172-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu 31-7-2020
Tập trung nhân lực chi viện cho
Đà Nẵng chống dịch
Những ngày này tại Đà Nẵng, mọi ngả đường đều dẫn về nơi các “thiên thần áo trắng” đang
căngmình chống dịch COVID-19.
TẤNVIỆT -BÙI TOÀN
N
hững ngày phong tỏa,
barie bao quanh Bệnh
viện (BV) Đà Nẵng,
BV C Đà Nẵng, BV Chỉnh
hình - Phục hồi chức năng
Đà Nẵng nhưng đây lại là nơi
nhộn nhịp nhất. Ở đó, từng
đoàn xe tải, bán tải, ô tô, xe
máy…nối nhau vào gửi hàng
cho các y, bác sĩ. Câu hát
“Có
hiểu được lòng nhau, mới thấu
hết nghĩa tình”
trong bài
Đà
Nẵng tình người
của nhạc sĩ
ĐìnhThậmchưa bao giờ nghe
thấm đến thế.
Hướng về những
“thiên thần áo trắng”
Giữa cái nắng gay gắt tại
chốt chặn trước cổng BV C
(đườngNgôGiaTự, quậnHải
Châu), bà An Quang, nhóm
Thiện nguyện và những người
bạn, vẫn miệt mài kiểm tra
lại hàng hóa đưa vào các BV.
Hoạt động xã hội hơn 20
năm, bà An Quang và nhóm
của mình tất nhiên không thể
ngồi yên lúc này. Chỉ trong
một ngày, nhómcủa bà đã huy
động được 100 thùng nước,
40 cây quạt, năm thùng xà
bông, 30 lốc giấy…Ngoài ra,
nhóm còn hỗ trợ khẩu trang
và nhiều nhu yếu phẩm khác
với tổng giá trị 40 triệu đồng.
“Chúng tôi chỉ là những
con người nhỏ bé, chỉ là hậu
phương muốn hỗ trợ cho các
chiến sĩ đầu tuyến bằng tất cả
khả năng của mình. Đến khi
nào chúng tôi không thể huy
động thêm nguồn tiền nào
nữa thì mới dừng lại” - bà
An Quang chia sẻ.
Làmột người conĐàNẵng,
nổi tiếng với những “Suất
cơm vạn tình” hay “Chuyến
xe 0 đồng”, anh Hồ Ngọc
Thanh, Chủ nhiệm Câu lạc
bộ Vạn Tình, luôn thể hiện
sự hăng hái trong những đợt
hỗ trợ nhu yếu phẩm trong
thời điểm các BV lớn ở Đà
Nẵng bị phong tỏa.
Trung bình mỗi ngày câu
lạc bộ của anh Thanh hỗ
trợ BV C và BV Đà Nẵng
300-400 thùng nước, 720
suất cơm cho mỗi buổi sáng,
trưa, chiều. Cạnh đó là hàng
ngàn hộp sữa và các nhu yếu
phẩm khác.
“Mọi người dân Đà Nẵng
đều đang hướng về những
thiên thần áo trắng. Chúng
tôi luôn mong muốn có thể
hỗ trợ toàn vẹn cho bác sĩ
đầu tuyến chống dịch từ tinh
thần đến vật chất, chỉ mong
các bác sĩ được khỏe mạnh
để chữa trị cho các bệnh
nhân, cùng chung tay đẩy
lùi dịch COVID-19” - anh
Thanh bày tỏ.
Hoạt động hỗ trợ tuyến đầu
chống dịch tại Đà Nẵng còn
đến từ nhiều doanh nghiệp.
Chị Văn Thị Thúy (làm việc
tại một công ty sản xuất sữa
uống lên men) cho hay tuy
công ty gặp nhiều khó khăn vì
dịch nhưng vẫn muốn chung
tay cùng người dân Đà Nẵng
hỗ trợ cho các y, bác sĩ.
“Mỗi ngày công ty hỗ trợ
3.000 chai sữa uống lên men
cho BV Đà Nẵng, trong suốt
15 ngày. Sau đó tùy tình hình
thực tế, công ty sẽ xem xét
hỗ trợ thêm” - chị Thúy nói.
Công ty của chị Thúy cũng
tặng nhiều khẩu trang, nước
rửa tay sát khuẩn với tổng
giá trị khoảng 200 triệu đồng.
Không thể nói hết
những lời cám ơn
Từ bên trong khu phong tỏa,
đại diện BVĐà Nẵng cho hay
không thể nào nói hết những
lời cám ơn và biết ơn với tấm
lòng của người dân TP.
“Chúng tôi chỉ là
những con người nhỏ
bé, chỉ là hậu phương
muốn hỗ trợ cho các
chiến sĩ đầu tuyến
bằng tất cả khả năng
củamình.”
Các nhu yếu phẩmủng hộ
cho đội ngũ y tế và bệnh nhân
chuẩn bị được chuyển vào các
bệnh viện đang phong tỏa
ởĐàNẵng. Ảnh: BÙI TOÀN
“Số lượng hàng hóa của
người dân đưa đến rất lớn,
đều là những nhu yếu phẩm
thiết yếu như mì tôm, sữa,
nước, nệm… Vì yêu cầu
chống dịch, BV nhờ công an
ở ngoài tiếp nhận rồi đưa vào.
Hàng hóa sẽ được BVchuyển
đến các khoa, phòng theo tỉ
lệ người” - đại diện BV Đà
Nẵng cho hay.
Tuy hàng hóa nhiều nhưng
đại diện BV Đà Nẵng cho
hay số lượng người trong
khu phong tỏa quá lớn, hàng
ngàn người gồm cả y, bác sĩ,
nhân viên, bệnh nhân… nên
cũng nhanh hết.
“Nhiều mạnh thường quân
gọi hỏi thiếu gì không, mình
nói tạm đủ rồi, hẹn vài ngày
nữa xin được nhận tiếp. Nước
lọc là nhiều nhất nhưng mỗi
người uống trung bình ngày
2 lít nước thì cũng nhanh
hết” - đại diện BV Đà Nẵng
nói thêm.
Cũng trong ngày 30-7, BộY
tế quyết định tăng cường chi
viện nhân lực phòng, chống
dịch đến Đà Nẵng để giúp địa
phương ứng phó tốt hơn với
dịch COVID-19. Thành phần
chi viện bao gồm các chuyên
gia từ Cục Y tế dự phòng,
Cục Quản lý môi trường y tế,
Cục Phòng chốngHIV/AIDS,
Viện Pasteur Nha Trang, Viện
Pasteur TP.HCM. Họ sẽ phối
hợp với ba tổ công tác đặc biệt
về giám sát dịch, xét nghiệm
và điều trị mà BộY tế cử đến
Đà Nẵng từ ngày 25-7.
Toàn bộ lực lượng này sẽ
được đặt dưới sự chỉ đạo của
PGS-TS Trần Như Dương,
PhóViện trưởngViệnVệ sinh
dịch tễ trung ương. Bên cạnh
đó, Bộ Y tế còn huy động
hàng trăm sinh viên của ĐH
Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
và ĐHYDược Huế tham gia
thực hiện các hoạt độngphòng,
chống dịch tại Đà Nẵng. Bộ
Y tế cũng điều tới Đà Nẵng
10 máy thở và hỗ trợ thêm
khẩu trang N95 cho các BV
trên địa bàn TP và BVTrung
ương Huế.•
800 sinh viên tham gia chống dịch
​Chiều 30-7, các giảng viên nòng cốt của Trường ĐH
Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đã tập huấn cho 400 cán bộ,
nhân viên, chiến sĩ và học viên của Trường Quân sự Quân
khu 5 về “Cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân
COVID-19”. Các phương pháp này được đích thân lãnh đạo
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương truyền đạt cho các giảng
viên trước đó một ngày.
​Dự kiến sáng nay (31-7), gần 400 sinh viên củaTrườngĐH
Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng cũng sẽ được tập huấn, đồng
thời được hướng dẫn lấymẫu bệnh phẩmxét nghiệmSARS-
CoV-2. ​Sau đó, toàn bộ lực lượng được tập huấn sẽ thamgia
truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 tại Đà
Nẵng dưới sự chỉ huy của Sở Y tế TP Đà Nẵng và Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng.
Bố trí “bếp ăn dã chiến”, tiếp tế khẩu trang, nước uống cho sinh viên
TrườngĐHBách khoaĐàNẵng bố trí khu vực riêng để sinh viên
trong ký túc xá tự nấu ăn. Ảnh: T.AN
Sinh viên (SV) ở ký túc xá (KTX) đang gặp khó khi
trưa 30-7, Đà Nẵng yêu cầu các quán ăn tạm dừng kinh
doanh, kể cả bán qua mạng và bán mang về.
PGS-TS Nguyễn Hữu Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường
ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cho biết khu KTX của trường
đang có gần 500 SV ở lại.
Đây là những SV tham gia học hè, không kịp về quê khi
dịch COVID-19 bùng phát.
“SV không được nấu ăn trong KTX nên sáng nay nhà
trường đã bố trí một khu vực riêng, có bếp, xoong chảo,
gia vị… để các em tự nấu ăn. Từ mai sẽ có thêm căn tin
cung cấp đồ ăn cho các em. Sau khi nấu ăn, nhân viên căn
tin sẽ thực hiện cách ly trong KTX để đảm bảo an toàn
cho SV” - ông Hiếu cho hay ngày 30-7.
Em Nguyễn Thị Hiền, SV Khoa hóa (ĐH Bách khoa
Đà Nẵng), cho biết cả bốn người phòng em đều chọn ở lại
trường thay vì về quê khi dịch xuất hiện trở lại.
Các em góp tiền mua một số đồ khô dự trữ, thường
xuyên nhắc nhau tuân thủ đúng các biện pháp chống dịch,
đặc biệt là hạn chế đi lại và tiếp xúc với người bên ngoài.
“Tình hình dịch phức tạp, em không muốn về vì sợ
mình có thể ảnh hưởng đến mọi người ở nhà. Em muốn
nhắn gửi tới các bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu với dịch
bệnh là mọi người hãy cố lên! Tụi em cũng sẽ cố gắng tự
bảo vệ bản thân tốt nhất để góp một phần nhỏ bé vào công
tác chống dịch” - Hiền cho hay.
TÂMAN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook