178-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu7-8-2020
Dựkiếnrót 116.784 tỉ đồngđầu tưgiao thôngởmiềnTây
Tách làm ba dự án
thành phần
TheophươngánmàUBNDtỉnhĐồng
Nai đãđềxuất vàđượcThủ tướngChính
phủ chấp thuận, dự án xây dựng cầu
Cát Lái sẽ được tách ra làm ba dự án
thành phần gồm:
Phần đường dẫn phía TP.HCM được
giao cho UBNDTP.HCM là cơ quan nhà
nước có thẩm quyền triển khai thực
hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng
xây dựng - chuyển giao (BT).
Phần đường dẫn phía tỉnhĐồngNai
sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai
thực hiện theo hình thức BT.
PhầncầuchínhsẽdoUBNDtỉnhĐồng
Nai là cơquannhànước có thẩmquyền
thực hiện theo hình thức BOT. Đối với
phần cầu chính, trongquá trìnhnghiên
cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo
hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên
cứu triển khai theo phương án BOT kết
hợp BT. Quỹ đất đối với phần BT này sẽ
nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Tiêu điểm
Thống nhất tĩnh không cầu phải là 55 m
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho hay: Ngay từ đầu, hai địa phương (Đồng
Nai và TP.HCM) làm việc đã thống nhất tĩnh không cầu Cát Lái phải là 55m.
Vị đại diện này lý giải khu vực Cát Lái có nhiều khu công nghiệp, cảng
biển… nơi có nhiều tàu container ra vào. Việc xây dựng tĩnh không theo
tiêu chuẩn là để đảm bảo lưu thông đường thủy, lưu thông hàng hóa và
phát triển giao thông thủy.
Đại diện Sở GTVT đánh giá việc xây dựng cầu Cát Lái sẽ làm tăng khả
năng kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận, đặc biệt là khu vực Nhơn
Trạch và sân bay Long Thành sau này.
Tuy nhiên, TP.HCM đang trong quá trình nghiên cứu quy hoạch đường
dẫn đầu cầu Cát Lái nhằm đảm bảo lưu thông khu vực TP.HCM. Sau khi
nghiên cứu, thống nhất mới tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.
Đối với các ý kiến cho rằng cầu Cát Lái là tuyến đường kết nối tới sân bay
Long Thành thì không hẳn. Cụ thể, người dân có thể lựa chọn nhiều tuyến
đường khác như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức
- Long Thành và sau này sẽ có cầu Cát Lái chia sẻ thêm áp lực giao thông.
ĐÀOTRANG-VŨHỘI
M
ới đây, một số trang mạng
xã hội cho rằng chủ đầu tư
dự án xây dựng cầu Cát Lái
(nối TP.HCM và Đồng Nai) đã rút
lui, không đầu tư dự án. Nguyên
nhân được cho là cơ quan chức
năng thay đổi tĩnh không cầu Cát
Lái khiến nhà đầu tư từ chối.
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai khẳng
định thông tin trên là không chính
xác, gây hoang mang dư luận.
Các thông tin về dự án từ
một số trang mạng
Cầu Cát Lái là một dự án được
người dân TP.HCM và Đồng Nai
mong ngóng từ lâu nay. Vì vậy, bất
cứ thông tin nào liên quan đến dự
án này cũng được người dân hai địa
phương đặc biệt quan tâm.
Những ngày qua,một số trangmạng
xã hội đưa thông tin rằng: Trong cuộc
gặp với các doanh nghiệp thuộc CLB
Bất động sản Việt Nam và CLB Bất
động sản TP.HCM mới đây, ông Lê
Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây
dựng tỉnh Đồng Nai, đã cho biết về
tiến độ triển khai xây dựng cầu Cát
Lái nối Nhơn Trạch (Đồng Nai) với
quận 2 (TP.HCM). Theo đó, trong
quy hoạch của TP Nhơn Trạch, cầu
Cát Lái sẽ được triển khai xây dựng
sau năm 2025. Trong giai đoạn 2020-
2025, tập trung làm tuyến cầu đường
quận 9 nối với Nhơn Trạch.
Các trang thông tin này cho biết
thêm, do hiệu ứng từ việc sân bay
Long Thành chuẩn bị khởi công
xây dựng nên một số nhà đầu tư đặt
vấn đề với tỉnh Đồng Nai làm cầu
Cát Lái, đề xuất làm cầu có độ tĩnh
không bằng cầu Sài Gòn hiện tại. Khi
tham gia nghiên cứu, Sở Xây dựng
phát hiện nếu làm như vậy thì tàu
chở container, hàng hóa không thể
đi qua để vào Tân Cảng ở TP.HCM.
Vì vậy, khi Sở Xây dựng đề xuất
độ tĩnh không cầu Cát Lái phải 55
m, nhà đầu tư đã rút. Hiện Đồng
Nai kêu gọi nhà đầu tư hợp tác làm
cầu Cát Lái nhưng tiến độ thực hiện
đang chậm.
Đồng thời, các trang thông tin
này cũng cho rằng việc thay đổi tĩnh
không sẽ làm thay đổi vị trí đường
dẫn. Cụ thể, cầu Cát Lái sẽ xuống
Đại Phước chứ không phải Phú
Hữu như dự kiến ban đầu. Lúc này,
Phú Hữu sẽ nằm dưới gầm cầu nên
không thể làm đô thị như thông tin
lan truyền hiện nay.
Thực hư chủ đầu tư
rút khỏi dự án cầu
Cát Lái
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho hay thông tin chủ đầu tư rút lui
khỏi dự án xây dựng cầu Cát Lái vì độ tĩnh không 55 m là không
chính xác.
Chưa có nhà đầu tư thì
sao có chuyện rút lui
Về các thông tin trên, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Lê Mạnh
Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng
tỉnh Đồng Nai, khẳng định: Trong
cuộc gặp với các doanh nghiệp thuộc
CLB Bất động sảnViệt Nam và CLB
Bất động sản TP.HCMmới đây, ông
có nói Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai
đề xuất độ tĩnh không cầu Cát Lái
phải 55 m.
“Chứ tôi không nói về nội dung
liên quan đến các nhà đầu tư của
dự án. Tôi chỉ nói về quy hoạch đất
nông nghiệp bao quanh khu vực gần
cầu Cát Lái chứ có nói gì về các nhà
đầu tư cầu Cát Lái đâu. Hiện nay,
dự án cầu Cát Lái chưa thống nhất
việc xây dựng mà sao đã có nhà đầu
tư?” - ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Từ Nam Thành, Giám đốc
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, cũng cho
hay hiện nay phía TP.HCMvẫn chưa
thống nhất đường dẫn cầu. Vì vậy
chưa thể xác định nhà đầu tư trong
việc xây dựng dự án cầu Cát Lái.
Theo ông Thành, một số thông tin
cho rằng nhà đầu tư đã rút khỏi dự án
xây cầu Cát Lái vì xây cầu phải có
độ tĩnh không 55 m là không chính
xác. Trước đây, TP.HCM được Thủ
tướng Chính phủ đồng giao là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền triển
khai thực hiện dự án.
Trong quá trình lựa chọn nhà đầu
tư, Công ty 194 lập hồ sơ phương
án xây dựng dự án về quy mô, xây
cầu độ tĩnh không bắt buộc phải là
55 m; vùng nước cho tàu lưu thông
trên 60.000 tấn và có các quy hoạch
xung quanh.
Sau này, Thủ tướng Chính phủ giao
UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà
nước có thẩm quyền triển khai thực
hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay hai
địa phương (Đồng Nai và TP.HCM)
vẫn chưa bàn bạc xong về vị trí đầu
dẫn, quy mô xây dựng, nhất là phía
đầu TP.HCM.
Tỉnh Đồng Nai cũng sẽ cùng
TP.HCM bàn phương án tốt nhất để
tháo gỡ vướng mắc trong quá trình
quy hoạch đường dẫn đầu cầuCát Lái.
“Hiện nay chưa có quyết định
thống nhất thì làm sao đã lựa chọn
được nhà đầu tư mà có nhà đầu tư
rút lui hay thực hiện. Các nhà đầu tư
chỉ mới gửi hồ sơ đề xuất và mong
muốn tham gia vào dự án. Sau khi
xem xét hồ sơ lựa chọn mới đấu
thầu xây dựng theo quy định” - ông
Thành cho biết.•
Hiện nay, người dân vẫn phải sử dụng phà Cát Lái để qua lại giữaĐồngNai và TP.HCM. Ảnh: LƯUĐỨC
Tỉnh Đồng Nai sẽ cùng
TP.HCM bàn phương án
tốt nhất để tháo gỡ vướng
mắc trong quá trình quy
hoạch đường dẫn đầu
cầu Cát Lái.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Vĩnh Long về việc cử tri kiến nghị sớm khắc phục tình
trạng hư hỏng các tuyến quốc lộ ở khu vực ĐBSCL.
Cụ thể, cử tri cho rằng các tuyến quốc lộ tại khu vực này
đang xuống cấp, sụt lún. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến
việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, mất an toàn giao thông
cho người dân.
Bộ GTVT cho rằng hiện chiều dài các tuyến quốc lộ khu
vực ĐBSCL khoảng 2.500 km, chiếm 10% tổng số chiều
dài các tuyến quốc lộ trên toàn quốc. Mặc dù nguồn lực
đầu tư cho xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ còn hạn chế
nhưng Bộ GTVT đã tập trung ưu tiên sửa chữa và cải tạo,
nâng cấp hệ thống quốc lộ ở khu vực ĐBSCL.
Cụ thể, về công tác bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã chỉ
đạo Tổng cục Đường bộ rà soát, kiểm tra các tuyến quốc
lộ để phát hiện các điểm đen, các hư hỏng và đưa vào kế
hoạch bảo trì đường bộ hằng năm.
Trong đó, năm 2020, tổng kinh phí sửa chữa đạt khoảng
800 tỉ đồng. Dự kiến năm 2021 đạt khoảng 850 tỉ đồng
(không tính kinh phí bảo dưỡng thường xuyên).
Bộ GTVT cũng đang triển khai đầu tư nâng cấp, cải tạo
một số dự án như tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, quốc lộ 1
(đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang)... với tổng số vốn trên
4.000 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT xây dựng kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, khu vực
ĐBSCL đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư mới 38 dự
án đối với cả bốn lĩnh vực gồm đường bộ, hàng hải, đường
thủy nội địa và hàng không, tổng mức đầu tư khoảng
116.784 tỉ đồng. Riêng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là
97.339 tỉ đồng.
“Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ
phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu
tiên; sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để
đầu tư trong giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực, trình
Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực
hiện…” - Bộ GTVT khẳng định.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook