180-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 10-8-2020
DƯƠNGĐỨC
T
AND huyện Đồng Xuân (Phú
Yên) vừa có quyết định hủy
bỏ quyết định hoãn chấp hành
hình phạt tù mà tòa này đã ban hành
trước đó đối với Nguyễn Thị Anh
Đào (sinh năm 1978, trú thôn Lãnh
Trường, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng
Xuân). Đào là người bị TAND tỉnh
Phú Yên xử phạt ba năm tù về tội
chứa mại dâm.
Trước đó, qua công tác kiểm sát
thi hành án hình sự, VKSND huyện
Đồng Xuân đã ban hành kháng nghị
đối với quyết định hoãn chấp hành
hình phạt tù của tòa cùng cấp do
phát hiện có vi phạm nghiêm trọng
trong việc ban hành quyết định này.
Theo đó, qua công tác kiểm tra,
xác minh tại thôn Lãnh Trường,
VKSND huyện Đồng Xuân nhận
thấy người bị kết án Nguyễn Thị
Anh Đào làm nghề buôn bán, thu
nhập đủ trang trải cuộc sống gia
đình. Đào là chủ hộ. Cùng chung
hộ với Đào còn có Nguyễn Thanh
Vương (sinh năm1996, con ruột của
Đào) đang làm nghề lái xe tải, có
thu nhập và Phan Như Quềnh (vợ
của Vương, mới nhập vào hộ khẩu
của Đào từ ngày 17-6).
Mẹ ruột của Đào và các anh chị
em đều ở riêng, có sức lao động và
có thu nhập. Bản thân Đào cũng
không phải chăm sóc, nuôi dưỡng
ai. Đào không phải là lao động duy
nhất trong gia đình. Hơn nữa, Đào
bị kết án theo điểm c khoản 2 Điều
327 Bộ luật Hình sự, thuộc trường
hợp tội phạm rất nghiêm trọng.
Do đó, việc TAND huyện Đồng
Xuân cho Nguyễn Thị Anh Đào
được hoãn chấp hành hình phạt tù
là không đúng quy định pháp luật,
vi phạm điểm c khoản 1 Điều 67 Bộ
luật Hình sự và điểm c tiểu mục 7.1
mục 7 Nghị quyết 01/2007 của Hội
đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 67
Bộ luật Hình sự quy định người bị
xử phạt tù có thể được hoãn chấp
hành hình phạt trong trường hợp:
Tòa hủy quyết định
sai của chính mình
Cho rằng quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của tòa án có
vi phạmnghiêm trọng, viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị.
Chủ quán cà phê chứa mại dâm
Đêm 2-8-2019, Công an huyện Đồng Xuân bất ngờ kiểm tra, bắt quả
tang hai nư tiêp viên đang bán dâmcho khách tại quán cà phê doNguyễn
Thị Anh Đào làm chủ trên địa bàn.
Kết quả điều tra cho thấy từ đầu năm 2019, Đào mở quán kinh doanh
cà phê tại nhà riêng. Đào tuyên dung hai nư tiêp viên tư Binh Đinh vao
làm việc tại quán. Khi khach co nhu câu mua dâm, các tiếp viên này sẽ
phục vụ từ A đến Z.
Mỗi lần khách mua dâm Đào thu 250.000-270.000 đông, đưa cho gai
ban dâm 200.000 đông. Phân con lai Đào thu tiên phong chưa.
Đào bị Cơ quan CSĐT Công an huyên Đông Xuân khơi tô về tội chứa
mại dâm và bị TAND tỉnh Phú Yên xử phạt ba năm tù.
VKS cho rằng Đào
không phải chăm sóc,
nuôi dưỡng ai, không
phải là lao động duy
nhất trong gia đình,
thuộc trường hợp tội
phạm rất nghiêm trọng
nên việc tòa cho hoãn
chấp hành hình phạt tù
là không đúng.
“Là người lao động duy nhất trong
gia đình, nếu phải chấp hành hình
phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn
đặc biệt, được hoãn đến một năm,
trừ trường hợp người đó bị kết án
về các tội xâm phạm an ninh quốc
gia hoặc các tội khác là tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Căn cứ các quy định trên, VKSND
huyệnĐồngXuân đã ban hành kháng
nghị yêu cầu bãi bỏ quyết định hoãn
chấp hành hình phạt tù của tòa cùng
cấp đối với Đào, thực hiện các thủ
tục để người bị kết án đi chấp hành
án theo quy định.
Sau khi VKS có kháng nghị, ngày
30-7, TAND huyện Đồng Xuân đã
ban hành quyết định hủy bỏ quyết
định hoãn chấp hành hình phạt tù
mà tòa này đã ban hành, khắc phục
vi phạm mà VKS đã kháng nghị.•
Cựugiámđốc lừađảo
chiếmđoạt hơn44 tỉ đồng
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm bị cáo Trần
Thanh Việt (cựu giám đốc Công ty CP Phú Mỹ Hoàng cùng Công
ty Việt Anh) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tháng 5-2019, Việt bị TAND TP.HCM tuyên phạt tù chung
thân. Việt kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng sau đó rút đơn
kháng cáo. HĐXX xét thấy bị cáo rút đơn đúng thủ tục tố tụng
nên chấp nhận. Những bị cáo còn lại không kháng cáo nên HĐXX
không xem xét.
Liên quan đến vụ án này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
là ông Lăng Thanh Nhàn và bà Lê Thị Ngọc Bảo cũng kháng cáo
về phần dân sự.
Theo bản án sơ thẩm, đối với căn nhà 312/8A Tôn Đản, quận
4, TP.HCM, Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh 7 tại TP.HCM
(Agribank CN 7) được xử lý theo hợp đồng thế chấp, nếu có tranh
chấp dành quyền khởi kiện riêng.
Ông Nhàn, bà Bảo cho rằng đã chuyển trả cho công ty của Việt
hơn 3 tỉ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, Việt đã xác nhận việc trên và
ngân hàng đã nhận được số tiền này. Do đó, ông Nhàn, bà Bảo yêu
cầu HĐXX cấp phúc thẩm xem xét buộc Agribank chấp nhận trả
lại cho ông bà số giấy tờ liên quan đến căn nhà trên.
Phía bị hại Agribank cũng kháng cáo yêu cầu HĐXX buộc Việt
và Công ty CP Phú Mỹ Hoàng cùng Công ty Việt Anh phải hoàn
trả số tiền gốc và lãi tính đến ngày xét xử sơ thẩm là hơn 205 tỉ
đồng. Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên số tiền Việt và hai công ty phải
hoàn trả cho Agribank chỉ tính đến ngày khởi tố vụ án, tổng số
tiền gần 181 tỉ đồng tiền gốc và lãi.
Tại tòa phúc thẩm, đại diện VKS nhận định không đủ cơ sở để
xem xét kháng cáo của bị hại và người liên quan, đề nghị HĐXX
bác kháng cáo, y án sơ thẩm.
HĐXX nhận định có đủ cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo
của Agribank. Cụ thể, việc chịu lãi giai đoạn thi hành án, Agribank
được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền đấu giá
các tài sản. Đối với kháng cáo của ông Nhàn, bà Bảo, HĐXX xét
thấy không đủ cơ sở xem xét nên tuyên y án sơ thẩm.
Theo hồ sơ, là tổng giám đốc hai công ty, Việt lập báo cáo tài
chính gian dối và dùng những báo cáo này để Agribank CN 7 cấp
hạn mức tín dụng.
Việt lập khống hợp đồng mua bán căn nhà trên đường Ba Tháng
Hai (quận 10, TP HCM) trong hồ sơ thế chấp vay tiền của Công ty
Phú Mỹ Hoàng. Cạnh đó, Việt cam kết thế chấp ba bất động sản
tại quận 5, quận 7 (TP.HCM) và tỉnh Bình Dương để đảm bảo hạn
mức vay tiền. Nhưng sau khi ngân hàng giải ngân, Việt “lật kèo”,
không thực hiện thế chấp tài sản.
Ngoài ra, Việt còn dùng pháp nhân hai công ty trên để cầm cố
11 lô gỗ khống tại Agribank CN 7. Tổng cộng Việt chiếm đoạt của
Agribank CN 7 là 44,5 tỉ đồng.
Các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng có hành vi đồng ý giải ngân
dù bên vay không có tài sản đảm bảo. Các bị cáo này đồng ý nhận
thế chấp tài sản không đủ điều kiện làm tài sản đảm bảo; ký hợp
đồng cầm cố nhưng không thực hiện việc cầm cố tài sản.
CÙ HIỀN
Bị truy tố vì lừa tiền bạn trong việc hùn hạp nuôi cá
VKSND thị xã Sông Cầu, Phú Yên vừa truy tố ra trước
TAND cùng cấp để xét xử các bị can Nguyễn Xuân Hiệp
(sinh năm 1987) và Phan Thị Lo (sinh năm 1969, cùng trú
thị xã Sông Cầu) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 5-2019, Nguyễn Xuân
Hiệp và anh Bùi Văn Minh cùng một người nữa thỏa
thuận cùng nhau nuôi cá bóp. Do Hiệp có bè nên cả ba
thống nhất nuôi cá bóp tại bè của Hiệp ở thôn Diêm
Trường, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu. Hai người kia
chịu tiền thức ăn cho cá, còn Hiệp có công nuôi.
Lúc đầu Hiệp mua thức ăn cho cá của Phan Thị Lo và
báo lại số tiền cho anh Minh. Anh này chuyển tiền cho
Hiệp để trả cho Lo. Sau đó, do số tiền lớn nên anh Minh
chuyển thẳng qua ngân hàng cho Lo.
Vì thiếu tiền tiêu xài, Hiệp nảy sinh ý định chiếm đoạt
tiền của hai người cùng nuôi cá với mình. Hiệp nói Lo ghi
tăng thêm số ngày mua thức ăn cho cá để Hiệp lấy tiền
chênh lệch. Lo đồng ý.
Số tiền Hiệp thực mua là 23,87 triệu đồng nhưng Lo đã
ghi khống và cộng sổ thành 57,6 triệu đồng. Thấy số tiền
ghi khống cao nên Lo ghi vào tờ giấy học sinh, chỉ thông
báo cho Hiệp với số tiền là 47,6 triệu đồng để Hiệp báo
anh Minh chuyển tiền trả.
Sợ Minh hỏi và đối chiếu sổ nên Lo lấy một quyển vở
học sinh ghi riêng để theo dõi nội dung mua bán thức ăn
cho cá, bao gồm số tiền thực tế và số tiền ghi khống cho
Hiệp.
Ngày 30-12-2019, vợ anh Minh chuyển 47,6 triệu đồng
vào tài khoản ngân hàng để trả cho Lo. Hiệp liên hệ với
Lo để lấy số tiền đã ghi khống là 23,73 triệu đồng tiêu xài.
Ngày 7-1, anh Minh nghi ngờ nên đến gặp Lo để hỏi,
Lo thừa nhận đã ghi khống 23,73 triệu đồng đưa cho
Hiệp. Sau đó, Lo cùng anh Minh đến công an trình báo
sự việc. Cả Lo và Hiệp đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
BÌNH NGUYÊN
Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: CÙHIỀN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook