180-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 10-8-2020
Người phụ nữ góp nhặt câu chuyện
ấu thơ giữa Sài Gòn
“Nhà của thời thơ ấu” (gọi tắt là Nhà) làmột dự án phi lợi nhuận để phục vụ chủ yếu cho người trẻ
domột phụ nữ phụ trách...
THANHTUYỀN
Đ
i vào hoạt động từ tháng
4-2019,“Nhàcủathờithơ
ấu”(quận3,TP.HCM)đã
trở thành điểm đến cho đông
đảo mọi người. Trẻ nhỏ tìm
đến đây để vui chơi. Thanh
niên tìm đến đây để tâm hồn
mình được nương náu, tìm
thấy giá trị “chữa lành”. Còn
người lớn thì tìm đến Nhà để
trở về với những mảnh ghép
của tuổi thơ… Người giữ
gìn những giá trị trong trẻo,
tử tế đó ở Nhà là chị Đồng
Lê Quỳnh Hương (sinh năm
1989, ngụ TP.HCM).
Người đi góp nhặt
tuổi thơ
.
Phóng viên:
Nhìn căn nhà,
hẳn nhiều người sẽ nghĩ chủ
nhân của nó là một người rất
hoài cổ, truyền thống. Tuy
nhiên, khi nhìn vào trang
phục của chị, tôi lại thấy chị
rất hiện đại và phóng khoáng.
+ Chị
Đồng Lê Quỳnh
Hương:
Hương là kiểu người
thích sự hiện đại, tự do, năng
độngvàcảsựmàumènêntrang
phục,phụkiệnmàHươngmang
trên người cũng phải đặc biệt,
không trùng lặp với bất kỳ ai.
Vậy nhưng tính cách bên
trong của Hương hoàn toàn
đối lập với vẻ bề ngoài và
được thể hiện rõ nhất trong
ngôi nhà mà bạn đang ngồi
ở đây. Hương thật sự là một
người mê rất mê, yêu rất yêu
văn hóa người Việt; mê những
giá trị xưa cũ mà lớp thế hệ
đi trước để lại.
. Vậy đó là lý do chị
xây Nhà?
+ Hương từng có thời gian
bị trầm cảmnặng do nếp sống
quá nhanh, quá vội của mình.
Sau này khi nghĩ lại, bản
thân Hương thấy phải cám
ơn quãng thời gian đó, nhờ
đó mà Hương đã nhận ra giá
trị của sự “chữa lành”. Nhà
được xây là bởi giá trị “chữa
lành” mà Hương muốn mang
lại cho mọi người, bất cứ ai
dù đã lớn hay còn là trẻ nhỏ.
Và bất kỳ ai trong chúng ta
cũng từng là trẻ thơ, từng có
những ký ức trong trẻo. Giữa
cuộc sống đang ngày càng
hiện đại, bon chen và tấp nập,
nhữngmảnh ký ức về thời thơ
ấu ấy đôi khi khiến chúng ta
thấy như được vỗ về, được an
ủi... Bản thân Hương là một
người rất yêu văn hóa Việt,
do vậy Hương sẽ tổ chức các
buổi nói chuyện về văn hóa
của người Việt ở Nhà để mọi
người cùng biết và cùng lan
tỏa những giá trị đó.
. Với giá trị “chữa lành”
mà chị nói, bản thân chị
cảm nhận Nhà đã làm được
đến đâu?
+ Rất nhiều người trẻ đang
chênh vênh với lựa chọn của
mình đã đến tìm Hương, tìm
đếnNhà để chia sẻ. Nhà không
nói sẽ giúp các bạn tìm thấy
lối đi mới trong lựa chọn của
mình nhưng Nhà luôn là nơi
mở rộng cánh cửa để đón các
bạn về đây, lắng nghe mọi
điều các bạn nói.
Đã có bạn sau khi tham gia
vài hoạt động ở Nhà đã xin ở
lại làm cùng Hương, bởi bạn
nói rằng đã tìm thấy mình ở
Nhà, ở những nét văn hóa
xưa cũ của nơi này. Hương
cho rằng đó là giá trị “chữa
lành” mà Hương và Nhà đã
làm được.
Hành trình của
sự tử tế
. Khi bước vào Nhà, cá
nhân tôi cảm nhận đó thật
sự là một nguồn năng lượng
thật ấm áp. Đó còn là sự tử tế
nữa, như cái tên “Thùng góp
nhặt tử tế” mà chị đặt tên.
+ ỞNhà, giá trị của sự tử tế
nằm ở những cử chỉ, việc làm
rất rất nhỏ. Như cách Hương
đặt tên cho cái thùng nhỏ là
“Thùng góp nhặt tử tế”, nơi
gom góp yêu thương từ mọi
người để giúp duy trì một
giá trị văn hóa của Sài Gòn.
“Thùng góp nhặt tử tế”
nằm trong chuỗi hoạt động
cà phê siêu mà Hương muốn
gửi gắm đến mọi người.
Mỗi một ly cà phê siêu đến
tay người uống là cả một
câu chuyện về văn hóa, về
nguồn gốc, về những người
đầu tiên pha tách cà phê này
ở Sài Gòn.
Hương không lấy tiền mọi
người đến uống cà phê siêumà
thay vào đó, ai muốn góp bao
nhiêu vào “Thùng góp nhặt tử
tế” thì cứ góp bằng tấm lòng
của mình. Hương dành toàn
bộ số tiền đó để tặng lại cho
các cô, chú là những người
đang duy trì cái nghề bán cà
phê siêu.
. Giữa tháng 10-2019, chị
đã xây “Tiệm sách san sẻ”
để mọi người cùng đến đọc
sách và viết văn cho nhau.
Tại sao chị lại làm điều này?
+ “Tiệm sách san sẻ” làmột
dự án cộng đồng, một mảnh
ghép tiếp theo mà Nhà mong
muốn trao và nhận nhiều giá
trị tử tế, nhân văn cho cuộc
hành trình xây dựng một
cộng đồng người Việt trẻ
sống hạnh phúc, phát triển
bản thân, nâng cao dân trí
Tiêu điểm
“Mỗi ngày tôi vẫn
cố gắng gìn giữ
và san sẻ để mọi
người cùng biết,
cùng cảm nhận và
để lan tỏa những
giá trị của nền văn
hóa Việt Nam”.
Chị
Đồng Lê QuỳnhHương
Chốn bình yên để tìm về
Mỗi lần đếnNhà, người ta sẽ
cảmnhận sự đổi mới ở đây. Đó
có thể là một bức tường được
sơnmới hay cái bình hoa cổ sẽ
thay cái tivi cũ…Duy chỉ có cái
hồn của Nhà là vẫn ở đó, bằng
những góp nhặt thường ngày
của riêng mình. Giữa chốn Sài
Gòn phồn hoa có một chốn
bình yên để tìm về, để cùng
hiểuthêmvềvănhóacủangười
Việt mình…Đó thực sự là điều
đáng trân quý!
Chị
ĐỒNG LÊ QUỲNH HƯƠNG,
(TP.HCM)
Chị Hương
(trái)
trong ngày
ramắt “Tiệmsách san sẻ”
vào giữa tháng 10-2019.
Ảnh: THANHTUYỀN
Bưu điện thơ tay -một trong
những hoạt động củaNhà ghi lại
những cảmxúc củamỗi người
khi đến đây. Ảnh: THANHTUYỀN
và yêu quê hương, văn hóa
dân tộc.
Những ngày xây dựng tiệm
sách, Hương đã nghĩ về một
nhân vật thật đẹp được gọi
tên là cô Se Sẻ, người mà
chỉ im lặng lắng nghe bạn,
người mà bạn có thể viết thư
cho cô rồi đợi thư hồi âm; rồi
cả những câu chuyện thật đời
mà từ những trang sách còn
thơmmùi mực in sẽ giúp bạn
nuôi những bình yên.
“Tiệm sách san sẻ” chính
là mảnh ghép trọn vẹn để trở
thành ngôi Nhà ấy, ở đó bạn
sẽ gặp được những người lạ
mà thương, nơi không ai phán
xét, nơi bạn là trọn vẹn nhất
và chân thật nhất với cảm xúc
của chính mình và là nơi Nhà
hứa hẹn những dự án mới,
dành cho những con người
tự do, mộng mơ, hạnh phúc.
. Làmột người yêu văn hóa,
chị thấy mình đã làm được
những gì với nó?
+ Ở Nhà, Hương đưa vào
các hoạt động về văn hóa
như múa rối nước; chương
trình “Kể chuyện xưa nghe
chơi”, “Nói năng tử tế”,
“Bưu hoa - Chuyện những
con tem biết nói” hay tổ
chức những buổi nói chuyện
về những nhạc cụ dân tộc
của nước Việt, tết Nguyên
đán theo đúng kiểu xưa…
Những hoạt động này đã có
rất nhiều bạn trẻ đến tham
gia, rồi sau đó trở thành
“người quen” tại Nhà. Đó
là điều mà Hương cảm thấy
vui nhất.
Hương cũng nhận ra không
phải các bạn không quan tâm
đến những giá trị xưa cũ mà
các bạn cần có một điểm
đến để cùng trải nghiệm cái
hay, cái đúng, đủ để hiểu về
văn hóa và thấy nó đẹp. Khi
thấu hiểu được những giá trị
đó, Hương tin là các bạn sẽ
có cách của riêng mình để
giữ gìn nó.
Đến bây giờ Hương vẫn
chưa dám khẳng định mình
đã làm được gì cho văn hóa.
Mỗi ngày Hương vẫn đang
cố gắng để giữ gìn và san
sẻ để mọi người cùng biết,
cùng cảm nhận và để lan tỏa
những giá trị của nền văn hóa
Việt Nam.
. Xin cám ơn chị về cuộc
trò chuyện này.•
Nơi giữ gìn những kỷ niệm tuổi thơ
Từng viên gạch xây nên căn nhà này đều do tự tay Hương
đi tìm. Từng cái tủ, kệ sách hay bình hoa cắm ở trong Nhà
đều là những thứ Hương tận dụng từ gia đình mình.
Ở Nhà cómột không gian riêng được đặt tên là“Đài phát
thanh tuổi thơ”. Đây là nơi dành cho các em nhỏ đến để
nghe lại âm thanh của ngày xưa qua đài, rồi các em sẽ tập
tành làmphát thanh như các cô chú trên đài…Hay vào dịp
tết Trung thu, Hương tổ chức một đêm rước đèn cho các
em thiếu nhi theo phong cách của thập niên 1990, thời mà
những trò chơi công nghệ, những thức quà hiện đại chưa
xuất hiện…
Rồi nhìn vào bức tranh mà Hương vẽ trên tường, bạn có
thể thấy cả tuổi thơ của mình hiện ra trong đó. Đó là tất cả
những giá trị mà Hương rất trân quý để rồi mang nó vào
không gian này, cùng chia sẻ với mọi người khi đến đây.
CáchoạtđộngvềvănhóatạiNhàvớinhiềuchủđềkhác nhau
như“Nóinăngtửtế”,“Bưuhoa-Chuyệnnhữngcontembiếtnói”…
thuhútđôngđảobạntrẻthamgia. Ảnh:THANHTUYỀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook