183-2020 - page 13

13
Trắngđêmxét nghiệmtìmCOVID-19
HOÀNG LAN
N
hững ngày qua, số
lượng người khai báo
y tế về từ Đà Nẵng đến
TP.HCM từ ngày 1-7 ngày
càng nhiều. Thống kê đến
thời điểm hiện tại, có hơn
52.000 người trở về từ vùng
dịch khai báo y tế, đồng nghĩa
với lượng mẫu xét nghiệm
khổng lồ cần phải lấy và trả
kết quả. 
Nhanh nhưng phải
chính xác
Phòng xét nghiệm SARS-
CoV-2 tại Bệnh viện (BV)
Bệnh nhiệt đới TP.HCM luôn
sáng đèn cả ngày lẫn đêm.
Các kỹ thuật viên đang miệt
mài làm việc để trả kết quả
nhanh nhất cho người dân.
“Các công đoạn thực hiện
khá phức tạp và mất thời gian
nhưng số lượng mẫu lại khá
nhiều, các ngành chức năng
đang đợi kết quả để có hướng
xử lý, đồng thời có nhiều đơn
vị cần kết quả khẩn nên chúng
tôi phải cố gắng làm cho
mau hết” - kỹ thuật viên Võ
Trọng Vương chia sẻ áp lực
khi bản thân mỗi ngày phải
thao tác trên hơn 1.000 mẫu
bệnh phẩm. 
Thao tác trên tác nhân virus
SARS-CoV-2 nguy hiểm, mỗi
nhân viên đều tập trung cao
độ để đảm bảo thao tác không
lây nhiễmdịch bệnh cho chính
bản thân, đồng nghiệp và cho
ra kết quả một cách chuẩn
xác nhất. 
Dù mặc đồ bảo hộ bít bùng
gây bất tiện và ngồi cố định
thời gian dài liên tục nhưng
các kỹ thuật viên đều phải
cố gắng khắc phục. “Trong
xét nghiệm, sợ nhất là bỏ lộn
mẫu, thiếumẫu, nhầmkết quả
của bệnh nhân này với bệnh
nhân kia, dương tính thành âm
tính hoặc ngược lại. Chẳng
may ca dương tính không
phát hiện ra, họ sẽ phát tán
virus ra cộng đồng thì hậu
quả sẽ rất trầm trọng. Khi
ngồi tách chiết virus để đưa
đi xét nghiệm, trong đầu của
tôi lúc nào cũng thường trực
suy nghĩ đó làmẫu bệnh phẩm
dương tính nên phải hết sức
cảnh giác” - kỹ thuật viên Võ
Trọng Vương chia sẻ.
Thayphiên chịu tráchnhiệm
khâu tách chiết virus đưa đi
xét nghiệm, kỹ thuật viên
Ngô Tấn Tài cho biết không
chỉ xét nghiệm số mẫu bệnh
phẩm khổng lồ, giúp giải tỏa
áp lực cho TP mà còn gặp
áp lực nếu để kéo dài thời
gian, mẫu bệnh phẩm sẽ bị
ảnh hưởng chất lượng. 
Ngoài làm xét nghiệm, các
kỹ thuật viên còn phải tỉ mỉ
ở khâu nhập liệu để đảm bảo
kết quả xét nghiệm và trả kết
quả chính xác. “BV nhận hầu
hết mẫu của các đơn vị ở TP
gửi. Trong 1.000 mẫu thì đôi
khi có 1, 2 mẫu gặp trục trặc
chẳng hạn có đơn vị gửi sai
tên tuổi, mẫu bệnh phẩm lấy
không đúng cách nên chúng
tôi phải phản hồi để khắc
phục” - Tài kể. 
Chuẩn bị tinh thần
khi có ca dương tính
Theo kỹ thuật viên Võ
1.000-1.500 mẫu xét nghiệm
mỗi ngày
Phòng thí nghiệm sinh học phân tử của BV chịu trách
nhiệm xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh
COVID-19 từ các BV trong TP. Bên cạnh đó, hỗ trợ Trung
tâmKiểmsoát bệnh tậtTP.HCMxét nghiệmcác ca tiếpxúc
với ca bệnh, người dân từ Đ Nẵng, từ các trung tâmy tế
v BVquận, huyệnvới t n suất 1.000-1.500mẫumỗi ng y.
Cácmẫu bệnh phẩmsau khi đưa về sẽ được tách chiết
bằnghóachất,sauđóđưav ohệthốngxétnghiệmRT-PCR
để đọc kết quả.Trung bìnhmất khoảng 4 tiếngmột mẫu
bệnh phẩm sẽ có kết quả. Nếu mẫu bệnh phẩm dương
tính thì c n thêm 1 tiếng đưa v o máy đọc khẳng định.
Với số lượng mẫu c n xét nghiệm lớn như hiện nay,
tất cả bộ phận tiếp nhận, xét nghiệm đều phải l m bất
kể giờ giấc. Ban đêm, chúng tôi bố trí người để thực
hiện các mẫu c n xét nghiệm khẩn. Dù bận rộn v
n ng nề hơn nhưng chúng tôi đều cố gắng, ý thức đây
l công việc nhưng cũng l trách nhiệm của mỗi người
dân, mong muốn góp ph n cùng TP nhanh chóng đ y
lùi dịch bệnh”.
ThS
NGHIÊMMỸ NGỌC,
Phó Khoa xét nghiệm
BV Bệnh nhiệt đới
Dù mặc đồ bảo hộ
bít bùng gây bất
tiện và ngồi cố định
thời gian dài liên
tục nhưng các kỹ
thuật viên đều phải
cố gắng khắc phục. 
Đời sống xã hội -
ThứNăm13-8-2020
Thao tác trên tác nhân virus SARS-CoV-2 nguy hiểm, các kỹ thuật viên xét nghiệmvừa phải đảmbảo an toàn
vừa chạy đua để trả kết quả nhanh nhất cho người dân TP.HCM.
Trọng Vương, trong thời
gian dài Việt Nam không
có ca lây nhiễm COVID-19
nhưng phòng xét nghiệm
COVID-19 tại BV Bệnh
nhiệt đới chưa bao giờ
ngơi nghỉ. Mỗi ngày trung
bình cơ sở cũng nhận xét
nghiệm sàng lọc hàng chục
mẫu các ca có triệu chứng
nghi ngờ. 
Mặc dù bận rộn với công
việc ở phòng xét nghiệm
nhưng như một thói quen
trước khi đi ngủ, anh thường
đọc báo xem tình hình dịch.
“Nếu hôm nay có ca dương
tính thì dự báo chắc chắn
ngày sau, lượng mẫu xét
Từ ngày 12-8, một số chợ tại Đà Nẵng bắt đầu kiểm
soát lượng người ra vào chợ bằng hình thức phiếu đi chợ
theo ngày chẵn, lẻ nhằm giảm thiểu tần suất đi chợ của
người dân, đề phòng sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo đó, tổ dân phố sẽ phát cho mỗi hộ gia đình năm
thẻ vào chợ trong vòng 15 ngày, gồm có thẻ ngày chẵn
(màu xanh) và ngày lẻ (màu hồng). Thẻ vào chợ chỉ có giá
trị sử dụng một lần/chợ bất kỳ trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Công An, Trưởng Ban quản lý chợ Đống
Đa, cho biết phiếu vào chợ được áp dụng từ 5 giờ sáng
nay, những người không có phiếu thì không được vào
chợ. “Sáng nay cũng có một số người quên hoặc chưa
được phát phiếu đi chợ. Sau khi giải thích, bà con cũng
hiểu, vui vẻ chấp hành. Với những trường hợp chưa có
phiếu thì chúng tôi hướng dẫn họ về tổ dân phố nhận
phiếu đi chợ vào các ngày tiếp theo” - ông An nói.
Ông Phan Thành Thoại, Phó Ban quản lý chợ Cồn, cho
biết chợ có 15 cổng ra vào nhưng tạm thời chỉ mở hai cổng
lớn ở đường Hùng Vương và đường Ông Ích Khiêm để tập
trung phòng, chống dịch. Ngoài kiểm soát phiếu người đi
chợ, ban quản lý chợ cũng rà soát, lên danh sách và kiểm
tra thẻ của các hộ kinh doanh, các thành viên trong tổ xe
thồ tự quản khi ra vào chợ. Một số người dân có mức thân
nhiệt cao sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi và đo lại ba lần.
Đứng ngoài cổng chợ, bà Nguyễn Thị Vinh (phường
Hòa Khê) chốc chốc lại ngấp nghé tìm người quen để
nhờ mua giúp món đồ. “Gia đình tôi được phát bốn
phiếu, quý nên giữ đã, chừng nào thật sự cần thiết mới
vào chợ. Hôm nay tôi chỉ cần mua một món đồ thôi,
đứng đây coi có ai thì nhờ mua giúp chứ vô chợ tiếc
phiếu quá chừng” - bà nói.
Cạnh đó, bà Nguyễn Thị Nga (quận Thanh Khê) cho
biết tối qua gia đình đã được phát đủ năm thẻ để đi chợ.
“Tôi thấy ba ngày đi chợ một lần cũng ổn, chúng ta cố
gắng một lần đi mua nhiều thực phẩm để ăn dần. Đây là
thời điểm dịch bệnh phức tạp, thành phố có cách làm như
vậy là hợp lý” - bà cho hay.
Khảo sát nhanh cho thấy đa số ý kiến đồng ý với
việc phát thẻ vào chợ để tập trung phòng, chống dịch
COVID-19. Tuy nhiên, một số người vẫn không khỏi băn
khoăn về quy định mới này, nhất là sinh viên, công nhân
đang thuê trọ cần được phát phiếu.
Hiện nay, nhiều chủ trọ đã chủ động lên danh sách
những người thuê trọ gửi tổ dân phố để nhận phiếu vào
chợ cho khách. Tuy nhiên, một số chủ trọ vẫn chưa thực
hiện việc này khiến người ở trọ không khỏi lo lắng. Ông
Nguyễn Văn Tình, tổ trưởng tổ dân phố 27, phường Thanh
Bình (quận Hải Châu), cho biết tổ có hơn 90 hộ, trong đó
có tám hộ đang cho thuê trọ. “Trong ngày 11-8, tổ đã phát
485 phiếu, mỗi hộ năm phiếu, riêng những hộ cho thuê trọ
thì ưu tiên phát nhiều hơn một chút để họ phát cho những
người thuê trọ (mỗi hộ khoảng 15-20 phiếu). Mọi người
cùng chia sẻ với nhau, thiếu thì báo lại tôi để lên phường
xin thêm” - ông nói.
TÂMAN - BÙI TOÀN
nghiệm sẽ tăng gấp hai, gấp
ba” - Vương nhớ lại. 
Vương chia sẻ bản thân
là người làm khoa học, phát
hiện một ca dương tính rất
có ý nghĩa đối với công tác
nghiên cứu khoa học nhưng
không tránh khỏi cảm giác
buồn cho người bệnh và lo
lắng liệu số ca có tiếp tục
tăng, kéo theo nhiều hệ lụy.
“Mỗi khi có ca dương
tính, chúng tôi phải kiểm
tra rất kỹ, báo cáo qua các
cấp lãnh đạo khoa, bảo mật
thông tin cho đến khi Bộ Y
tế công bố kết quả” - Vương
kể quy trình xét nghiệm
COVID-19.•
Kỹ thuật viên Võ Trọng Vương đang tách chiếtmẫu bệnh phẩmđể sau đó đưa vào hệ thống RT-PCR
đọc kết quả. Ảnh: HL
ĐàNẵngkiểmsoát người đi chợ bằngphiếuvào chợ
Khảo sát nhanh tại các chợ cho thấy đa số người dân đều đồng tình với cách làmnày của Đà Nẵng để tập trung phòng, chống dịch COVID-19.
ĐàNẵng kiểmsoát người ra vào chợ bằng phiếu chẵn, lẻ.
Ảnh: BÙI TOÀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook