14
Đường Nguyễn Thị Rành (huyện Củ Chi, TP.HCM) bắt
đầu từ quốc lộ 22, chạy qua năm xã của huyện Củ Chi với
chiều dài hơn 18 km. Đó là các xã Tân An Hội, Trung Lập
Hạ, Nhuận Đức, An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng. Điểm
cuối của con đường là tỉnh lộ 15.
Con đường tráng nhựa, bề ngang chỉ rộng 6 m, song khá
tấp nập người và xe, đây cũng là một trong những tuyến
đường chính từ TP.HCM đi địa đạo Củ Chi.
Điểm độc đáo ở con đường này là hai bên đường trồng
cây hoa chuông vàng. Đến mùa nở hoa thì con đường này
vàng rực sắc hoa chuông vàng. Điểm đặc biệt nữa là con
đường rất sạch, hầu như không có rác.
Người dân ở đây luôn tự hào vì con đường hoa vàng và
không có rác này. Con đường được đặt theo tên của cố mẹ
Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành (đã mất, quê ở Củ
Chi).
Ông Trần Văn Bảy, người dân sống ở xã Trung Lập Hạ,
cho biết không chỉ dân ở đây mà khách vãng lai khi qua
ngang đây đều rất thích thú với con đường hoa vàng sạch
mát. Một số người đi ngang qua đây cũng dừng xe lại để
chụp ảnh vì thấy hoa nở rộ rất đẹp, đặc biệt đường không
hề có rác.
Anh Đức, chủ một quán ăn trên đường Nguyễn Thị
Rành đoạn qua xã An Nhơn Tây, chia sẻ: “Trước đây con
đường này không có gì đặc biệt, rác cũng xả khắp nơi.
Từ ngày chính quyền cho trồng cây hai bên đường và vận
động người dân không xả rác thì con đường khác hẳn,
đúng nghĩa là con đường hoa vàng với đủ tiêu chí xanh,
sạch, đẹp. Đường đẹp, khách qua lại nhiều, việc buôn bán
của tôi nhờ đó mà cũng tốt hơn rất nhiều”.
Ông Trần Minh Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Nhuận
Đức, cho biết đường này vốn là con đường đất, từ năm
1995 mới được trải nhựa. Từ tháng 5-2018, con đường
được UBND huyện đầu tư xây dựng thành tuyến đường
kiểu mẫu xanh, sạch, đẹp, an toàn và bắt đầu cho trồng
cây hoa chuông vàng.
UBND huyện cung cấp giống, khi thực hiện xã huy
động toàn bộ các cơ quan, đoàn thể của xã cùng với người
dân trồng cây. Việc tưới cây, chăm sóc cây người dân
cũng rất tích cực đảm nhận những cây trồng trước nhà
mình. Công ty dịch vụ công ích của địa phương đảm nhận
chính việc tưới và mé nhánh cây khi cần thiết.
Theo ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch phường An Nhơn
Tây, tuyến đường kiểu mẫu được chính quyền và người
dân trên địa bàn rất quan tâm, chăm sóc, giữ gìn luôn
sạch, đẹp.
Giải thích vì sao lại chọn giống cây này để trồng hai bên
đường, ông Lê Minh Trí cho biết hoa chuông vàng được
chọn vì rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm. Nếu
có mở rộng đường thì việc di chuyển, trồng lại cũng rất dễ
dàng.
Đại diện chính quyền hai xã Nhuận Đức và An Nhơn
Tây đều cho biết người dân rất có ý thức giữ gìn vệ sinh,
không xả rác ra tuyến đường mẫu Nguyễn Thị Rành.
Hằng tuần, hai xã đều có đội tình nguyện viên đi kiểm
tra, nhắc nhở người dân không xả rác ra đường và dọn rác
nếu có để con đường hoa vàng này luôn sạch, đẹp.
HÒA BÌNH
Conđường sạchmát, rợphoavàngởCủChi
Con đường NguyễnThị Rành rợp sắc hoa chuông vàng, không rác thải trải dài suốt hơn 18 km.
Bạn đọc -
ThứNăm30-7-2020
Anh Bảo Hoàng (khu
phố 9, phường 5, quận Gò
Vấp) chia sẻ đường Dương
Quảng Hàm có một đoạn là
chợ, trước kia rác thải chất
đống trông rất bẩn. Sau khi
UBND phường thực hiện các
đợt ra quân tổng vệ sinh môi
trường trên địa bàn, khu vực
này đã được dọn dẹp sạch sẽ.
Người dân cũng chung tay
phân thành các tổ tự quản
giữ gìn để duy trì hình ảnh
sạch, đẹp trên con đường này.
Hay như tại phường Phú
Thuận, quận 7, một số người
dân tại khu phố 3 cho biết
trên địa bàn trước đây có
một số bãi rác tồn tại đã
lâu, hôi thối, gây ô nhiễm cả
khu vực. Sau khi có Chỉ thị
19 của TP, chính quyền địa
phương đã ra quân cho dọn
dẹp, cải tạo nơi này thành
công viên để người dân đến
vui chơi, tập thể dục. Công
viên đó đến nay vẫn còn duy
trì cảnh sạch, xanh.
Thành công nhờ công
sức của người dân
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Ngô Trọng
Xuyên, Phó Chủ tịch UBND
phường 14, quận Gò Vấp,
cho biết hầu như tất cả công
trình cải tạo môi trường cảnh
quan, dẹp bỏ các điểm đen
về rác đều là từ sức dân đóng
góp. Ngân sách của phường
chắc chắn sẽ không đủ để
thực hiện các công trình này.
Cũng theo ông Xuyên, về
ĐẶNG LÊ
S
au cuộc vận động người
dân không xả rác ra
đường và kênh, rạch,
một số nơi có tình trạng tái
ô nhiễm nhưng vẫn có nơi
đã có những điển hình tốt,
tạo nên hình ảnh mỹ quan
đô thị xanh, sạch, đẹp của
thành phố.
Biến bãi rác thành
công viên
Theo ghi nhận của chúng
tôi, trên tuyến kênh Tham
Lương - Bến Cát (đoạn qua
phường 14, quận Gò Vấp)
xuất hiện ngày càng nhiều
hộ dân chuyển về đây sinh
sống. Môi trường xung
quanh đã được cải thiện rất
nhiều so với trước đây. Trên
đường đi, bờ kè dọc tuyến
kênh không còn xuất hiện
cảnh các đống rác nhếch
nhác nữa.
Ông Nguyễn Quốc Bảo
ở khu phố 7, phường 14,
quận Gò Vấp cho biết sau
khi UBND phường có đợt
vận động người dân không
xả rác, nơi đây đã chung tay
làm nên con đường và công
viên ven kênh đẹp như hiện
giờ. Việc này giúp cho khu
phố dẹp bỏ được nỗi ám ảnh
về rác, có chỗ để bà con đến
vui chơi, tập thể dục.
Dọc theo tuyến kênh Tham
Lương - Bến Cát cũng đã xuất
hiện một công viên nhỏ trước
cổng Trường Tiểu học Lê
Quý Đôn và Trường THCS
Huỳnh Văn Nghệ.
Sẽ không có công
trình nào được
duy trì lâu dài nếu
không có người dân
chăm sóc, quản lý.
Con đường dọc tuyến kênh ThamLương - Bến Cát tại phường 14, quậnGò Vấp đã thay đổi hoàn toàn
cuộc sống người dân tại khu vực này. Ảnh: HỮUĐĂNG
Bãi rác thành công viên nhờ
công sức của dân
Với quyết tâm của chính quyền và người dân, nhiều điểmđen về rác thải đã trở thành công viên sạch, đẹp.
Con đườngNguyễn Thị Rành ở Củ Chi. Ảnh: HÒA BÌNH
Chị Huỳnh Thị Phương
Hằng, Bí thư đoàn Trường
Tiểu học Lê Quý Đôn, cho
biết hưởng ứng việc thực
hiện Chỉ thị 19, quận đoàn,
đoàn phường và chi đoàn hai
trường đã cùng nhau làm sạch
khu đất cỏ mọc um tùm và
nhiều rác trước cổng trường
để làm thành khu công viên.
Công viên này vừa là chỗ vui
chơi cho các em học sinh,
vừa để xóa điểm xả rác tại
khu vực này.
Còn tại phường 5, quận
Gò Vấp trước đây từng có
điểm đen về tình trạng rác
xả lén tràn ngập cổng Công
ty Đông Gia (đường Dương
Quảng Hàm) mà
Pháp Luật
TP.HCM
đã từng phản ánh.
Đến nay, khu vực này đã được
cải thiện rất nhiều, không còn
tình trạng xả rác nữa.
giải pháp để duy trì địa bàn
không bị tái ô nhiễm cũng
không có gì cao siêu, mà chủ
yếu là cải tạo cơ sở hạ tầng
sạch, đẹp góp phần thay đổi
ý thức người dân.
“Sẽ không có công trình
nào được duy trì lâu dài nếu
không có người dân chăm
sóc, quản lý. UBND phường
không thể giám sát 24/24 giờ
hết được nên giao cho tổ dân
phố, khu phố ở địa bàn quản
lý, giám sát thêm. Ngoài ra,
UBND phường cũng cho lắp
camera để giám sát, ghi hình
người đổ rác không đúng
nơi quy định để xử lý” - ông
Xuyên chia sẻ thêm.
Bà Trần Ngọc Phượng, Bí
thư Đảng ủy phường 5, quận
GòVấp, cũng cho biết tại khu
vực đường Dương Quảng
Hàm, phường cho tổ chức
giám sát mỗi ngày ba ca. Các
ca được chia từ 17 giờ đến 7
giờ sáng hôm sau giao cho
bảo vệ khu phố, từ 7 giờ đến
12 giờ và từ 12 giờ đến 17
giờ do lực lượng trật tự đô
thị và địa chính của phường
thay phiên nhau trực.•
Người dân, chính quyền phải đồng lòng
UBND phường rất hoan nghênh các khu phố, tổ dân phố
tích cực thamgia vào chương trình thực hiện Chỉ thị 19 của
Thành ủy TP.HCM.
Để mang lại hiệu quả cao nhất, cả người dân và chính
quyền cần chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương
này của thành phố. Kết quả của việc chung sức này là trên
địa bàn phường đã có nhiều cảnh quan đẹp, tạomôi trường
sống xanh, sạch, đẹp cho bà con.
Ông
BÙI HỮU TRUNG
, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thuận,
quận 7, TP.HCM
Hình ảnh trước kia của con đường. Ảnh: HỮUĐĂNG