180-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 10-8-2020
PHANDIỄN
(NguyênỦy viênBộChính trị,
thường trực Banbí thư)
T
ôi và anh Lê Khả Phiêu cùng
bắt đầu tham gia Trung ương
từ Đại hội VII. Giữa khóa ấy,
anh Phiêu được bầu bổ sung vào Bộ
Chính trị, rồi sớm tham gia thường
trực Ban bí thư. Sang khóa VIII,
ở Hội nghị Trung ương 4 (tháng
12-1997), lúc đó Tổng bí thư Đỗ
Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh,
Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghỉ và
chuyển sang làm cố vấn Ban chấp
hành Trung ương.
Cùng lúc, anh Lê Khả Phiêu được
bầu làmTổng bí thư, tôi cùng các anh
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh
Triết, Phạm Thanh Ngân được bầu
bổ sung vào Bộ Chính trị.
Rất trăn trở, quyết liệt trong
công tác xây dựng Đảng
Tôi vốn là cán bộ văn phòng đi
lên, ấn tượng ở anh Lê Khả Phiêu
đầu tiên là con người dành gần cả
cuộc đời chinh chiến trong quân
ngũ, vào sinh ra tử, cống hiến cho
sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Khi anh nhận nhiệm vụ Tổng bí thư
thì ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong
tôi là một đồng chí nhiệt huyết, có
lý tưởng, rất tâm huyết với công
việc. Dấu ấn mà anh để lại là vừa
nhận nhiệm vụ Tổng bí thư đã phát
động ngay cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng.
Xây dựng Đảng thì đại hội nào
cũng lưu tâm, cũng bàn, cũng đề cao,
nhấnmạnh. Tuy nhiên, trải qua nhiều
năm sau hòa bình, thống nhất, rồi
cả khi Đổi mới với nhiều thành tựu
kinh tế - xã hội, công tác này cũng
chưa có chuyển động rõ ràng. Những
hư hỏng của cán bộ, đặc biệt là hiện
tượng tha hóa, tham nhũng tiêu cực
bộc lộ ngày càng nghiêm trọng…
Đứng trước tình hình đó, đến
khóa VIII, dưới sự dẫn dắt quyết
liệt của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu,
Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ương
6 (lần 2), tháng 2-1999, họp chuyên
đề đã ra nghị quyết riêng “Về một
số vấn đề cơ bản và cấp bách trong
công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Sau hội nghị ấy, anh Phiêu nhiều
lần trao đổi với tôi, bày tỏ sự lo lắng
về tình hình phức tạp trong nước và
cả bài học còn nóng hổi từ sự sụp đổ
của Liên Xô và Đông Âu trước đó.
Anh thường nói Đảng ta luôn
coi phê bình, tự phê bình là vũ khí
sắc bén để xây dựng Đảng. Nhưng
những năm gần đây, hầu hết các vụ
tham nhũng, tiêu cực lớn bị phát
hiện, khui ra không phải bằng đấu
tranh nội bộ. Điều đó cho thấy nếu
chỉ dựa vào phê bình, tự phê bình
thì chưa đủ.
không nhiều. Nhưng sang khóa IX,
tinh thần nghị quyết ngấm vào thực
tiễn. Nhiều đảng viên cấp cao bị
kỷ luật, nhiều vụ án lớn được điều
tra tới nơi tới chốn, xử lý nhiều ủy
viên Trung ương và cán bộ thuộc
diện Trung ương quản lý…
Kết quả ấy có sự đóng góp lớn
của anh Lê Khả Phiêu.
Trách nhiệm, thẳng thắn
với hạn chế, khuyết điểm
của mình
Tôi nhớ và yêu mến anh Phiêu
còn vì thái độ, trách nhiệm của anh
ấy với chính những hạn chế, khuyết
điểm của mình.
Câu chuyện đáng tiếc ấy xảy ra
khi công tác chuẩn bị Đại hội IX
đang đến giai đoạn cuối.
Trong một cuộc họp Bộ Chính trị
do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu chủ
trì, có một đồng chí nêu ra một số
vấn đề liên quan trách nhiệm của
anh Lê Khả Phiêu. Sau đó một số
“Anh Lê Khả Phiêu luôn đau đáu
việc Đảng, việc nước”
Lúc ấy, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
cũng nhiều lần trao đổi với tôi về
hiện tượng chạy chức, chạy quyền
trong Đảng, các biểu hiện cơ hội,
mua chuộc nhau. Đây là những vấn
đề ta thường chỉ thấy hiện tượng
mà khó nói thẳng ra. Qua trao đổi
thì tôi thấy anh có nhiều thông tin,
nắm sát tình hình.
Phải khẳng định anh Phiêu là
người sát thực tế, thực sự trăn trở
và quan điểm về xây dựng Đảng là
nhất quán, mạnh mẽ.
Anh chỉ làm Tổng bí thư hơn ba
năm cuối khóa VIII. Vậy nhưng với
khởi động mạnh mẽ, có tính chất lan
tỏa củaNghị quyết Trung ương 6 (lần
2), bằng sự tham gia quyết liệt, trách
nhiệm, trong sáng của Tổng bí thư
và các đồng chí trong Bộ Chính trị
thì cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng đã có đà mạnh mẽ.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần
2) ban hành giữa nhiệm kỳ khóa
VIII, thời gian còn lại để triển khai
đồng chí khác có ý kiến bổ sung…
Đánh giá tính nhạy cảm của sự việc,
Bộ Chính trị lập một nhóm chuyên
trách xác minh. Quy trình làm rất
thận trọng, chặt chẽ, từng bước báo
cáo đầy đủ với Ban chấp hànhTrung
ương để đi đến kết luận cuối cùng.
Trong quá trình này, anh Phiêu
ứng xử rất nghiêm túc, thẳng thắn,
đúng mực. Ngay trong cuộc họp Bộ
Chính trị đầu tiên ấy, có việc Tổng
bí thư nhận khuyết điểm ngay và
xin phép rút quyết định không đúng
của mình. Có việc khác anh còn báo
cáo thêm và tạo điều kiện đầy đủ
để nhóm chuyên trách xác minh.
Trong các cuộc họp Bộ Chính trị,
rồi kể cả đưa ra tại Trung ương về
việc của mình, Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu đều trình bày rõ vấn đề và tiếp
thu nghiêm túc, đầy đủ một cách
bình tĩnh, trách nhiệm với những
nội dung mà tổ chức kết luận.
Chuyện tất nhiên không vui nhưng
anh không có phản ứng đáng chê
trách nào.
Với thái độ ấy, sau khi mọi việc
đã kết luận rõ ràng, khi bàn nhân sự
Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu cũng nhiều lần
trao đổi với tôi về hiện
tượng chạy chức, chạy
quyền trong Đảng, các
biểu hiện cơ hội, mua
chuộc nhau. Đây là
những vấn đề mà ta
thường chỉ thấy hiện
tượng mà khó nói
thẳng ra.
Tác phong quần
chúng, gần gũi,
quan tâm, chu đáo
tới mọi người
Khi nghỉ hưu rồi, anh Lê Khả
Phiêu vẫn nhiệt huyết, luôn đau
đáu công việc chung, vẫn đóng
góp ý kiến cho các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
Chúngtôivẫnthườngđếnthăm
anh và cũng có lúc anh chủ động
mời đến traođổi, nhậnđịnh, đánh
giá tình hình quốc kế dân sinh,
nhất là công tác xây dựng, chỉnh
đốnĐảng. Mỗi người một ý kiến,
giúp nhau sàng lọc thông tin để
có thêmsuynghĩ.Mỗi người theo
khả năng, điều kiện, đánhgiá của
mìnhmà có hình thức góp ý phù
hợpvới cácđồngchí đươngchức,
với Đảng.
Khi anh Phiêu trong quân đội,
tôi biết anh không nhiều. Nhưng
những trải nghiệm, tiếp xúc, làm
việc với anh khi cùng tham gia
Bộ Chính trị, rồi cùng anh vượt
qua giai đoạn khó khăn, sau này
nghỉ ngơi lại cùng nhau đau đáu
việc Đảng, việc nước.Tất cả để lại
trong tôi tình cảm sâu sắc, biết
ơn một người đồng chí luôn có
tác phong quần chúng, gần gũi,
quan tâm, chuđáo tớimọi người.
Anh Lê Khả Phiêu, người đồng
chíđãcốnghiếntrọncuộcđờicho
sự nghiệp cách mạng của Đảng,
cho công cuộc xây dựng Đảng,
hoàn thiện bộ máy nhà nước.
Xin vĩnh biệt đồng chí!
Phải khẳng định anh Lê Khả Phiêu là người sát thực tế, thực sự trăn trở và quan điểmvề xây dựng Đảng là
nhất quán, mạnhmẽ.
Tổng bí thư khóa IX, Bộ Chính trị
rất thận trọng, thăm dò ý kiến Ban
chấp hành Trung ương. Quá nửa
cho rằng đồng chí Lê Khả Phiêu
có thể tái cử…
Bộ Chính trị sau đó họp, thống
nhất đánh giá Tổng bí thư là vị trí
đặc biệt, cần tiêu chuẩn đặc biệt
và báo cáo lại Trung ương. Cuối
cùng, Trung ương bỏ phiếu chính
thức quyết định đồng chí Lê Khả
Phiêu không tái cử.
Thái độ gương mẫu và đúng mực
ấy là một yếu tố quan trọng để khi
anh Phiêu nghỉ thì mọi người vẫn
rất kính trọng, yêu mến.
Trong sự việc này, Bộ Chính trị,
rồi Ban chấp hành Trung ương làm
việc rất nghiêm túc, xây dựng, đoàn
kết, thân ái. Tất cả đồng chí trong
Bộ Chính trị đều thẳng thắn bày tỏ ý
kiến. Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu cũng có thái độ rất nghiêm
túc và xây dựng. Tôi thấy đây như
một đợt sinh hoạt chính trị, là một
bài học mẫu mực về tính nghiêm
túc trong xây dựng Đảng, trong phê
bình và tự phê bình ở cấp cao nhất.
NGHĨA NHÂN
ghi
Ông PhanDiễn, nguyênỦy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư.
Ảnh: N.NHÂN
Tổngbí thưLêKhảPhiêu
(thứhai từ trái)
thămhỏi côngnhânphânxưởngđóngmới Nhàmáy xe lửaGiaLâmngày27-8-2000.
Ảnh: TTXVN
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook