174-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 3-8-2020
TRỌNGPHÚ-HÀPHƯỢNG
-BÙI TOÀN
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
T
ính đến tối 2-8, Việt Nam
ghi nhận thêm 34 ca mắc
mới trong một ngày. Đến
nay đã có năm bệnh nhân
nhiễm COVID-19 có bệnh
nền tử vong.
Chiều 2-8, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì
cuộc họp trực tuyến phòng,
chống dịch COVID-19 với
một số bộ, ngành, tỉnh, thành.
Sáu ca bệnh chưa
tìm được nguồn gốc
lây nhiễm
Phát biểu tại cuộc họp,
ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng,
cho biết: “Hiện chúng tôi rất
quan ngại có 6/121 ca nhiễm
chưa xác định được vết tích
lây trong cộng đồng. Có thể
trong cộng đồng vẫn còn các
bệnh nhân khác chưa được
phát hiện. Do đó, Đà Nẵng
quyết tâm tiếp tục truy vết,
xét nghiệm, cách ly, phong
tỏa một cách quyết liệt,
nhanh chóng để ngăn ngừa
dịch lây lan”.
Ông Thơ cho hay hiện Đà
Nẵng đã cách ly xã hội, tăng
cường cách ly theo tinh thần
Chỉ thị 16 của Thủ tướng,
đồng thời tăng cường các tổ
giám sát tại cộng đồng, yêu
cầu mọi người ở yên trong
nhà, chỉ ra ngoài khi có việc
thiết yếu; phong tỏa các cơ
sở có dịch lây lan. 
“Các cơ sở cách ly của
Đà Nẵng đã hoạt động hết
công suất, đang huy động
thêm các cơ sở công cộng,
trường học của TP và quận,
huyện để phục vụ cách ly.
Nếu dịch bùng phát mạnh
hơn thì sẽ cách ly tại nhà,
tuy nhiên phải thực hiện
chặt chẽ. Hiện Bộ Y tế chưa
khuyến khích cách ly tại nhà
nhưng Đà Nẵng vẫn chuẩn
bị đề phòng trường hợp khu
vực cách ly công cộng quá
tải” - ông Thơ nói.
Về xét nghiệm, ôngThơ cho
biết có ba cơ sở xét nghiệm,
đang chuẩn bị thêm hai cơ
sở khác. Dự kiến nếu các cơ
sở đi vào hoạt động sẽ nâng
năng lực xét nghiệm lên tới
khoảng 10.000 trường hợp/
ngày. Đồng thời, TP cũng
thực hiện truy vết các ca F1,
F2 để khoanh vùng cách ly.
“Thực hiện điều này càng
nhanh, chiến dịch phòng,
chống đại dịch sẽ càng được
rút ngắn lại. Nếu không làm
nhanh, dịch sẽ lây nhanh trong
cộng đồng, dẫn đến nguy cơ
vỡ trận” - ông Thơ nói và đề
Dốc sức hoàn thành
bệnh viện dã chiến
trong bốn ngày
Trưa cùng ngày, ôngTrương
Quang Nghĩa, Bí thư Thành
ủy TP Đà Nẵng, cùng đoàn
công tác đi thị sát khu vực
Cung thể thaoTiên Sơn (quận
Hải Châu, TP Đà Nẵng), nơi
đang được thi công để làm
bệnh viện dã chiến.
Theo bà Ngô Thị KimYến,
GiámđốcSởYtếTPĐàNẵng,
khu vực này sẽ có một phòng
xét nghiệm với đầy đủ trang
thiết bị để phục vụ công tác
phòng, chốngdịchCOVID-19.
“Sở Y tế đang xin ý kiến
Bộ Y tế hỗ trợ thêm nguồn
nhân lực để vận hành bệnh
viện dã chiến một cách hiệu
quả” - bà Yến cho hay.
Được biết, trong bệnh viện
dã chiến, hơn 700 giường sẽ
được dựng. Trong đó, mặt sàn
240 giường, khu vực hành
lang, tầng hai và tầng ba bố
trí gần 500 giường.
Qua kiểm tra, ông Nghĩa
yêu cầu các đơn vị thi công
tại công trình phải hoạt động
độc lập, thực hiện đúng các
quy định phòng, chống dịch
COVID-19.
“Các đơn vị phải đảm bảo
yêu cầu của một bệnh viện
dã chiến từ khâu nhỏ nhất
đến các khu biệt lập trên cơ
sở thiết kế của Bộ Xây dựng
phê duyệt. Dự kiến khoảng
bốn ngày sẽ hoàn thành xong
bệnh viện” - ông Nghĩa nói.
Cung thể thao Tiên Sơn
rộng hơn 94.000 m
2
, được
xây dựng theo thiết kế mô
hình một chiếc đĩa bay đáp
xuống mặt đất. Đây là nơi
diễn ra nhiều sự kiện thể
thao, văn hóa, nghệ thuật…
lớn của Đà Nẵng.
Trước đó, Thành ủy Đà
Nẵng yêu cầu chính quyền địa
phương gấp rút triển khai việc
xây dựng bệnh viện dã chiến
tại Cung thể thao Tiên Sơn
để phục vụ công tác phòng,
chống dịch COVID-19.
Bệnh viện dã chiến được
xây dựng với mục tiêu giảm
tải bệnh nhân cho các bệnh
viện trong TP, đồng thời tạo
điều kiện để tập trung làm
sạch các ổ dịch tại BV Đà
Nẵng, BV C Đà Nẵng, BV
Chỉnh hình và Phục hồi chức
năng Đà Nẵng.•
COVID-19: Khó tìm F
0
, dốc
sức xây bệnh viện dã chiến
“Chúng ta
vẫn tiếp tục
ghi nhận các
trường hợp
mắc tại cộng
đồng ởmột
số địa phương
trong cả nước,
đồng thời sẽ có
thêm trường
hợpmắc tử
vong do bệnh
nhân có bệnh
lý khá nặng” -
GS-TS Nguyễn
Thanh Long,
Quyền Bộ
trưởng Bộ Y tế.
Tính toán chặt chẽ
trước khi quyết định
giãn cách xã hội
Chúng ta không được chủ
quan,lơlà,lỏnglẻođểdịchbệnh
tràn lan, bùng phát, mất kiểm
soát. Cần tính toán rất chặt chẽ
trước khi quyết định giãn cách
xã hội với phạm vi và quy mô
hợp lý. Không được tuyên bố
giãn cách xã hội mà chưa tính
toán phương án phù hợp, đặc
biệt là khi chưa có ổ dịch, dẫn
đến bế tắc các hoạt động kinh
tế - xã hội.
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
Tiêu điểm
Cấp tốc dựng Cung thể thao Tiên Sơn (quậnHải Châu, TPĐàNẵng) thành bệnh viện dã chiến.
Ảnh: BÙI TOÀN
nghị Bộ Y tế hỗ trợ nâng cao
năng lực làm xét nghiệm cho
Đà Nẵng lên 20.000 trường
hợp/ngày.
“Việc truy vết F
0
đến
nay là không khả thi”
Cũng tại buổi họp, ông
Nguyễn Thanh Long, Quyền
Bộ trưởng Bộ Y tế, cho hay
dịch bệnh tại Đà Nẵng xuất
hiện từ tháng 7 đến nay đã trải
qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm với
hai thời điểm bùng phát dịch
(từ ngày 5-7 và từ ngày 16
đến 20-7). Ngành y tế đánh
giá tại Đà Nẵng có khả năng
nhiều nguồn lây khác nhau,
vì vậy việc truy vết F0 đến
nay là không khả thi. Ngoài
ra, do trải qua 4-5 chu kỳ
lây nhiễm nên khả năng lây
nhiễm tại cộng đồng khá cao.
“Có thể nói rằng có một
số ổ dịch tồn tại trong cộng
đồng và có thể tiếp tục lây
nhiễm” - ôngLongnhấnmạnh.
Ông Long nhận định nguồn
lâynhiễmchínhcủaCOVID-19
tại BV đa khoa Đà Nẵng.
Ngoài ra, chủng virus lần này
chưa từng xuất hiện tại Việt
Nam với tính lây nhiễm cao,
càng làm tăng khả năng lây
nhiễm. “Chúng ta vẫn tiếp tục
ghi nhận các trường hợp mắc
tại cộng đồng ở một số địa
phương trong cả nước, đồng
thời sẽ có thêm trường hợp
mắc tử vong do bệnh nhân
có bệnh lý khá nặng” - ông
Long cho hay.
“Dù hội đồng chuyên môn
với tất cả giáo sư, bác sĩ đầu
ngành và nhiều kinh nghiệm
nhất vào Đà Nẵng nhưng
vẫn không thể cứu chữa
được một số bệnh nhân mắc
COVID-19” - ông Long nói.
Về giải pháp phòng, chống
COVID-19 trong thời gian
tới, ông Long đề nghị lãnh
đạo các tỉnh, thành thực hiện
nghiêm chỉ đạo với tinh thần
“chống dịch như chống giặc”;
huy động cả hệ thống chính
trị vào cuộc; kiên định thực
hiện năm nguyên tắc trong
phòng, chống dịch (ngăn chặn,
phát hiện, cách ly, khoanh
vùng, dập dịch), đồng thời
làm tốt công tác điều trị và
khẩn trương truy vết các
trường hợp về từ Đà Nẵng.
Phát biểuvới cácđịaphương
trên toàn quốc, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu
phải bình tĩnh, chủ động, kiên
quyết để ngăn chặn có hiệu
quả làn sóng thứ hai của dịch
COVID-19 vào Việt Nam.
Tinh thần là không để lây
lan trên diện rộng, không để
những ổ dịch mới khi phát
hiện không được ngăn chặn.
Không được chủ quan nhưng
không được hoang mang, dao
động, bị động.
Về giải pháp
phòng, chống
COVID-19 trong
thời gian tới, ông
Long đề nghị lãnh
đạo các tỉnh, thành
thực hiện nghiêm
chỉ đạo với tinh
thần “chống dịch
như chống giặc”.
Chiều 2-8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi
nhận thêm 30 trường hợp nhiễm COVID-19
mới, trong đó Đà Nẵng có 16 ca, Quảng Nam
chín ca, Đắk Lắk hai ca, riêng Đồng Nai có
ca đầu tiên.
Cụ thể,
ca bệnh 591
(BN591): Bệnh nhân
nữ, 63 tuổi, Duy Xuyên, QuảngNam;
ca bệnh
592
(BN592): Bệnh nhân nữ, 100 tuổi, Duy
Xuyên, Quảng Nam;
ca bệnh 593
(BN593):
Bệnh nhân nam, 75 tuổi, TP Hội An, Quảng
Nam;
ca bệnh 594
(BN594): Bệnh nhân nữ,
68 tuổi, TP Hội An, Quảng Nam;
ca bệnh 595
(BN595): Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, TP Biên Hòa,
Đồng Nai;
ca bệnh 596
(BN596): Bệnh nhân
nữ, 23 tuổi,Thăng Bình, QuảngNam;
cabệnh
597
(BN597): Bệnh nhân nam, 39 tuổi, Thăng
Bình, Quảng Nam;
ca bệnh 598
(BN598):
Bệnh nhân nữ, tám tuổi, Thăng Bình, Quảng
Nam;
ca bệnh 599
(BN599): Bệnh nhân nữ,
chín tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam;
ca bệnh
600
(BN600): Bệnh nhân nữ, bảy tuổi, Thăng
Bình, QuảngNam;
cabệnh601
(BN601): Bệnh
nhân nữ, 41 tuổi, thường trú quận Tân Phú,
TP.HCM; tạm trú TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk;
ca bệnh 602
(BN602): Bệnh nhân nam, 14
tuổi,TPBuônMaThuột, Đắk Lắk;
cabệnh603
(BN603): Bệnh nhân nam, 21 tuổi, quận Bình
Thạnh, TP.HCM;
ca bệnh 604-619
(BN604-
619): Các bệnh nhân được ghi nhận trên địa
bànTP Đà Nẵng;
ca bệnh 620
(BN620): Bệnh
nhân nữ, 44 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam.
Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ Y tế thông
báo về bốn ca COVID-19mới.Trong đó có hai
ca liên quan đến TP Đà Nẵng (TP.HCM một,
Quảng Ngãi một) và hai ca cách ly ngay sau
khi nhập cảnh tại Hòa Bình.
Thêm 34 ca nhiễm mới, Đồng Nai có ca đầu tiên
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook