178-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu 7-8-2020
Khởi tốngười vào tòa chửi bới, livestreamtrênFacebook
Chuyển hồ sơ Nhiệt điện
Thái Bình 2 qua UBKT TW xử lý
Quymô đầu tư của dự ánNhiệt điệnThái Bình 2 lẽ ra phải trìnhQuốc hội quyết định
nhưng thực tế đã không như vậy.
Năm 2010, Bộ Công
Thương hướng dẫn
PVN quy đổi tổng
mức đầu tư dự án
Nhiệt điện Thái
Bình 2 về mặt bằng
giá năm 2006 và lấy
con số này báo cáo
để không phải trình
ra QH.
Ngày 6-8, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết (Bình
Thuận) đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trần Thị
Ngọc Nữ (43 tuổi, thường trú quận Gò Vấp, TP.HCM, tạm
trú phường Mũi Né, Phan Thiết) về tội gây rối trật tự công
cộng.
Bị can Nữ được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi
khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại để điều tra. Đây là vụ việc
xảy ra từ năm 2017 mà
Pháp Luật TP.HCM
 đã phản ánh
trong bài
“2 vợ chồng Nữ, Đoàn chửi tòa Bình Thuận...?”
ngày 16 và 17-5. Sau khi báo đăng, ngày 19-6, Công an
TP Phan Thiết đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Trước đó, tháng 5-2017, TAND tỉnh Bình Thuận thụ
lý phúc thẩm vụ án hôn nhân và gia đình về tranh chấp
tài sản chung. Tháng 5-2018, sau khi có bản án, bà V.
(người có liên quan) khiếu nại vì chia tài sản không
công bằng và TAND tỉnh đã có quyết định giải quyết
khiếu nại. Theo TAND tỉnh Bình Thuận, trong và sau
quá trình giải quyết khiếu nại, bà Nữ nhiều lần đến trụ
sở tòa án chửi bới lãnh đạo TAND tỉnh và một số thẩm
phán. Bà Nữ còn viết những nội dung vu khống, xúc
phạm những người này trên Facebook cá nhân. Những
lần đến tòa chửi bới, bà Nữ đều phát trực tiếp trên tài
khoản Facebook của mình với hàng ngàn lượt người xem
và chia sẻ.
Đối với vụ gây rối làm chấn động ở Mũi Né xảy ra
ngày 22 và 23-7-2017 mà báo đã phản ánh, hiện Công an
TP Phan Thiết vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ. Cụ thể
ngày 22-9-2017, vợ chồng Nữ - Đoàn (Trần Văn Đoàn,
44 tuổi) đi ô tô 51G-312.37 chở theo nhiều giang hồ “số
má” ở Vũng Tàu đến khu đất cưỡng chiếm, tấn công
những người chống đối. Hai bên đã dùng gậy gộc, bình
xịt hơi cay, hung khí, bom xăng tấn công nhau gây náo
loạn cả một khu vực. Công an phường Mũi Né đã phải
nổ súng chỉ thiên mới vãn hồi được trật tự và thu giữ
nhiều hung khí…
Ngày 6-8, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
 cho biết
Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết đã hủy quyết định
không khởi tố vụ án nói trên để xác minh, làm rõ…
PHƯƠNG NAM
T.PHAN- C.LUẬN
N
gày 6-8, Thanh tra
Chính phủ thông báo
kết luận thanh tra một
số nội dung về dự án Nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2
và việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, tài sản trên đất
tại số 69 Nguyễn Du, quận
Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Về dự án Nhiệt điện Thái
Bình 2, Thanh tra Chính phủ
kiến nghị và Phó Thủ tướng
thường trực TrươngHòa Bình
đồng ý chuyển hồ sơ để Ủy
banKiểm traTrung ương xem
xét, xử lý theo thẩm quyền.
Dự án đội lên
10.000 tỉ đồng
Dự ánNhiệt điệnThái Bình
2 do Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) làm đầu mối
đầu tư năm 2008. Đến năm
2010, PVN phê duyệt dự án
này theo mặt bằng giá lúc đó
với tổng mức đầu tư là trên
31.500 tỉ đồng.
Chủ đầu tư dự án lúc đó là
Tổng Công ty Điện lực Dầu
khíViệt Nam(PVPower). Đến
đầu năm 2011, PVN chuyển
chủ đầu tư từ PVPower sang
PVN. Tổng Công ty cổ phần
Xây lắp Dầu khí Việt Nam
(PVC, có ông Trịnh Xuân
Thanh từng làm lãnh đạo)
được chỉ định làm tổng
thầu EPC.
Dự án này được PVPower
ký với PVC hợp đồng EPC,
giá tạm tính 1,2 tỉ USD.
Giữa năm 2011, PVN
phê duyệt điều chỉnh tổng
mức đầu tư lên gần 34.300
tỉ đồng. Dự án này được bổ
sung vào danh mục các dự
án nguồn điện cấp bách giai
đoạn 2013-2020. Đến tháng
10-2016, PVN quyết định
phê duyệt tổng mức đầu tư
lần hai lên tới gần 41.800
tỉ đồng...
Quá trình điều chỉnh này,
PVN có báo cáo lãnh đạo
Chính phủ và được Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải khi
đó đồng ý về nguyên tắc.
Vấn đề là năm 2009, Hội
đồng thẩm định nhà nước đã
kiến nghị Thủ tướng xem xét,
trình Quốc hội (QH) quyết
định chủ trương đầu tư. Bởi
theo Nghị quyết 66/2006 của
QH, tổng mức đầu tư cao như
vậy thì dự án thuộc diện QH
quyết định.
Theo thanh tra, lúc đó Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải
và Ban cán sự đảng Chính
phủ có giao cho Ban cán sự
đảng Bộ Công Thương thay
mặt Chính phủ báo cáo với
QH. Tuy nhiên, đến cuối
tháng 3-2010, Ban cán sự
đảng Bộ Công Thương lại
kiến nghị Thủ tướng báo cáo
Bộ Chính trị theo hướng quy
đổi các dự án vượt 20.000 tỉ
đồng về mặt bằng giá năm
2006 và tổng mức đầu tư sẽ
thấp hơn và dự án đỡ được
thủ tục trình QH.
Đáng chú ý, khoảng thời
gian đầu năm 2010, Nghị
quyết 66/2006 của QH đang
được nghiên cứu sửa đổi, theo
hướng các công trình, dự án
trọng điểm quốc gia phải có
tổng mức 35.000 tỉ đồng trở
lên mới phải trình QH, thay
vì là 20.000 tỉ đồng.
Cuối tháng 4-2010, Phó
Thủ tướng Hoàng Trung
Hải đồng ý đề xuất này. Trên
cơ sở đó, Bộ Công Thương
hướng dẫn PVN quy đổi tổng
mức đầu tư dự án Nhiệt điện
Thái Bình 2 và Long Phú 1
về mặt bằng giá năm 2006,
còn gần 18.500 tỉ đồng. Tiếp
đó, Bộ Công Thương lấy con
số này báo cáo Thủ tướng...
Không đúng Nghị
quyết 66/2006 và
nhiều luật, nghị định
Về vấn đề này, Thanh tra
Chính phủ nhận định: Theo
Nghị quyết 66/2006 của QH,
dự án có tổng mức đầu tư
20.000 tỉ đồng, trong đó có
30% phần vốn nhà nước trở
lên thì phải trình QH. Nhiệt
điện Thái Bình 2 giữa năm
2010 có tổng mức đầu tư trên
31.500 tỉ đồng, với 30% vốn
chủ sở hữu của PVN phải
trình QH.
ViệcPVN,BộCôngThương
đề xuất Thủ tướng quy đổi
tổng mức đầu tư về mặt bằng
giá năm 2006, còn 18.500 tỉ
đồng là không đúng với nghị
quyết của QH. Điều này kéo
theo hệ lụy là PVN căn cứ vào
văn bản do Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải ký và hồ
sơ thẩm định để phê duyệt
quyết định đầu tư không đúng
với Nghị định 12/2009, Luật
Xây dựng 2003.
Thanh tra Chính phủ cũng
đánh giá việc PVN điều
chỉnh tổng mức đầu tư từ gần
31.500 tỉ lên gần 41.780 tỉ
đồng cũng không đúng các
quy định pháp luật lúc đó.
Trách nhiệm về các vấn đề
nêu trên thuộc về PVN, các
cơ quan, tổ chức và cá nhân
đã tham mưu, đề xuất, chỉ
đạo và quyết định các vấn
đề liên quan tới Nhiệt điện
Thái Bình 2...
Ngoài việc chuyển hồ sơ
cho Ủy ban Kiểm tra Trung
ương xemxét, xử lý theo thẩm
quyền, Thanh tra Chính phủ
cũng kiến nghị Chính phủ
tiếp tục tạo điều kiện, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc để
dự án Nhiệt điện Thái Bình
2 sớm hoàn thiện, đi vào
khai thác.•
Liên quan dự ánNhiệt điện Thái Bình 2 đã có nhiều người bị khởi tố, bắt giam. Ảnh: TP
Thu hồi đất vàng hoặc chuyển
hồ sơ cho công an
Cũng trong thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ
nêu về việc chuyển nhượng đất và tài sản trên đất tại số 69
Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Khu nhà, đất trên thuộc sở hữu nhà nước.Tháng 10-2008,
Thủ tướng có văn bản cho phép UBNDTP Hà Nội bán cơ sở
nhà, đất trên cho PVC để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc
và Hà Nội xác định khối tài sản trên là gần 40 tỉ đồng. Tuy
nhiên, tháng 12-2009, PVC ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng
sản Hợp Thành (công ty) với giá gần 96 tỉ đồng.
Đến tháng 4-2016, UBNDTP Hà Nội có quyết định thu hồi
đất tại số 69 Nguyễn Du giao công ty để cải tạo xây dựng
tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du.
Thanh tra Chính phủ xác định: Năm2008, hợp đồng thuê
giữa PVN và Công ty Quản lý và phát triển nhà thuộc Sở
Xây dựngTP Hà Nội đã hết hạn nhưng chưa ký lại. Bản thân
PVC là công ty con của PVN, trước đó không trực tiếp thuê.
Theo quy định, thẩm quyền quyết định bán cơ sở nhà, đất
trên thuộc UBNDTP Hà Nội. Việc PVC, PVN, UBNDTP Hà Nội
có văn bản gửi Bộ Tài chính trình phó thủ tướng cho phép
UBND TP Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà, đất nêu trên cho
PVC là không đúng thực tế.
Sau khi mua, PVC đã không đầu tư xây dựng trụ sở làm
việc mà mang bán. Thời điểm này PVC chưa được UBNDTP
Hà Nội giao đất, vì vậy việc chuyển nhượng là không có cơ
sở pháp lý, sai quy định.
Từ những vi phạmđã nêu, Thanh tra Chính phủ kiến nghị
Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội phối hợp với PVN rà soát
để thu hồi và xử lý các phát sinh trong quá trình thu hồi cơ
sở nhà, đất này.“Đến thời điểm 31-10-2020 chưa thực hiện
được việc thu hồi thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật” - Thanh tra
Chính phủ nhấn mạnh.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook