172-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu31-7-2020
Châu Á căng mình đón đợt dịch
COVID-19 thứ hai
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á đang phải đương đầu với đợt tái bùng phát COVID-19.
Một số nơi đang cân nhắc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại như trước.
VĨ CƯỜNG
D
ù là khu vực kiểm
soát thành công đại
dịch COVID-19 sớm
nhất thế giới, hiện tượng số
người nhiễm bắt đầu tăng trở
lại hai tháng gần đây ở châu
Á khiến nhiều chuyên gia lo
ngại khu vực này đang bước
vào đợt bùng phát COVID-19
thứ hai.
Khả năng lây lan, mức độ
nguy hiểm của đợt dịch mới
cũng như liệu chính phủ các
quốc gia châu Á có buộc phải
tái kíchhoạt cácbiệnphápcách
ly, phong tỏa trên diện rộng
hay không là những câu hỏi
rất được quan tâm hiện nay.
Hàng loạt nước báo
động tình hình dịch
Tính đến tối 30-7, trang
thống kê
Worldometer
dẫn
nguồn cơ quan y tế các nước
ghi nhận toàn châu Á hiện có
hơn 94.000 trường hợp tử
vong do nhiễm COVID-19
trong tổng số gần 4,2 triệu
bệnh nhân.
Tại Trung Quốc (TQ), Ủy
ban Y tế quốc gia nước này
cùng ngày công bố trong 24
giờ qua đã phát hiện tới 102
ca nhiễm virus SARS-CoV-2
trong cộng đồng, cùng ba ca
ngoại nhập. Đây là ngày thứ
sáu liên tiếpTQghi nhận số ca
nhiễmCOVID-19 trong cộng
đồng tăng và cũng là ngày thứ
hai ghi nhận số bệnh nhân
mới lên tới ba con số kể từ
tháng 4, theo hãng tin
Reuters
.
Tổng số bệnh nhân TQ hiện
vào khoảng 84.000 với hơn
4.600 người thiệt mạng. TP
Urumqi thuộc khu tự trị Tân
Cương và TP Đại Liên trực
thuộc tỉnh Liêu Ninh là hai ổ
dịch lớn nhất TQ với gần 370
ca dương tính tập trung ở đây.
Hong Kong, nơi từng được
xem là hình mẫu của nỗ lực
đẩy lùi COVID-19, nay cũng
đang phải đối mặt với nguy
cơ hệ thống y tế sụp đổ do
số lượng ca nhiễm tăng đột
biến trong thời gian ngắn.
Worldometer
hôm 30-7 cho
biết đặc khu này trong 24 giờ
qua có thêm 149 ca nhiễm
mới, nâng tổng số bệnh nhân
ở đây lên gần 3.200 với 24
trường hợp tử vong. Đây là
ngày thứ chín liên tiếp Hong
Kong ghi nhận hơn 100 bệnh
nhân mới trong một ngày.
Nghiêm trọng hơn, hãng tin
AFP
dẫn thống kê của các cơ
quan y tế Ấn Độ ngày 30-7
ghi nhận mức tăng kỷ lục
hơn 52.000 ca nhiễm, 780
ca tử vong mới trong 24 giờ
qua. Hiện nước này là vùng
dịch lớn thứ ba thế giới với
tổng số người thiệt mạng vì
COVID-19 vượt mốc 35.000
trong tổng số 1,6 triệu bệnh
nhân trên toàn quốc.
Dù chính quyền NewDelhi
đã nỗ lực cải thiện điều kiện
y tế và tăng số giường bệnh,
nhiều chuyên gia vẫn lo ngại
hệ thống bệnh viện ở các khu
đô thị lớn vẫn sẽ quá tải do
mật độ dân số cao cũng như
phải gánh thêm lượng bệnh
nhân ở ngoại ô đổ về điều trị.
Nhiều nơi bắt đầu tái
phong tỏa diện rộng
Trả lời phỏng vấn của tờ
South China Morning Post
tuần trước, Chủ tịch Hiệp
hội Vi sinh vật học và Truyền
nhiễm châu Á - Thái Bình
Dương PaulAnanthTambyah
cho biết các quốc gia phải đối
mặt với nguy cơ bùng phát
đợt COVID-19 thứ hai hiện
nay phần lớn là những nước
đang có các ca lây nhiễm
trong cộng đồng hằng ngày từ
vài trăm cho đến hàng ngàn.
“Dù có ý kiến cho rằng đây
chỉ là phần còn sót lại của đợt
bùng phát đầu tiên nhưng có
nhiều khả năng những chuỗi
lây nhiễm ở một số quốc gia
chưa thực sự được khoanh
vùng và cắt đứt. Cho đến khi
ít nhất 60% dân số của một
quốc gia đạt miễn dịch cộng
đồng hoặc vaccineCOVID-19
được phổ biến rộng rãi thì đại
dịch vẫn sẽ tiếp tục ập đến bất
Người dân xét nghiệmCOVID-19 tại một trạmy tế lưu động ở TPUrumqi thuộc khu tự trị Tân Cương,
TrungQuốc ngày 28-7. Ảnh: REUTERS
Đài
CNN
ngày 29-7 đưa tin các quan chức Nga
đang đẩy mạnh công tác phê duyệt một mẫu vaccine
ngừa COVID-19 trước ngày 10-8 tới
(ảnh).
Nếu
thành công, Nga sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên
thế giới chính thức phê duyệt một mẫu vaccine cho
sử dụng đại trà.
Theo
CNN
, mẫu vaccine triển vọng nói trên do Viện vi
sinh Gamaleya của Nga điều chế. Sau khi phê duyệt, Nga
sẽ sử dụng những lô vaccine đầu tiên cho các nhân viên
y tế tuyến đầu chống dịch trước khi phân phát cho người
dân. Hiện Nga chưa công bố dữ liệu khoa học về quá trình
thử nghiệm loại vaccine này.
CNN
cũng
cho biết có những ý kiến nghi ngờ các chuyên
gia Nga sớm công bố vaccine là do chịu áp lực chính trị
từ phía chính quyền. Tuy nhiên, một số nhà khoa học Nga
khẳng định sở dĩ mẫu vaccine được điều chế nhanh chóng
là do mẫu này dựa trên một phiên bản sửa đổi của một loại
vaccine khác. Đây là phương pháp phát triển vaccine phổ
biến ở nhiều hãng dược phẩm trên toàn cầu.
Hiện hàng chục cuộc thử nghiệm vaccine COVID-19
đang được tiến hành trên khắp thế giới và một vài mẫu
trong số đó đang được kiểm định chất lượng trên quy mô
lớn. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia đều nhận định vẫn
còn nhiều việc phải làm trước khi vaccine chính thức tới
tay người dân.
PHẠM KỲ
Nga khẳng định có vaccine COVID-19 trong hai tuần nữa
Triều Tiên tiếp tục tuyên bố
không có ca nhiễm COVID-19
Tờ
Rodong Sinmun
- cơ quan ngôn luận chính thức của
đảng Lao độngTriềuTiên hôm30-7 khẳng định đến nay
nước này vẫn chưa có ca nhiễm COVID-19 nào.
Về thông tinmột người đàn ông nghi nhiễmCOVID-19
từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên ngày 26-7, các
quan chức y tế HànQuốc khẳng định không có dấu hiệu
người này mắc bệnh do hai người tiếp xúc gần nhất với
ông ta đều xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Dù vậy,
Rodong Sinmun
nhấn mạnh người dân Triều
Tiên sẽ không lơ là, mất cảnh giác trước công tác phòng,
chốngdịchbệnh.Thời gian tới, BìnhNhưỡng sẽ triển khai
thêm các biện pháp kiểm soát tại các khu vực biên giới
trên bộ, trên biển và trên không nhằm ngăn COVID-19
xâm nhập Triều Tiên.
17.213.663
người đã lây nhiễm COVID-19
với gần671.000 ca tử vong trên
toàn cầu tínhđến 19 giờ tối 30-
7, trang thống kê
Worldometer
dẫn nguồn cơ quan y tế các
nước cho biết. Đại dịch đã lan
ra 213 quốc gia và vùng lãnh
thổ.Thếgiới cũngghi nhậngần
10,7 triệu bệnh nhân đã điều
trị thành công.
PHẠM KỲ
Tiêu điểm
Cho đến khi ít nhất
60% dân số của một
quốc gia đạt miễn
dịch cộng đồng hoặc
vaccine COVID-19
được phổ biến rộng
rãi thì đại dịch vẫn
sẽ tiếp tục ập đến bất
kỳ lúc nào.
kỳ lúc nào” - ông Tambyah
cảnh báo.
Trong khi đó, đài
DW
ngày
29-7 dẫn lời phát ngôn viên
Tổ chứcYtế Thế giới (WHO)
Margaret Harris lại khẳng
định tình trạng gia tăng ca
nhiễm ở nhiều quốc gia chủ
yếu là do người dân thiếu ý
thức, chủ quan trong việc
chấp hành các quy định về
giãn cách xã hội và giữ gìn
vệ sinh cá nhân.
Chuyên gia này khẳng định
để ngăn virus lây lan thì cách
tốt nhất vẫn là giữ khoảng
cách an toàn với nhau, các
biện pháp như phong tỏa diện
rộng chỉ có thể duy trì tạm
thời trong ngắn hạn.
“Tác nhân lớn nhất đẩy
mạnh tốc độ lây lan của virus
chính là các cuộc tụ tập đông
người, chính là việcmọi người
ở gần nhau, không giữ giãn
cách xã hội và không có các
biện pháp đề phòng để đảm
bảo không tiếp xúc gần” - bà
Harris giải thích.
Dù vậy, trước tình hình
ngày càng phức tạp, nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ ở
châu Á trên thực tế đang rục
rịch áp đặt lại các lệnh hạn
chế đi lại hoặc phong tỏa các
ổ dịch trong nước.
ỞHong Kong,
Reuters
cho
biết hiện chính quyền đặc khu
từ ngày 13-7 đã cho đóng cửa
toàn bộ trường tiểu học và
mẫu giáo đến khi dịch bệnh
được kiểm soát. Ngoài việc
đóng cửa trường học, chính
quyền đặc khu cũng siết chặt
các quy định về giãn cách xã
hội. Đơn cử, các nhà hàng
chỉ được phục vụ tối đa 60%
công suất, mỗi bàn chỉ phục
vụ tối đa tám người. Trong
khi đó, các quán bar bị giới
hạn chỉ được cho bốn người
ngồi một bàn.
Còn tại Ấn Độ, nước này
đã cho áp đặt lại lệnh phong
tỏa ở một số bang chịu ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch
như Kerala, Maharashtra,
Bihar và Manipur, theo tờ
The Hindu
.
NewDelhi ngày 29-7 cũng
vừa công bố văn bản hướng
dẫn thực thi các lệnh hạn chế
đi lại. Một số nội dung đáng
chú ý bao gồmyêu cầu trường
học và các tổ chức giáo dục
khác tiếp tục đóng cửa đến
hết ngày 31-8. Các ga tàu
điện ngầm, rạp chiếu phim,
bể bơi, quán bar cùng nhiều
tụ điểm vui chơi khác vẫn bị
cấm đến khi dịch được kiểm
soát. Người dân ở các khu vực
công cộng không được tụ tập
quá năm người.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook