180-2020 - page 9

9
Hàng không tiếp tục lao đao
vì dịch COVID-19
PHONGĐIỀN
nh hưởng của d ị ch
COVID-19 khiến các
hãng hàng không liên
tiếp thông báo lỗ nặng. Nguyên
nhân được cho
là do tần suất
khai thác của các chuyến bay
trên tất cả đường bay đều giảm
sâu bởi dịch COVID-19 bùng
phát trở lại.
Lỗ hàng ngàn tỉ đồng
Trước thềm đại hội cổ đông
thường niên năm 2020, Tổng
Công tyHàng khôngViệt Nam
(VietnamAirlines) thông báo
lỗ hơn 15.000 tỉ đồng do dịch
COVID-19. Theo đó, hãng
đang lên kế hoạch bán chín
máy bay và giảm lương người
lao động. Dòng tiềnmất nhanh
do đại dịch COVID-19 khiến
Vietnam Airlines điều chỉnh
giảm thu nhập của người lao
động xuống 40%-50%.
Bên cạnh đó, trong quý
II-2020, VietJet cũng thông
báo lỗ kinh doanh lên đến
1.100 tỉ đồng. Đại diện hãng
VietJet lý giải COVID-19 đã
ảnh hưởng lên ngành hàng
không, trực tiếp làm giảm nhu
cầu đi lại. Dù VietJet là hãng
bay giá rẻ với khả năng tối ưu
hóa chi phí nhưng chi phí cố
định quá lớn để duy trì hoạt
động nên dẫn đến lỗ.
Còn hãng hàng khôngPacific
Airlines (tiền thân là Jetstar
Pacific Airlines) đang trong
giai đoạn chuyển đổi sang hệ
thống đặt giữ chỗ Passenger
Service System (PSS) của
Sabre (Mỹ) khi triển khai lịch
bay thường lệ. Đại diện Pacific
Airlines đánh giá đây là một
trong những thay đổi lớn trong
quá trình chuyển đổi của Pacific
Airlines, nhằm nâng cao hiệu
quả và thúc đẩy tiềmnăng phát
triển chiến lược thương hiệu
képVietnamAirlines và Pacific
Airlines, giúp hãng đồng hành
cùng VietnamAirlines Group
trong quá trình phát triển tại
khu vực châu Á-Thái Bình
Dương.
Ngoài ra, tại hãng Bamboo
Airways, mặc dù chưa cập nhật
tình hình kinh doanh trong quý
II, tuy nhiên hồi quý I-2020,
hãng này thông tin mức lỗ hơn
1.500 tỉ đồng.
Tần suất khai thác
giảm sâu
Theo đại diện các sân bay
miền Trung, tần suất khai thác
của các hãng giảm sâu sau
khi bùng phát dịch đợt 2 tại
Đà Nẵng. Nhiều chuyến bay
thường lệ của các hãng đến sớm
hơn và thời gian nằm chờ khá
lâu. Riêng sân bay Đà Nẵng
kết nối các sân bay cả nước
với tần suất 100 chuyến/ngày
hiện đã tạm ngưng khai thác.
Một chuyêngia lĩnhvựchàng
không phân tích ngoài việc ảnh
hưởng của dịch khiến khách đi
lại ít, còn có tình trạng hạ giá
thấp khiến doanh thu ngành
hàng không giảm. Trước đó,
để cải thiện doanh thu trên các
trục bay chính khi đường bay
quốc tế chưa mở lại, các hãng
hàng không liên tiếp mở các
trục bay lẻ để tăng tải. Việc
mở thêm các trục bay lẻ giúp
cho khách tiết kiệm thời gian
di chuyển đến các sân bay
chính rồi từ đó tiếp tục nối
chuyến nhưng khảo sát trên
các trục bay lẻ này hiện tần
suất khai thác của các hãng
khá thấp do lượng khách từ
các tỉnh, thành có trục bay lẻ
đi lại không nhiều.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia
này, còn nguyên nhân khác
khiến doanh thu ngành hàng
không giảm là do trước khi
bùng phát dịch, ngành hàng
không đã phát triển nóng. Theo
đó, các hãng hàng không đã
đầu tư thuê, mua thêm nhiều
máy bay bổ sung vào đội bay
để cạnh tranh tăng tải. Từ khi
bùng phát dịch COVID-19,
đường bay quốc tế ngưng hoạt
động, khách nội địa giảm đi
lại dẫn đến tình trạng thiếu tải.
Mặc dù vào tháng 6 và giữa
tháng 7, thông qua chương
trình kích cầu du lịch, lượng
khách có tăng lên đáng kể
nhưng do giá giảm nên doanh
thu các hãng thu về còn khiêm
tốn so với chi phí cố định của
các hãng. Hiện tại, số lượng
máy bay các hãng hàng không
trong nước đang khai thác (tính
đến cuối năm2019 có hơn 220
chiếc các loại) có độ lệch lớn
so với nhu cầu đi lại cho thấy
các hãng hàng không tiếp tục
gặp khủng hoảng trong đợt
dịch thứ hai.•
Theo chuyên gia lĩnh vực hàng không, ngoài ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hành khách đi lại ít còn có
tình trạng hạ giá thấp khiến doanh thu ngành hàng không giảm.
Dòng tiềnmất
nhanh do đại dịch
COVID-19 khiến
VietnamAirlines điều
chỉnh giảm thu nhập
của người lao động
xuống 40%-50%.
Các hãng liên tiếp giảm giá
Chưa bao giờ cao điểm hè, giá vé bay nội địa lại rẻ như
lúc này. Khảo sát nhanh của PV cho thấy chặng bay tấp nập
nhất cả nước TP.HCM - Hà Nội và ngược lại, trong tháng 8,
giá vé trên chặng này các hãng Bamboo Airways và VietJet
niêmyết 99.000 đồng/vé/chặng, cònVietnamAirlines niêm
yết 209.000-1 triệu đồng (chưa tính thuế, phí).
Chặng sôi động thứ hai cao điểm hè đến Phú Quốc
hằng ngày có hàng chục chuyến bay thì nay mỗi ngày chỉ
có 5-10 chuyến từ Hà Nội, giá vé dao động 199.000-hơn 1
triệu đồng/chiều.
Ngoài ra, hàng loạt chặng bay luôn nhộn nhịp khách như
TP.HCM - Thanh Hóa, TP.HCM - Vinh, TP.HCM - Đồng Hới giá
còn 99.000 đồng/vé/chặng (chưa gồm thuế, phí). Thậm
chí, một số chuyến bay của hãng VietJet từ TP.HCM đi Nha
Trang giá vé 36.000 đồng/vé/chặng (chưa tính thuế, phí).
Điều đáng quan tâm, không chỉ giá vé giảm sâumà tổng
lượng chuyến bay khai thác trên các chặng nói trên cũng
giảm chưa từng có trong dịp hè. Như trong tháng 8, chỉ có
hai hãng có chuyến bay đến sân bay Đồng Hới, thay vì bốn
hãng khai thác bình quân 10 chuyến mỗi ngày. Lý giải việc
giá vé giảm đột ngột trong cao điểm hè, các đại lý cho biết
do lo ngại dịch bệnh quay trở lại nên khách đồng loạt hủy
tour và trả phòng đã đặt trước đó.
Trước đó, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Phạm Đình
Duy, điều hành đại lý vé máy bay tại TP.HCM, phấn khởi cho
biết doanh thu bán vé trong hai tháng 7 và 8 bằng 70% so
với cùng kỳ năm2019, do saudịchđợt 1 khách tự tinđểquay
lại với du lịch nội địa và do tour quốc tệ chưa mở trở lại. Tuy
nhiên, khi dịch bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành khiến
mạchdu lịch tại miềnTrungđứt gãy, kéo theo các tour tuyến
khác trong cả nước cũng đứt gãy theo nên khách giảm sâu.
Đà Nẵng chấn chỉnh hoạt động kinh doanh
bất động sản
Ngày 9-8, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản về việc
chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản
(BĐS) trên địa bàn TP.
Theo đó, chủ tịch TP Đà Nẵng chỉ đạo tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải đảm bảo điều kiện
theo quy định tại Điều 62 Luật Kinh doanh BĐS. Thực hiện
các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật
Kinh doanh BĐS năm 2014. Đặc biệt, lưu ý thực hiện nghĩa
vụ “Cung cấp hồ sơ thông tin về BĐS do mình môi giới và
chịu trách nhiệm về hồ sơ thông tin do mình cung cấp”.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao
dịch BĐS phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 69
Luật Kinh doanh BĐS, khoản 6 Điều 2 Thông tư 28/2016
của Bộ Xây dựng. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS theo
quy định tại Điều 71, Điều 72 của Luật Kinh doanh BĐS
năm 2014. Sàn giao dịch hoạt động theo quy định tại Điều
26 Thông tư 11/2015/TT-BXD.
Trong đó, lưu ý thực hiện việc công khai thông tin về BĐS
đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật
Kinh doanh BĐS năm 2014. Các sàn giao dịch BĐS có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý của BĐS trước khi đưa vào kinh
doanh tại sàn. Nếu đủ điều kiện giao dịch mới được giới thiệu
cho khách hàng. Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin
về BĐS. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp
luật về hồ sơ, thông tin đã cung cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hằng tháng các sàn giao dịch BĐS lập báo cáo
về tình hình giao dịch qua sàn theo mẫu tại Phụ lục 13, Thông
tư 11/2015 của Bộ Xây dựng về Sở Xây dựng và Bộ Xây
dựng. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở
thương mại, các dự án phát triển đô thị... trên địa bàn TP. Đồng
thời, phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật liên quan.
Tìm hiểu kỹ các thông tin về dự án, yêu cầu chủ đầu tư, sàn
giao dịch, doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi
giới cung cấp các thông tin, hồ sơ pháp lý liên quan đến BĐS...
Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Xây dựng xem xét, xử
lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ BĐS theo quy định.
TẤN VIỆT
TP.HCM tăng cường kiểm tra chung cư
mini gắn mác nhà riêng lẻ
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND các
quận, huyện yêu cầu xử lý nghiêm việc vi phạm pháp luật
về trật tự xây dựng, đặc biệt đối với việc xây dựng nhà ở
riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện tăng
cường tuyên truyền các quy định của Luật Xây dựng 2014,
nghị định, thông tư... về các nội dung liên quan đến quy
hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng
công trình xây dựng và sổ tay “Hướng dẫn xây dựng nhà ở
riêng lẻ trên địa bàn TP.HCM”, hướng dẫn hộ gia đình - cá
nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động
thuê để ở tại TP.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, đặc
biệt đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều
tầng, nhiều căn hộ ở như xây dựng không phép, sai phép,
lấn chiếm không gian, xây dựng không đúng với quy hoạch
đã được phê duyệt...
Chủ động giải quyết các vướng mắc, khiếu kiện, tranh
chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định về
quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng, thi công xây dựng,
quản lý chất lượng công trình nhà ở trên địa bàn.
Đối với những nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tế, Sở Xây dựng đề nghị
UBND các quận, huyện tổng hợp, báo cáo về Sở Xây dựng
để tổng hợp, báo cáo kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
KIÊN CƯỜNG
Lượng khách hủy tour tăng cao, giá vé thấp kỷ lục khiến doanh thu các hãng sụt giảmmạnh.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook