178-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu7-8-2020
• Mỹ
: Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo ngày 5-8 khẳng định đang treo
thưởng 10 triệu USD cho bất kỳ ai có
thông tin về bất kỳ đối tượng nào âm
mưu can thiệp kỳ bầu cử tổng thống
vào tháng 11 tới, theo đài
CNN
. Ông
nhấn mạnh chính quyền Tổng thống
Donald Trump đang nỗ lực hết sức để
bảo đảm an ninh cho sự kiện này, trong
khi “Nga và nhiều thế lực khác” tìm
cách thao túng kết quả bầu cử.
• Philippines
: Trang thống kê
Worldometer
tối 6-8 (giờ Việt Nam)
cho biết tổng số ca nhiễm COVID-19 ở
Philippines đã chạm mốc 120.000 với
hơn 2.000 người tử vong, biến nước
này thành vùng dịch nghiêm trọng nhất
Đông Nam Á. Thủ đô Manila và một số
tỉnh, thành lân cận đang bị phong tỏa
hoàn toàn cho đến hết ngày 18-8 (giờ
địa phương).
• Ba Lan
: Hãng tin
AFP
ngày 6-8
cho biết một cư dân TP Jaworzno, miền
Nam Ba Lan, vừa trình báo nhận được
bưu kiện chứa hạt giống bí ẩn có in chữ
Trung Quốc. Cơ quan chức năng cảnh
báo những hạt giống này có nguy cơ
gây hại cho môi trường. Ba Lan là nước
mới nhất sau khi một loạt quốc gia ở
châu Âu cùng Mỹ và Canada tuần qua
ghi nhận sự xuất hiện của hàng ngàn
bưu kiện tương tự.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Lý do Trung Quốc chấp nhận
“xuống nước” trước Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh sẵn sàng phản ứngmột cách điềm tĩnh
và hợp lý trước các động thái từ phíaMỹ.
ÁNHNGỌC
T
Thời Báo Hoàn Cầu
,
ấn phẩm thuộc sự quản lý
của
Nhân Dân Nhật Báo
,
cơ quan ngôn luận chính thức
của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (TQ) hôm 5-8 dẫn lời
Ngoại trưởng Vương Nghị
cho biết Bắc Kinh sẵn sàng
đối thoại với Washington để
giải quyết căng thẳng.
Bắc Kinh bất ngờ
dịu giọng
“Trong quan hệ quốc tế hiện
nay, đối thoại là giải pháp hợp
lý để giải quyết các vấn đề và
xây dựng lòng tin. Đối thoại
chứ không đối đầu chính là
quan điểm không chỉ của TQ
mà còn là của đa số các nước
khác” -
Thời Báo Hoàn Cầu
trích lời ông Vương. Ngoại
trưởng TQ cũng nói thêm,
Mỹ và TQ là hai quốc gia lớn
có hệ thống xã hội, lịch sử,
văn hóa khác nhau, đồng thời
mỗi nước cũng có những mối
quan tâm và lợi ích của riêng
mình. Đó là điều hoàn toàn
tự nhiên, không có gì là lạ.
“Điều quan trọng là đừng
một ai (trong hai nước) đóng
sập cánh cửa đối thoại vào
bất kỳ thời điểm nào. Khác
biệt, đánh giá sai hay thậm
chí đối đầu không nên được
phép thống lĩnh các mối quan
hệ giữa hai quốc gia” - ngoại
trưởng TQ khẳng định.
Người đứng đầu chính phủ
TQ cũng giải thích rằng: Là
một quốc gia lớn và có trách
nhiệm, TQ luôn cởi mở và
chân thành, sẵn sàng tham
gia vào các cuộc đối thoại
thẳng thắn, hiệu quả với phía
Mỹ, đồng thời phản ứng một
cách điềm tĩnh và hợp lý trước
bất kỳ động thái nào có phần
thiếu cân nhắc và đầy bất an
từ phía Mỹ. “Chúng tôi sẵn
sàng tái khởi động các cơ chế
đối thoại với phía Mỹ ở mọi
cấp độ, về bất kỳ vấn đề gì
và vào bất kỳ thời điểm nào.
Mọi chuyện đều có thể được
đưa lên bàn đàm phán” - ông
Vương nhấn mạnh.
PhíaTQđề xuấtMỹ - Trung
nên lập ra ba danh sách tương
ứng với các vấn đề: Hợp tác,
đối thoại và mâu thuẫn giữa
hai bên. Từ đó, cả hai có
thể lên lộ trình cùng nhau
đàm phán và đi đến thống
nhất quan điểm trong tương
lai. “Chúng tôi kêu gọi Mỹ
ngừng các động thái có tính
chất kiêu ngạo và định kiến,
thay vào đó tham gia vào
các cuộc đối thoại mang tính
xây dựng với chúng tôi trên
nguyên tắc nền tảng là bình
đẳng” - ngoại trưởng TQ nói.
Ông nói TQhy vọng bằng các
biện pháp nói trên, quan hệ
Mỹ - Trung có thể trở lại đúng
định hướng không xung đột,
đối đầu, tôn trọng lẫn nhau
và hợp tác cùng có lợi.
“Điều này phục vụ lợi
ích chung của hai dân tộc
và đáp ứng sự kỳ vọng của
cộng đồng quốc tế” - ông
Vương cho biết. Trước bài
phát biểu của ông Vương
một ngày (hôm 4-8), Đại sứ
TQ tại Mỹ Thôi Thiên Khải
cũng khẳng định “TQ không
muốn căng thẳng thêm với
Mỹ”. Ông Thôi cho biết
một cuộc chiến tranh lạnh
mới giữa hai cường quốc sẽ
không mang lại bất kỳ lợi
ích nào cho cả đôi bên. “Hà
cớ gì chúng ta (Mỹ - TQ) lại
khiến lịch sử lặp lại trong
khi (cả hai nước phải) đối
mặt với quá nhiều thách thức
mới?” - người đại diện TQ
tại Mỹ đặt vấn đề, gợi ý hai
nước nên giảm căng thẳng,
ngồi vào bàn đàm phán.
Rõ ràng, các động thái thống
nhất tronggiới chức tráchngoại
giao TQ cho thấy Bắc Kinh
đang muốn hòa hoãn với Mỹ
nhằm làm giảm căng thẳng
đang leo thang “chưa từng
có” trong quan hệ hai nước
trong vài thập niên gần đây.
Vì sao Trung Quốc
“xuống nước”?
Lý giải về việc Bắc Kinh
dịu giọng, có thể nghĩ đến ba
giả thuyết. Thứ nhất, TQ thực
sự thấmđòn trước sự tấn công
dồn dập của Mỹ. Cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung tiếp
tục đi vào ngõ cụt khi cả hai
vẫn chưa đi đến các thống
nhất về lộ trình chấm dứt
thương chiến.
Nền kinh tế của TQ, ngoài
lý do dịch COVID-19, đang
chịu áp lực nặng nề từ thương
Ngoại trưởngTrungQuốcVươngNghị nói với TânHoaXã: QuanhệMỹ - Trungcó thểgiảmcăng thẳng,
đưahai nước trở lại đúngđịnhhướngkhôngxungđột, khôngđối đầu, tôn trọng lẫnnhauvàhợp tác
cùngcó lợi. Ảnh: TÂNHOAXÃ
Biển Đông sẽ hạ nhiệt?
Trước việc TQ hạ giọng, giới quan sát cho rằng Biển
Đông sẽ hạ nhiệt từ nay đến cuối năm. Bởi lẽ TQ không
muốn leo thang tại đây khi khu vực đã “nóng hơn bao
giờ hết”. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào hành xử
của hai nước trong bối cảnh Mỹ lẫn TQ đang điều đến
Biển Đông nhiều tàu chiến, máy bay cùng lực lượng
hải quân hùng hậu. Ngoài ra, Biển Đông không phải là
chuyện riêng củaMỹ vàTQ. Các nước ở Đông NamÁ, bất
chấp đối đầu Mỹ - TQ có hạ nhiệt hay không, đang liên
tiếp nhắm vào các yêu sách phi pháp của TQ ở cả mặt
trận ngoại giao lẫn pháp lý.
Dù TQ có hạ giọng với Mỹ,
giới quan sát khẳng định tham
vọng của Bắc KinhởBiểnĐông
là điều không thể đảo ngược.
Bắc Kinh vẫn tiếp tục nuôi ý đồ
biến BiểnĐông thành“ao nhà”.
Vấn đề là họ đang lựa thời cơ
thích hợp cho những bước đi
tiếp theo.
Tiêu điểm
Nếu càng quyết
chống Mỹ, Bắc Kinh
sẽ chịu áp lực từ
phía ông Trump lẫn
phe diều hâu TQ
tại Mỹ.
250.000
người dân mất nhà cửa, trong khi số người tử
vong nay đã tăng lên 135 sau hai vụ nổ liên
hoàn ở thủ đô Beirut của Lebanon, tờ
The
Guardian
ngày 5-8 dẫn lời Thị trưởng TP Marwan
Abboud cho biết. Thiệt hại vật chất ước tính lên
đến 5 tỉ USD.
PHẠM KỲ
chiến với Mỹ. Các tập đoàn
công nghệ đình đám của TQ
như Huawei hay các công ty
mới nổi như Tik Tok đã trở
thành nạn nhân trong thương
chiến hai nước. Không chỉ
Mỹ, ẤnĐộ, mà châuÂu cũng
nhắm vào các doanh nghiệp
công nghệTQ. Ngoài ra, xung
đột giữa TQ với Ấn Độ tiếp
tục làm dấy lên lo ngại New
Delhi tấn công thương mại
Bắc Kinh khiến TQ cần thời
gian để xoay xở.
Thứ hai, TQ lâu nay vẫn
tuyên truyền rằng Tổng thống
MỹDonaldTrump đang nhắm
vào Bắc Kinh để “mua phiếu
bầu” trong cuộc chạy đua vào
Nhà Trắng năm 2020. Vì vậy,
hiện nay đến cuối năm, ông
Trump sẽ còn tiếp tục tung
ra nhiều “đòn bất ngờ” nếu
TQ tiếp tục cương quyết đối
đầu. Một giải thích khác cho
những động thái cứng rắn
với TQ gần đây từ phía Mỹ
chính là giới diều hâu Mỹ
lo ngại ông Trump thất bại
trước đối thủ Dân chủ Joe
Biden. Vì vậy, trước khi có
kết quả bầu cử, phe diều hâu
TQ muốn thúc đẩy các hoạt
động chống lại TQ dựa vào
cớ Bắc Kinh liên tục gây hấn,
dọa nạt Washington.
Dù là động cơ nào từ phía
Mỹ, tất cả đều không có lợi
choTQ thời điểmhiện tại. Nếu
càng quyết chống Mỹ, Bắc
Kinh sẽ chịu áp lực từ phía
ông Trump lẫn phe diều hâu
TQ tại Mỹ. Vì vậy, chờ đợi
đến khi có kết quả bầu cửMỹ,
dù ai thắng thì TQ vẫn sẽ có
thêm thời gian và không gian
để suy tính kỹ các phương án
đối phó Washington.
Cuối cùng, Mỹ đang tạo ra
một hiệu ứng trong cộng đồng
quốc tế khiến uy tín của TQ
suy giảm nghiêm trọng. Việc
Mỹ gửi công thư lên LiênHợp
Quốc và phát đi các thông báo
đanh thép nhắm trực diện vào
yêu sách phi pháp của TQ
tại Biển Đông đã khiến khu
vực này trở thành tâm điểm
thời gian gần đây. Chưa kể
Mỹ liên tục tăng cường hiện
diện quân sự tại Biển Đông
để thách thức các đòi hỏi vô
lý của TQ. Từ đó, Úc đã vào
cuộc: Đệ trình công hàm lên
Liên Hợp Quốc và phát biểu
phản đối yêu sách của TQ.
Nếu các cuộc “khẩu chiến”
kéo dài, khả năng các đồng
minh của Mỹ sẽ tiếp tục lên
tiếng chống Bắc Kinh.
Rõ ràng, thời thế hiện nay
không ủng hộ các hành động
“lớn tiếng” của TQ nhằm vào
Mỹ. Việc theo đuổi “ngoại
giao chiến lang” hay các cuộc
“khẩu chiến” sẽ khiến TQ sa
lầy vào việc đụng độ với Mỹ.
Tất nhiên, Washington cũng
chịu những tổn thất khi đối
đầu Bắc Kinh nhưng cái giá
mà TQ phải trả so với Mỹ có
lẽ là lớn hơn rất nhiều.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook