180-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 10-8-2020
Cầu bộ hành: Nơi cần chưa có,
nơi có dân không đi
THUTRINH-NGUYỄNCHÂU
T
ại nhiều khu vực bệnh
viện, trường học trên địa
bàn TP.HCM, cơ quan
chức năng đã cho xây cầu bộ
hành nhằm đảm bảo an toàn
cho người dân khi qua đường.
Tuy nhiên, trên thực tế,
nhiều người đã phớt lờ cầu
bộ hành chỉ vì bất tiện và…
nắng. Ngoài ra, nhiều nơi trên
địa bàn TP rất cần có cầu bộ
hành nhưng vướng một số hạ
tầng kỹ thuật nên chưa được
xây dựng.
Dân phớt lờ
không sử dụng
Theo ghi nhận của PV, cầu
bộ hành trước BV Bình Dân
(quận 3), BVUng bướu (quận
Bình Thạnh) chủ yếu nhân
viên bệnh viện và bệnh nhân
sử dụng. Còn đa phần người
dân, người thămnuôi bệnh đều
phớt lờ cầu, bất chấp dòng xe
để băng qua đường.
Trên tuyến đường Phạm
Văn Đồng (quận Bình Thạnh
và quận Thủ Đức) có năm cầu
vượt bộ hành đang khai thác.
Các cầu này đều được thiết
kế đẹp, thông thoáng, có mái
che nhưng hầu như người dân
không sử dụng.
Trongkhoảngmột tiếngquan
sát tại đường PhạmVăn Đồng,
PV nhận thấy lượng người sử
dụng cầu bộ hành chỉ đếm trên
đầu ngón tay. Trong khi đó,
nhiều người dân băng qua cả
dải phân cách để sang đường,
bất chấp xe cộ nguy hiểm.
Một người dân băng qua
đường ngay dưới cầu bộ hành
cho hay: “Tôi canh lúc vắng
xe rồi chạy qua cho nhanh chứ
đi cầu bộ hành còn phải leo
lên bậc thang mất thời gian”.
Tình trạng tương tự cũng
diễn ra ở cầu bộ hành trên
đường Võ Văn Kiệt (quận
1), Nguyễn Văn Cừ (quận 5).
Bà PhạmThị Hai (buôn bán
trên đường Nguyễn Văn Cừ)
cho biết: “Cầu này để học sinh
tiện qua đường, giảm tai nạn
nhưng rất ít người đi lắm, họ
chỉ tiện là băng
quađường thôi.
Lý do là dốc
cầu cao, cầu lại
không có mái
che nên nhiều
người sợ nắng.
Trên cầu cũng
nhếch nhác do
nhiềungườikém
ý thức xả rác”.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
đại diện Trung tâm
Quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ TP.HCM (viết tắt là
Trung tâm Quản lý hạ tầng)
cho biết cơ quan chức năng đã
làm nhiều cầu bộ hành nhưng
người dân chưa sử dụng nhiều.
Nguyên nhân
vì ý thức chấp
hànhcủangười
dân chưa cao,
phần lớn họ
có thói quen
tiện đâu băng
ngang đó.
Về việc này,
trung tâm sẽ
kiến nghị lực
lượng chức năng tăng cường
tuyên truyền, xử lý vi phạm
do băng ngang đường không
đúng quy định. Đồng thời,
chúng tôi sẽ nghiên cứu, đề
xuất thêm các tiện ích để thu
hút sự quan tâm, chấp hành
của người đi bộ.
Nhiều nơi thiếu
cầu bộ hành
Theo quan sát, nhiều nơi
trên địa bàn TP có mật độ cư
dân đông nhưng chưa có cầu
bộ hành để đảm bảo an toàn
cho người dân khi qua đường.
Điển hình như khu vựcCông
ty PouYuen (đường Trần Văn
Giàu, quận Bình Tân), nơi đây
tập trung rất đông công nhân,
nhiều người sang đường bất
chấp, gây hỗn loạn giao thông.
Tiêu điểm
10 năm làm 18 cầu
vượt bộ hành, bốn
hầm chui
TheoTrungtâmQuảnlýhạtầng
giao thông đường bộ TP.HCM,
trong vòng 10 năm qua, TP đã
làmđược18cầuvượtbộhànhvà
bốnhầmchui.Trongđó, hầuhết
cầu vượt bộ hành, hầm chui đã
phát huy caonăng lực khai thác,
đápứngnhu cầu củangười dân.
Trong năm 2020, trung tâm dự
kiến tiếp tục đưa vào khai thác
thêm năm cầu vượt bộ hành.
Tại một số nơi, TP
đã bố trí vốn làm cầu
bộ hành nhưng các
công trình hạ tầng
kỹ thuật chưa thể di
dời nên chưa triển
khai được.
Theo ghi nhận của PV, dự án cầu Bưng (quận Bình Tân,
TP.HCM) đang gấp rút thi công để nhanh chóng hoàn
thành.
Cụ thể, nhánh số 1 của dự án đã cơ bản hoàn thành, đơn
vị thi công đã hoàn trả mặt bằng cho các hộ dân ven cầu.
Phần rào chắn nhánh cầu này được thu gọn lại, mặt đường
trở nên rộng hơn.
Tuy nhiên, tình hình giao thông qua khu vực vẫn phức
tạp. Vào giờ cao điểm thường xuyên kẹt xe do lượng ô tô,
xe tải, xe máy đông đúc. Mặc dù có sự hỗ trợ, điều tiết của
lực lượng CSGT nhưng các phương tiện vẫn xếp hàng dài,
lưu thông chậm vì mặt đường nhỏ hẹp.
Đối với nhánh cầu còn lại, do vướng mặt bằng của hai
doanh nghiệp nên đơn vị thi công chỉ lắp rào chắn phần mặt
bằng hiện có ở góc đường Lê Trọng Tấn và CN1 (quận Tân
Phú) để thi công trước.
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao
thông TP.HCM (BQL) cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ dự
án, trong thời gian chờ TP có phương án giải quyết bồi
thường cho hai doanh nghiệp, BQL chủ động nghiên cứu đề
xuất phương án tổ chức phân luồng giao thông.
“Sau khi được Sở GTVT thông qua, vừa rồi đơn vị đã
triển khai rào chắn phần mặt bằng hiện có để phục vụ thi
công trụ T5 và dầm tiếp theo nối với trụ của nhánh số 1 bắc
qua đường CN1” - vị đại diện này thông tin.
Được biết dự án này còn vướng mặt bằng hai doanh
nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Bình (Công ty TNHH
Hwata Việt Nam và Công ty CP Bánh Givral).
Sau khi hoàn thành cầu Bưng sẽ góp phần giảm tải giao
thông cho đường Lê Trọng Tấn. Do khu vực này có nút thắt
cổ chai nên thường xuyên kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao
điểm.
Theo thiết kế, cầu bắc qua kênh Tham Lương có tổng
chiều dài 560 m. Trong đó, thân cầu dài 212 m, phần đường
dẫn và xây dựng đường dân sinh ở hai bên cầu dài 630 m. 
THU TRINH
Cơ quan chức năng cho hay sẽ nghiên cứu, đề xuất thêm các tiện ích ở khu vực cầu bộ hành để thu hút
sự quan tâm sử dụng của người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Sử,
Trưởng phòng Quản lý đô thị
quận Bình Tân, nhiều nơi trên
địa bàn quận có mật độ giao
thông lớn và cần tới cầu bộ
hành để đảm bảo an toàn cho
người dân.
Do đó, trong năm2020 quận
đã kiến nghị TP ba vị trí xây
cầu bộ hành gồm: Cổng sau
Công ty PouYuen, Trường
THPTAn Lạc gần cầuAn Lạc
(đường Kinh Dương Vương)
và trước Bến xe Miền Tây.
Trong đó, TP đã quan tâm xây
dựng cầu bộ hành trước Bến
xe Miền Tây, đến nay đã cơ
bản hoàn thành.
Trung tâm Quản lý hạ tầng
cho biết trên thực tế TP còn
một số vị trí rất cần xây
dựng cầu vượt bộ hành như
đường Điện Biên Phủ (trước
ĐH Hutech), đường Trường
Chinh (trước nhà thờ Lạc
Quang)… Những khu vực
này TP đã từng bố trí vốn
đầu tư cầu bộ hành nhưng
vì các công trình hạ tầng kỹ
thuật chưa thể di dời nên đến
nay đơn vị cũng chưa triển
khai được.
Đánh giá bài bản
vị trí xây cầu
Nói về các vị trí xây cầu bộ
hành ở TP.HCM, ông Trần Sỹ
Thắng, Phó Giám đốc Trung
tâmQuản lý hạ tầng, cho hay:
Một số cầu bộ hành được xây
dựng nằmtrong dự án xây dựng
mới các tuyến đường trục trên
địa bàn TP. Những trục này đã
được nghiên cứu và xét đến
yếu tố quy hoạch, tầm nhìn
trong tương lai của TP như
đường Võ Văn Kiệt, Phạm
Văn Đồng…
“Những cây cầu bộ hành trên
các tuyến này hiện nhu cầu sử
dụng chưa nhiều nhưng xét về
mặt quy hoạch sẽ góp phần
đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông trong tương lai” - ông
Thắng phân tích.
Còn đối với vị trí các cây
cầu xây dựng theo nhu cầu
thực tế, ông Thắng cho rằng
đã được đánh giá một cách bài
bản về lượng người sử dụng,
quy hoạch, cảnh quan, kinh
tế - xã hội… trước khi triển
khai. Cụ thể, trước công viên,
bến xe, bệnh viện sẽ được ưu
tiên làmcầu bộ hành nhằmđảm
bảo an toàn cho người đi bộ.
Theo ông Thắng, khó khăn
lớn nhất hiện nay là mặt bằng
xây dựng và kinh phí để tăng
cường các tiện ích như bố trí
cầu thang lênxuống.Quan trọng
hơn nữa là ý thức chấp hành
của người dân chưa nghiêm,
công tác vệ sinh trên cầu bộ
hành chưa đảm bảo, chủ yếu
do quận, huyện thực hiện.
“Trong thời gian tới, đơn vị
tiếp tục nỗ lực phối hợp với
các cơ quan chức năng sớm
di dời các công trình hạ tầng
kỹ thuật để có mặt bằng xây
dựng thêm các cầu vượt bộ
hành. Đơn vị cũng sẽ đề nghị
các quận, huyện cần quan
tâm trong việc tăng cường vệ
sinh, trang bị thêm thùng rác
công cộng trên cầu nhằm phục
vụ tốt cho người dân” - ông
Thắng nói.•
Ngành giao thông cần có quy hoạch để lựa
chọn những địa điểm xây dựng cầu bộ hành
hoặc đường ngầm cho người đi bộ. Ngoài ra,
trước khi xây dựng cầu cần có đánh giá vềmật
độ giao thông, nhu cầu của người đi bộ. Thậm
chí, ngành chức năng còn cần phải điều tra xã
hội học để xemviệc xây dựng cầunơi đó có cần
thiết không và cần như thế nào thì việc đầu tư
xây dựng mới không lãng phí.
Chúng tôi đã vài lần tổ chức cho sinh viên
khảo sát về vấn đề này và thấy hiện nay cả
TP.HCM và Hà Nội có nhiều cầu bộ hành được
đầu tư xây dựng nhưng lại không có người
đi. Một số nơi chỉ vài người đi, họ vẫn có thói
quen băng qua ngang đường như thế sẽ gây
lãng phí vì đầu tư xây dựngmột cây cầu rất tốn
kém. Những cây cầu này cũng gây ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đô thị nên chúng tôi nghĩ TP
cần có khảo sát kỹ lưỡng về quy hoạch trước
khi xây dựng.
GS-TS
NGUYỄN HỮU DŨNG
,
Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam
Cần có khảo sát kỹ về quy hoạch cầu bộ hành
Trước cổng BV BìnhDân (quận 3) dù có cầu bộ hành nhưng người dân vẫn phớt lờ không sử dụng.
Ảnh: THUTRINH
Đẩynhanh tiếnđộdựán cầuBưng (BìnhTân, TP.HCM)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook