171-2020 - page 16

16
Họ đã nói
Quốc tế -
ThứNăm30-7-2020
Phát biểu trong buổi thảo luận trực tuyến do tổ
chức nghiên cứuAtlantic Council (Mỹ) chủ trì ngày
28-7, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng
định ông kỳ vọng quan hệ Mỹ - Trung sẽ cải thiện
sau khi kỳ bầu cử Mỹ kết thúc, theo tờ
South China
Morning Post
.
Nhà lãnh đạo này thừa nhận cả hai đảng Dân
chủ và Cộng hòa hiện đều cùng chung quan điểm
tiêu cực về sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ), một
sự đồng thuận mà ông Lý nhận xét là chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử.
Do đó, Thủ tướng Singapore cho hay toàn châu
Á đang kỳ vọng chính quyền tổng thống nhiệm
kỳ sau sẽ đề ra được một chính sách ngoại giao ổn
định cho khu vực này.
“Xin tổng thống Mỹ hãy giữ sự đồng thuận như
vậy để đảm bảo quan hệ giữa Mỹ và châu Á được
ổn định. Đừng chỉ làm những việc có lợi cho nhiệm
kỳ của mình, hãy kiến tạo những chính sách có thể
tồn tại lâu dài mà người khác có thể dựa vào nó để
lên kế hoạch” - Thủ tướng Lý Hiển Long nêu rõ.
Theo ông Lý, chiến lược tái cân bằng châu Á
dưới cựu tổng thống Barack Obama từng được
rất nhiều quốc gia khu vực này ủng hộ. Ông từng
kỳ vọng chiến lược này sẽ trở thành xương sống
cho chính sách ngoại giao châu Á của Mỹ về sau.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump lên nắm
quyền, dù nhà lãnh đạo này vẫn nhấn mạnh tầm
quan trọng chiến lược của châu Á nhưng cách tiếp
cận của ông lại không gây được tiếng vang như ông
Obama. Điểm khác biệt lớn nhất là dưới thời Tổng
thống Trump, những quốc gia được Mỹ bảo đảm
về an ninh phải có trách nhiệm cùngWashington
san sẻ gánh nặng về chi phí cho công bằng. Trong
khi đó, Tổng thống Obama coi số tiền này là một
khoản đầu tư cho mục tiêu lớn hơn, lâu dài hơn là
chặn đứng tầm ảnh hưởng đang lan rộng của TQ.
“Rõ ràng ông Trump cũng nói nhiều về châu
Á nhưng ông ấy khác hẳn ông Obama. Chúng tôi
(các nước châu Á - PV) không biết người kế nhiệm
Tổng thống Trump sẽ làm gì, cũng như những đời
lãnh đạo tiếp sau nữa. Một mối quan hệ tích cực
giữa Mỹ và TQ giúp chúng tôi kiến tạo môi trường
an ninh và ổn định để phát triển” - Thủ tướng Lý
Hiển Long chia sẻ.
PHẠMKỲ
Nội bộ nói về chính sách ngoại
giao "chiến lang" của Trung Quốc
Nội bộ Bắc Kinh nhận thức đường lối đối đầu trực diện với Mỹ, với thế giới của ông Tập đang đẩy
Trung Quốc vào thế tự cô lập.
VĨ CƯỜNG
P
hát biểu tại thư viện
Richard Nixon ở bang
California (Mỹ) ngày
23-7, Ngoại trưởngMỹMike
Pompeo cảnh báoWashington
sẽ có biện pháp mạnh đáp trả
bất kỳ động thái nào làm tổn
hại đến trật tự thế giới hiện
nay, đặc biệt từ Trung Quốc
(TQ). Ông Pompeo kêu gọi
các quốc gia khác cùng đoàn
kết tạo áp lực buộc Bắc Kinh
phải thay đổi những hành vi
đe dọa an ninh, lợi ích chung.
Chủ tịch TQTập Cận Bình
từng đưa ra cam kết TQ sẽ
luôn nỗ lực để trở thành một
cường quốc có năng lực, có
trách nhiệm với thế giới. Tuy
nhiên, theo học giả Richard
McGregor thuộcViệnNghiên
cứu chiến lược lowy (Úc), có
thể thấy rõ ràng những cam
kết của ông Tập chẳng những
không thuyết phục được cộng
đồng quốc tế mà còn khiến
các nước xung quanh lo ngại
trước thamvọng lộ rõ của Bắc
Kinh. Bên cạnh đó, không
phải ai trong giới tinh hoa
TQ cũng chia sẻ tầm nhìn
của ông Tập.
Trung Quốc và
bài học từ quá khứ
Cụ thể, trong một bài viết
mới đây cho tờ
Asia Times
,
chuyên gia McGregor giải
thích một lượng lớn học giả
và quan chứcTQ tỏ ra bất bình
trước việc ông Tập đang lèo
lái đất nước theo hướng đối
đầu trực diện với thế giới, tệ
hơn nữa là đối đầu với Mỹ.
Những người nàymuốnTQ
quay lại đường lối ngoại giao
mà cố Phó Thủ tướng Đặng
Tiểu Bình đã đề ra vào giai
Đừng ồn ào kéo đến
trước cửa nhà người
Mỹ và tuyên bố: “Tôi
muốn vượt qua anh,
tôi muốn thay thế anh
để trở thành nước số
một trên thế giới”.
Nếu Bắc Kinh không nhanh
chónggiảiquyếtmâuthuẫncủa
mình với thế giới thì làn sóng
phản đối TQ sẽ còn dâng cao
và đến một lúc nào đó sẽ đổ
ập lên nước này mà thậm chí
khôngcầnMỹđứngralãnhđạo.
Học giả
RICHARD MCGREGOR,
Viện Nghiên cứu chiến lược
lowy (Úc)
Đã đến lúc Trung Quốc phải lựa chọn
và thay đổi
Trong tình thế trước mắt, học giả Richard McGregor nhấn
mạnh Bắc Kinh phải nhanh chóng thay đổi chính sách ngoại
giao cứng rắn hiện tại bằng một chính sách khác mềm dẻo
hơn, chú trọng vào việc xây dựng niềm tin của các quốc gia
khác. Theo chuyên gia này, đây là điểm khác biệt lớn nhất
giữamột siêu cường được cộng đồng ủng hộ nhưMỹ vàmột
cường quốc mới nổi như TQ.
“Lòng tin là thứ không thể có được ngày một ngày hai mà
phải được vunđắp trong thời giandài.TQcó thể bắt đầubằng
cách hành xử có trách nhiệmhơn và tuân thủ đúng theo luật
pháp quốc tế. Qua đó, họ có thể vừa nâng cao vị thế cường
quốc của họ vừa được các nước khác ủng hộ. Về lâu dài, một
TQ thân thiện sẽ có lợi về mặt ngoại giao và kinh tế hơn một
TQ lúc nào cũng bị cảnh giác” - theo ông McGregor.
16.929.142
ngườinhiễmCOVID-19,trong
đó hơn 644.000 ca tử vong
trên toàn cầu tính đến 19
giờ ngày 29-7, trang thống
Worldometer
dẫn nguồn
cơ quan y tế các nước cho
biết. Đại dịch hiện đã lan ra
213 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Thế giới cũng ghi nhận
gần 10.500.000 bệnh nhân
đã điều trị thành công.
PHẠM KỲ
ÔngLý kỳ vọngMỹ khôngđổi chính sách châuÁsaubầu cử
đoạn cuối thế kỷ 20, khi nước
này vừa bắt đầu cải cách kinh
tế. Theo đó, ông Đặng đã đề
cao phương châm “bình tĩnh
quan sát, giữ vững trận địa,
bình tĩnh ứng phó, giấu mình
chờ thời”. Khi đưa ra tư tưởng
này, ôngĐặng còn nhấnmạnh
“quyết không đi đầu” trong
bối cảnh Liên Xô đang suy
yếu, để lại một khoảng trống
quyền lực rất lớn trong khối
xã hội chủ nghĩa mà Bắc
Kinh lúc này có thể dễ dàng
lấp vào. Bám sát đường lối
của cố Phó Thủ tướng Đặng
Tiểu Bình, TQhàng chục năm
tiếp theo đã có thể tập trung
củng cố thực lực mà không
bị Mỹ dòm ngó và kìm hãm.
Đừng xem Mỹ là
“hổ giấy”
Một số ví dụ điển hình cho
phe ủng hộ tư tưởng trên có
thể kể đến là bài viết với tiêu
đề
“Bốn điều không ngờ tới
và 10 nhận thức mới về nước
Mỹ trong năm 2020”
của Đại
tá không quân TQ Đới Húc
được trang web của chương
trình nghiên cứu về TQ của
Trung tâm nghiên cứu Carter
(Mỹ) đăng tải hồi tháng trước.
Đại tá Đới Húc lâu nay là
một trong những tướng lĩnh
TQ nổi danh là có tư tưởng
chống Mỹ kịch liệt.
Nội dung bài viết dù vẫn
ủng hộ TQ nên tìm cách lợi
dụng sự suy yếu trong vị thế
quốc tế của Mỹ gần đây để
gia tăng ảnh hưởng nhưng ông
Đới cũng cảnh báo TQ đừng
chủ quan xemMỹ là “con hổ
giấy” mà hành động sơ suất.
“Đừng ồn ào kéo đến trước
cửa nhà người Mỹ và tuyên
bố: “Tôi muốn vượt qua anh,
tôi muốn thay thế anh để trở
thành nước số một trên thế
giới”. Nếu thực sự có khả
năng và mong muốn thì cũng
nên che đậy, thậm chí cần dịu
giọng đi. Người Mỹ đặc biệt
sợ người khác chiếm lấy vị trí
của họ. Về khoản này, người
Nhật đặc biệt có kinh nghiệm
khi họ luôn thấp giọng khi nói
chuyện với người Mỹ và giờ
kiếm được nhiều tiền” - ông
Đới cảnh báo, đồng thời nhấn
mạnh hòa bình là con đường
duy nhất nếuTQmuốn duy trì
đà phát triển hiện nay trong
thế kỷ 21.
Trước đó, trong giai đoạn
đại dịchCOVID-19 bùng phát
mạnh trên toàn thế giới, nội
bộ lãnh đạo TQ cũng từng
nổ ra tranh cãi kịch liệt về
cái gọi là chiến lược ngoại
giao “chiến lang”: Hung
hăng bảo vệ tới cùng lợi ích
quốc gia TQ trên mọi phương
diện tranh chấp với các nước
khác, từ mâu thuẫn thương
mại, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do COVID-19 gây
ra đến tranh chấp chủ quyền
ở Biển Đông.
Đại sứTQ tạiAnh hồi tháng
4 thì cho rằng dùng cụm từ
“chiến lang” là hiểu sai chính
sách ngoại giao củaTQvì đơn
giản TQ lâu nay luôn theo
đuổi hòa bình và ổn định và
chỉ sử dụng biện pháp mạnh
khi cần thiết. Ở chiều ngược
lại, tờ
Hoàn Cầu Thời Báo
trực thuộc
Nhân Dân Nhật
Báo
- cơ quan ngôn luận chính
thức của Đảng Cộng sản TQ
lại cho đăng tải bài viết khẳng
định ngoại giao “chiến lang”
là dấu hiệu TQ đang “phản
kháng mạnh mẽ các thế lực
phương Tây”, khiến các nước
này phải gom lại cùng nhau
“bắt nạt TQ”.
Trong khi đó tại Mỹ, giới
lãnh đạo nước này giờ đang
dần hình thànhmột khối thống
nhất về quan điểmbài trừTQ.
Tệ hơn, những nước khác sẵn
sàng đứng nhìn Washington
“một mất một còn” với Bắc
Kinh mà không lên tiếng
ủng hộ TQ hay phản đối Mỹ
vì nhiều nước vẫn đang phụ
thuộc vào sức mạnh nền kinh
tế Mỹ.•
Nhân viên chuyển các thùng đồ từ trong Tổng lãnh sự quán TrungQuốc tại Houston ra xe hôm23-7,
hai ngày sau khi BộNgoại giaoMỹ yêu cầu đóng cửa cơ sở ngoại giao này trong vòng 72 giờ. Ảnh: AP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook