tuyến
Theo báo cáo của Cục Kiểm soát TTHC, tính đến ngày
28-7, đã có 875 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến
trên cổng DVCQG; hơn 204.000 tài khoản đăng ký; hơn 53
triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ;
hơn 12,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu,
theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính.
Cạnh đó, có hơn 226.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ
cổng DVCQG (tăng hơn 75.000 hồ sơ so với tháng trước);
trung bình mỗi ngày tiếp nhận, xử lý gần 3.500 hồ sơ trực
tuyến trên cổng DVCQG.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook