178-2020 - page 15

15
Bình luận
CÔNG TUẤN
S
au hơn 10 ngày VFF
thông báo tạm dừng các
giải đấu chuyên nghiệp
quốc gia vô thời hạn, CLB
Thanh Hóa đã tung một đòn
độc khi muốn không tiếp tục
tham gia các trận đấu còn lại
của V-League do không biết
thời điểm chính thức trở lại.
Một lý do khác là tình hình
hoạt động của đội bóng đang
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là nguồn tài chính để duy trì
hoạt động.
Làng bóng Việt Nam chiều
muộn 5-8 đã lao xao với lá
đơn xin dừng V-League của
đội Thanh Hóa, trong lúc cả
UBND tỉnh Thanh Hóa lẫn
VFF đều cho biết chưa nhận
đơn. Người nguyên tắc thì
nói CLB này phá cuộc chơi,
không có tiền làm bóng đá
thì nghỉ, theo điều lệ đánh rớt
xuống hạng ba, để đội khác đá.
Người lại thông cảm có suy
nghĩ phải ở trong chăn mới
biết chăn có rận, dịch bệnh
COVID-19 làm nhà nhà mệt
mỏi, đâu phải lúc nào đi xin
tiền doanh nghiệp cũng cho.
Chủ tịch CLB Thanh Hóa
Nguyễn Văn Đệ khôn khéo
bày tỏ chẳng ai dám đánh rớt
hạng đội Thanh Hóa xuống
hạng ba cả, bởi ông không bỏ
V-League mà chỉ xin dừng
chơi tiếp vì khó khăn về tiền
bạc. Và kèm theo lá đơn rò rỉ
thống thiết là việc bầu Đệ yêu
cầu các nhà tổ chức giải hỗ
trợ kinh phí cho CLB, đồng
thời VFF có trách nhiệm chia
sẻ nguồn tiền 1,5 triệu USD
rót từ FIFA.
Chưa biết khoản tiền này đã
chảy vào tài khoản của VFF
chưa và không biết VFF có
chịu chi cho CLB đỡ khổmùa
dịch COVID-19 hay không.
Ở Việt Nam thì các CLB cứ
nghengóngcòn làngbóngThái
Lan thì đã nhận và nói rằng
đây là khoản hỗ trợ thường
niên cho liên đoàn thành viên
nên không có trách nhiệm
chia cho ai cả.
Đặc thùmỗi liên đoàn bóng
đá khác nhau và thiệt hại vì
dịch bệnh COVID-19 cũng
không giống nhau. Nhưng ít
nhất VFF phải có trách nhiệm
thông tin về nguồn tiền và
mục đích sử dụng, sau lần
Phó Chủ tịchVFF Trần Quốc
Tuấn cho biết Hội đồng FIFA
trích từ Quỹ đoàn kết hỗ trợ
mỗi liên đoàn thành viên 1
triệu USD và 500.000 USD
cho phát triển bóng đá nữ.
Thực chất, số tiền 1 triệu
USDgiảsửVFFmangchiađều
cho26CLBchuyênnghiệp (14
đội V-League và 12 đội hạng
Nhất), không chỉ mỗi Thanh
Hóa, cũng chẳng đáng là bao
so với chi phí mỗi CLB chi
cho cảmùa giải. Tuy nhiên, sự
chia sẻ của các nhà làm bóng
đá với thành viên của mình
trong mùa dịch bệnh sẽ làm
họ ấm lòng hơn, có tình có
nghĩa hơn, như trưởng đoàn
Quảng Nam - ông Nguyễn
Húp nói gửi cho ông một gói
mì tôm cũng vui.
Chúng tôi hỏi chuyện một
quan chức VFF về khoản chi
của FIFAsẽ dùng ra sao, ông
nói chưa thấy và “mọi thứ sẽ
thông báo sau”. Rõ ràng VFF
đang rối vì cần phải minh bạch
số tiền này, dù chưa biết nó
đến lúc nào, trong thời điểm
nhạy cảm cả FIFA cũng rối
khi chủ tịch FIFA đang bị
điều tra hình sự về tội danh
tham nhũng và một số nghi
án khác.•
BầuĐệ
(bìa
trái)
nổ phát
pháo đầu việc
ThanhHóa xin
không thi đấu
vì khó khăn tài
chính trong
mùa dịch và
giải bị dừng.
Ảnh:
NGỌCDUNG
Chờ VFF và VPF gỡ rối
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú trước sau như một vẫn khẳng
định khônghủyV-League nếu các cơquan chức năng không
cấm. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh COVID-19 lúc này rất
khó lường khiến không ai có thể đoán biết sẽ kiểm soát
lúc nào. Dĩ nhiên, VPF đã thủ sẵn những phương án khác
nhau cho bóng lăn trở lại nhưng tùy thuộc vào tình hình
và thời điểm mới công bố. Trong khi đó, không chỉ có CLB
Thanh Hóa nóng lòng đòi dừng giải mà nhiều đội bóng
khác cũng kiến nghị hủy như SL Nghệ An, Quảng Nam, Hải
Phòng, Nam Định.
Chủ tịchVFF Lê Khánh Hải hứa hẹn khi nàoVFF nhận đơn
xin nghỉ của CLB Thanh Hóa sẽ cùng VPF tìm cách tháo gỡ.
Tất cả đều phải vì lợi ích chung của bóng đá Việt Nam. Ông
Hải thừa nhận có thể rất khó đưa ra phương án tốt nhất
nhưng luôn đảm bảo quyền lợi cho CLB trong hoàn cảnh
bất khả kháng vì dịch bệnh COVID-19.
TT
VFF, các CLB và 1,5 triệu
USD FIFA hỗ trợ
CLBThanhHóa đòi dừng V-League cùng nhiều đội bóng khác muốn
hủy giải với hy vọng VPF hỗ trợ kinh phí duy trì trongmùa dịch và
mong VFF chia sẻ phần 1,5 triệuUSD từ FIFA.
Làng bóng Việt
Nam chiều muộn
5-8 đã lao xao với
lá đơn xin dừng
V-League của đội
Thanh Hóa, trong
lúc cả UBND tỉnh
Thanh Hóa lẫn VFF
đều cho biết chưa
nhận đơn.
Thể thao -
ThứSáu 7-8-2020
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN - NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chïë
baãn, in taåi Cöng ty TNHH
MTV Lï Quang Löåc TP.HCM
ThanhHóabỏgiảivàmặtbằng
nghiệpdưlĩnhlươngcao
Việc bầu Đệ của CLB Thanh Hóa tung công văn bỏ giải được
xem làmột đòn gió đánh vào nhiềumục tiêu. Công văn có NẾU,
có SẼ, có THÌ và có nhiềumục, nhiều vế để làm khó VPF, làm khó
VFF, đồng thời giải quyết được chuyện không phải chi thêm tiền
phát sinh do hoãn giải. Ngược lại, có khi còn lãi đậm nếu hủy
giải hoặc đá tiếp mà có tiền hỗ trợ từ VPF hay VFF.
Cùng với Thanh Hóa, nhiều CLB (đặc biệt là những đội rơi vào
nhóm dưới bị đe dọa đi chung kết ngược) đã có ý định hủy giải,
không xuốnghạng, chờnămsauđá giải mới. Thực tế khônghẳn
là các đội này sợ xuốnghạng, mà là sợ phải nuôi quân trong thời
gian chờ đá lại mà không biết là khi nào đá. Bên cạnh đó, kỳ hạn
thanh toán lần hai tiền lót tay cho các cầu thủ đã gần kề. Vì thế,
nếu dừng thời điểm này, lãnh đạo các đội sẽ có cớ không đá thì
không phải chi khoản tiền lớn có khi lên đến cả chục tỉ đồng.
Trongkhi đó, VPF, đơnvị điềuhànhgiải, cũngcócách tính riêng
củamình. Bóng lăn giữa chừng rồi hủy thì sẽ mất rất nhiều, còn
cố lăn về đích thì mới có đủ các khoản tài trợ kèm theo những
điều khoản phụ.
Khác biệt từ bóng đá chuyên nghiệp của ta so với các nước là
những nhà làm bóng đá ĐƯỢC rất nhiều từ bóng đá, trong khi
các CLB thì chưa CLB nào tự nuôi sống bằng tiền làm ra từ bóng
đá. Đa phần một CLB sống bằng một phần tiền của địa phương
và một phần của doanh nghiệp. Hoặc toàn bộ từ doanh nghiệp
có được những dự án, những ưu ái từ địa phương rồi có nghĩa vụ
“nuôi” đội bóng.
Phíađơn vị điềuhành, VPF đãbánđược sảnphẩmtừV-League
nhưng phần bánh chia cho các CLB rất khiêm tốn, thua rất rất
xa so với các nền bóng đá chuyên nghiệp có giá trị bản quyền
cực lớn chia cho các CLB ứng với thứ hạng qua từng mùa giải.
Gọi là bóng đá chuyên nghiệp nhưng nhiều CLB Việt Nam
vẫn sống trong cơ chế “xin - cho” và tiêu tiền từ ông chủ hay
tập đoàn đỡ đầu.
VPF mang tiếng là công ty có cổ phần từ VFF và từ các CLB
nhưng tiếng nói của các CLB đa phần lại là tiếng nói vì quyền
lợi của lãnh đạo các đội bóng. Thế nên mới có chuyện không ít
ông ủy viên của VPF đại diện cho đội mình đi vận động các đội
theo phe hủy giải.
18 năm trước khi làm giám đốc kỹ thuật CLB HA Gia Lai, ông
Nguyễn Văn Vinh từng nói bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam
thực chất là nghiệp dư lĩnh lương cao.
Giờ thì điều đấy vẫn còn nguyên giá trị.
NGUYỄN NGUYÊN
Tài năng trẻ Malaysia học Công Phượng
sang Bỉ đầu quân
Tuyển thủ bóng đá U-19 Malaysia Luqman Hakim
Shamsudin vừa hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng đến
CLB chuyên nghiệp của Bỉ - KV Kortrijk theo bản hợp
đồng có thời hạn năm năm.
Theo báo chí Malaysia thì tại Bỉ, Luqman Hakim sẽ
được trả 20.000-23.000 ringgit (4.000-5.000 USD) một
tháng, được cung cấp một căn hộ và xe hơi.
Buổi lễ ký kết hợp đồng và ra mắt CLB mới có sự
tham dự của ông trùm kinh doanh địa phương Vincent
Tan, cũng là chủ sở hữu CLB KV Kortrijk mà Luqman
Hakim khoác áo. Phát biểu sau buổi họp báo, tỉ phú
Vincent Tan nhấn mạnh: “Một dịp tuyệt vời đối với
bóng đá Malaysia. Đây có thể là lần đầu tiên người
Malaysia chơi bóng ở châu Âu và người Malaysia đầu
tiên chơi ở giải đấu hàng đầu Bỉ”.
Dự kiến Luqman ​sẽ đến Kortrijk vào tuần tới, thực
hiện kiểm tra y tế trước mùa giải mới.
Luqman Hakim từng là vua phá lưới của giải vô địch
U-16 châu Á 2018 và theo tờ
The Guardian
thì cầu thủ
trẻ này được xếp vào danh sách 60 tài năng trẻ xuất
sắc nhất thế giới. Luqman Hakim cũng là một trong 80
tài năng trẻ trên toàn thế giới lọt vào vòng sơ lược giải
thưởng Golden Boy năm nay.
Dù vậy, việc Luqman chuyển tới KV Kortrijk
được xem là có ưu ái nhờ sự đỡ đầu của tỉ phú người
Malaysia vốn là ông chủ CLB của Bỉ.
Để xem tài năng bóng đá Malaysia có thể hiện được
mình bằng cách vượt qua chuyện “hợp đồng thương
mại” mà gần đây bóng đá Đông Nam Á thường mắc
phải.
MINH QUANG
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook