172-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu31-7-2020
Xây dựng thêm
gói hỗ trợ
Tình hình các DN hiện nay hết
sức khókhănbởi cảđầu ra vàđầu
vào đều khốn khó. Vì vậy, Chính
phủ cần tiếp tục xây dựng gói
hỗ trợ DN tiếp theo để vượt qua
dịch COVID-19.
Các gói hỗ trợ tiếp theo phải
xây dựng thiết thực hơn, làmsao
cácDNđangkhókhăncó thể tiếp
cận ngay, hưởng lợi liền, thay vì
phải đi chứngminh thiệt hại, phải
đáp ứng nhiều tiêu chí.
Ông
NGUYỄNVĂN BÉ
,
Chủ tịch Hiệp hội Các DN
khu công nghiệp TP.HCM
nhiều lao động.
Lên kịch bản vượt dịch lần hai,
ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện
một công ty dệt may tại TP.HCM,
cho biết công ty này tiếp tục tập
trung vào một số mặt hàng có khả
năng tiêu thụ cao như đồ bảo hộ lao
động, khẩu trang vải…
“Trước đây công ty chuyên sản
xuất quần áo cao cấp như veston,
sơmi cao cấp thì hiện nay chỉ sản
xuất những sản phẩm bình dân như
sơmi, áo khoác… có nhiều người
sử dụng hơn. Và công ty tiếp tục
thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19, không lơ
là” - ông Hưng chia sẻ.
Theo ông PhạmXuân Hồng, Chủ
tịch Hội Dệt may thêu đanTP.HCM,
nếu xảy ra làn sóng thứ hai của dịch
thì thị trường tiêu thụ nội địa sẽ bị
ảnh hưởng. Vì vậy, kế hoạch của
DN dệt may lúc này là kéo dài thời
gian sản xuất, tìm theo đơn hàng để
duy trì sản xuất. Dù thu nhập lao
động có thể giảm nhưng DN vẫn
phải duy trì sản xuất, cố gắng có
đơn hàng dù nhỏ để đảm bảo người
lao động có việc làm, có thu nhập.
Cần kéo dài gói hỗ trợ
ÔngChuTiếnDũng, Chủ tịchHiệp
hội DNTP.HCM (HUBA), cho biết
tác động của dịch COVID-19 đang
khiến các ngành nghề kinh doanh
trọng điểm của TP như cơ khí, điện,
cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ
gỗ, dệt may, da giày… không phân
biệt quy mô đều trong tình trạng đã
cạn kiệt các nguồn lực.
Với nguy cơ làn sóng thứ hai
của dịch COVID-19, Việt Nam
đã và đang kiểm soát dịch tốt nên
ông Dũng hy vọng có thể không
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của DN như
trước đây. Nhưng không chủ quan,
hiệp hội đã thông báo các DN tiếp
tục triển khai các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19 nghiêmngặt.
Đối với các gói hỗ trợ tín dụng,
tài khóa và an sinh xã hội của Chính
phủ đưa ra, ông Dũng cho biết DN
đều hấp thụ rất thấp, chỉ được khoảng
20% DN tiếp cận. Trong đó, chỉ có
gói hỗ trợ tài khóa là DN mới có
thể tiếp cận nhưng thực tế không
tác dụng được nhiều, vì có giãn nợ,
chậm nộp thuế vài tháng, sau đó vẫn
phải nộp, phải trả. Thêm vài tháng
tới với diễn biến phức tạp của dịch,
không biết DN sẽ ra sao.
“Còn gói an sinh xã hội 62.000 tỉ
đồng thì gần như 100% DN, người
lao động không tiếp cận được vì
điều kiện rất rườm rà, rắc rối, thủ
tục phải về địa phương xác nhận…
nên cũng không ai quan tâm. Gói
tín dụng thì ngân hàng cũng sợ nợ
xấu, không hạ tiêu chí cho vay, DN
cũng không nhận được hỗ trợ gì
nhiều” - ông Dũng chia sẻ.
Theo ông Dũng, doanh nhân phải
tự cứu công ty mình trước, các
DN phải tự lên kế hoạch duy trì
sản xuất, chủ động nguồn nguyên
liệu, tìm đơn hàng mới, thay đổi
sản phẩm để sống sót và đảm bảo
việc làm cho công nhân. Đối với
QUANGHUY
T
rước lo ngại làn sóng thứ hai
của dịch COVID-19 sẽ quay
lại, các doanh nghiệp (DN)
sản xuất trong nước đã chuẩn bị
kế hoạch duy trì hoạt động không
có lợi nhuận nhưng không để bị
lỗ, giữ chân người lao động lẫn
thị trường.
Chỉ làm mặt hàng
thiết yếu, bình dân
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch
HĐQT Công ty CPNam Thái Sơn,
nhìn nhận vấn đề khó khăn hiện tại
lúc này là kinh tế đang bị tác động
mạnh từ tình hình dịch thế giới.
Nhất là những thị trường đang bị
ảnh hưởng lớn như Trung Quốc,
Mỹ và châu Âu giảm tiêu thụ hàng
hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những
nước sản xuất sử dụng nhiều lao
động như Việt Nam.
Theo ông Việt Anh, những quốc
gia này đang tập trung vàomua hàng
y tế là chính, còn các mặt hàng xa
xỉ, quần áo lại hạn chế, dẫn đến sức
mua giảm. Dẫn đến DN ít hợp đồng,
công nhân ít việc, họ tiết kiệm lại
thì tiêu thụ nội địa giảm, càng thêm
khó khăn hơn.
Vì vậy, ông Việt Anh cho rằng
DN phải tiết kiệm chi phí tối đa như
tập trung sản xuất những mặt hàng
có thể bán được, đúng nghĩa của nó
là thực sự thiết yếu. DN xác định
không có lời nhưng không để lỗ,
muốn vậy phải giảm chi phí. “Như
hiện nay, công ty tập trung sản xuất
các sản phẩm mà người dân dùng
hằng ngày như bao bì, găng tay, túi
đựng rác…” - ông Việt Anh nói.
Dệt may là ngành bị ảnh hưởng
nặng nề thời gian qua khi mất tới
hơn 50% đơn đặt hàng xuất khẩu.
Nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy, chậm
thanh toán khiến cácDN trong ngành
gặp nhiều khó khăn, buộc cắt giảm
Xuất khẩu gặp khó, nhiều công ty dệtmay nhanh chóng chuyển sang sản xuất cácmặt hàng thị trường tiêu thụ nhiều như
khẩu trang vải.
Doanh nghiệp kích hoạt kịch bản
vượt dịch lần hai
Các gói hỗ trợ cần cắt giảm các điều kiện, tiêu chí không hợp lý để doanh nghiệp và người lao động có thể
tiếp cận được để vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
các gói hỗ trợ như khoanh nợ, giảm,
giãn thuế, phí cần phải được triển
khai kéo dài hơn, thực sự chia sẻ
rủi ro cùng DN.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí
Hiếu đồng tình với chủ trương của
Chính phủ trong việc tăng đầu tư
công nâng cấp tất cả hệ thống cơ
sở hạ tầng trong nước. Tăng đầu tư
công trong lúc này ngoài tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân,
duy trì hoạt động DN, tạo nền móng
chắc chắn cho nền kinh tế.
Theo ông Hiếu, lo ngại nhất lúc
này là DN mất tính thanh khoản,
dẫn đến nợ lương người lao động,
nợ tiền nhà cung cấp, nợ ngân hàng,
nợ thuế. Vì vậy cần chính sách bổ
sung nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh
tín dụng, quỹ này sẽ đứng ra bảo
lãnh để DN có thể vay vốn ngân
hàng, gỡ khó về thanh khoản, vượt
qua khó khăn trước mắt.
“Làm sao DN tiếp cận vốn một
cách dễ dàng hơn và góp phần giảm
rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp
DN phá sản, không trả được nợ,
quỹ này sẽ bồi thường cho các ngân
hàng” - ông Hiếu đề xuất.•
Các gói hỗ trợ như
khoanh nợ, giảm, giãn
thuế, phí cần phải được
triển khai kéo dài hơn,
thực sự chia sẻ rủi ro
cùng DN.
Hơn 220 triệu cổ phiếu “vua cá”
Hùng Vương bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra
quyết định hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu Công ty
CP Hùng Vương (HVG).
HOSE đưa ra quyết định trên vì Hùng Vương đã vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin nên buộc
phải hủy niêm yết để bảo vệ nhà đầu tư. Quyết định này
có hiệu lực vào ngày 5-8 tới.
Vào tháng 5-2020, HOSE đã chấp thuận cho Hùng
Vương gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính kiểm
toán năm 2019 và báo cáo quý I-2020. Hùng Vương lúc
đó giải thích rằng việc chậm trễ trong công bố báo cáo
tài chính vì nhiều công ty con và liên kết nên tốn nhiều
thời gian tập hợp số liệu, ngoài ra COVID-19 cũng khiến
việc lên báo cáo chậm do thiếu người và giãn cách xã hội,
đồng thời chờ thư xác nhận công nợ từ nước ngoài.
Tuy nhiên, sau thời gian gia hạn và đến thời điểm này,
Hùng Vương không công bố bất kỳ báo cáo tài chính nào
theo quy định. Với quyết định hủy niêm yết cổ phiếu, điều
này có nghĩa là hơn 227 triệu cổ phiếu HVG sẽ không còn
được giao dịch trên sàn chứng khoán. Trước đó, vào tháng
5, HOSE cũng đã yêu cầu cổ phiếu Hùng Vương tạm ngừng
giao dịch, chờ công ty này công bố báo cáo tài chính.
Theo báo cáo tài chính quý I-2020 chưa kiểm toán,
Hùng Vương lỗ hơn 250 tỉ đồng. Đây là quý lỗ thứ ba liên
tiếp của “vua cá tra” một thời.
PHƯƠNG MINH
Gạo, cá tra Việt Nam đắt hàng tại châu Âu
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), trong sáu tháng đầu năm 2020, nhiều thị
trường xuất khẩu sụt giảm do dịch COVID-19 thì xuất
khẩu cá tra sang thị trường Anh vẫn tăng. Giá trị xuất
khẩu cá tra sang thị trường Anh trong nửa đầu năm 2020
đạt gần 32 triệu USD, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu cá
tra Việt Nam, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 6-2020, giá trị xuất khẩu cá tra
sang thị trường Anh tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm
2019. Theo VASEP, xu hướng năm 2020, Anh đã nâng
dần nhập khẩu lượng cá tra đông lạnh trực tiếp từ Việt
Nam thay vì nhập khẩu qua một số cảng hay một số thị
trường trung gian tại EU như các năm trước đây.
Gạo Việt Nam cũng bất ngờ là mặt hàng được thị trường
Pháp tăng nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo
trong sáu tháng đầu năm nay sang thị trường Pháp tăng
mạnh gần 157% về lượng và tăng 169% về giá trị.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu gạo sang Pháp
và các nước EU sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) có hiệu lực. Theo cam kết EVFTA, EU dành
cho Việt Nam là hạn ngạch nhập khẩu lên tới 80.000 tấn
gạo/năm và tự do hóa hoàn toàn với gạo tấm. Sau 3-5
năm, thuế suất cho các sản phẩm từ gạo sẽ về 0%.
MINH LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook