183-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm13-8-2020
HUYVŨ
“C
húng tôi đã trình Bộ
GTVTxemxét, thẩm
định báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi dự án đầu tư
xây dựng đường cao tốc Châu
Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng”.
Ngày 12-8, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM,
ông Trần Văn
Thi, Tổng giám đốc Tổng
Công ty Đầu tư phát triển và
quản lý hạ tầng giao thông
Cửu Long, đơn vị nghiên cứu
tiền khả thi dự án (viết tắt là
Tổng Công ty Cửu Long),
cho biết như trên.
Khởi công giai đoạn 1
vào năm 2021
Theo tờ trình củaTổngCông
ty Cửu Long gửi Bộ GTVT:
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần
Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu
tuyến kết nối cửa khẩu Tịnh
Biên (thuộc xãXuânTô, huyện
TịnhBiên,AnGiang), điểmcuối
tuyến giao với quốc lộ Nam
SôngHậu (khoảngKm81+750
lý trình quốc lộNamSôngHậu
- thuộc xã Trung Bình, huyện
Trần Đề, Sóc Trăng).
Toàn tuyến có chiều dài
197,22 km với tổng mức đầu
tư hơn 68.980 tỉ đồng. Dự án
đi qua bốn tỉnh, TP gồm An
Giang, Cần Thơ, Hậu Giang
và Sóc Trăng.
TổngCông tyCửu Long cho
hay đây là dự án quan trọng
quốc gia, Quốc hội thông qua
nghị quyết, Thủ tướng quyết
định đầu tư.
Trước mắt, Tổng Công ty
Cửu Long đề xuất đầu tư giai
đoạn 1: Phân đoạn tuyến từ
ĐT 943 TP Long Xuyên (An
Giang) đến quốc lộ 60 (Sóc
Trăng) với quy mô bốn làn xe
hạn chế, vận tốc thiết kế 80 km/
giờ. Tổngmức đầu tư giai đoạn
1 là 23.618 tỉ đồng từ nguồn
vốn đầu tư công.
Điểm đầu tuyến giai đoạn 1
được xác định tại nút giao với
đường tỉnh 943 (thuộc huyện
Thoại Sơn, An Giang), điểm
cuối đoạn tuyến là tại nút giao
với quốc lộ 60 (TP Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng).
Đoạn tuyến này có tổng
chiều dài 105 km, trong đó qua
tỉnh An Giang 11,134 km, TP
Cần Thơ 44,26 km, tỉnh Hậu
Giang 25,61 km và tỉnh Sóc
Trăng 23,99 km. Thời gian
khởi công dự kiến giai đoạn 1
vào năm 2021 và hoàn thành
cơ bản năm 2025.
Mongmỏi cao tốcChâu
Đốc - CầnThơ -SócTrăng
Dự kiến cao tốc trục ngang ChâuĐốc - CầnThơ - Sóc Trăng khởi công
giai đoạn 1 vào năm2021 và hoàn thành cơ bản năm2025.
Sơ đồ cao tốc ChâuĐốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Đồ họa: HỒTRANG
Lưu lượng vận
tải trên tuyến trục
ngang trung tâm
ĐBSCL ngày càng
tăng nên việc hình
thành tuyến cao tốc
Châu Đốc - Cần Thơ
- Sóc Trăng sẽ giúp
giao thông khu vực
đáp ứng nhu cầu.
Mang đến nhiều cơ hội giao thương
Theo Tổng Công ty Cửu Long, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ -
Sóc Trăng được xem là tuyến cao tốc trục ngang rất có ý nghĩa
với khu vực miền Tây, đồng thời cao tốc cũng sẽ kết nối với
Campuchia mang đến nhiều cơ hội giao thương, giao thông
tốt hơn cho khu vực.
Dự án giai đoạn 1
cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
là ưu tiên, trong trường hợp có đủ nguồn vốn, Tổng Công ty
Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét đầu tư đoạn tiếp theo.
Cụ thể, giai đoạn tiếp theo sẽ được đầu tư từ quốc lộ 60 đến
cảng nước sâu Trần Đề dài 30,62 km trong giai đoạn sau năm
2030 khi cảng nước sâu này được đưa vào hoạt động.
Đề nghị ngừng xây cầu Văn Thánh
theo hình thức đổi 30 ha đất
Ngày 12-8, ông Nguyễn Hữu Trung, Phó Giám đốc Sở
GTVT tỉnh Bình Thuận, đã ký văn bản trả lời Sở KH&ĐT
về việc lấy ý kiến triển khai dự án cầu Văn Thánh, TP Phan
Thiết theo hình thức hợp đồng BT.
Văn bản này cho biết dự án cầu Văn Thánh được thường
trực HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư từ tháng
8-2017 với tổng vốn đầu tư hơn 219 tỉ đồng.
UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với tổng
mức đầu tư dự án hơn 195 tỉ đồng, trong đó chi phí giải
phóng mặt bằng (GPMB) 48,609 tỉ đồng.
Theo báo cáo của UBND TP Phan Thiết, dự thảo phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án cầu Văn
Thánh khoảng 150 tỉ đồng, với số hộ bị giải tỏa khoảng 82
căn. Dự kiến quỹ đất tái định cư cho toàn bộ dự án khoảng
102 lô.
Như vậy, với kinh phí bồi thường GPMB khoảng 150 tỉ
đồng và tổng dự toán công trình khoảng 150,186 tỉ đồng
(theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán lập tháng 10-
2018) thì tổng mức đầu tư dự án là 300,186 tỉ đồng.
Đây là mức vượt quá tổng mức đầu tư dự án đã được
thường trực HĐND tỉnh thống nhất và báo cáo nghiên cứu
khả thi dự án đã được UBND tỉnh duyệt. 
Xét báo cáo của Sở KH&ĐT, ngày 9-6-2020, UBND tỉnh
đã có công văn yêu cầu Sở TN&MT tổ chức xác định quỹ
đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án cầu
Văn Thánh để cung cấp cho chủ đầu tư (Công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Quản Trung). Sau đó, sở này cập
nhật thông tin vào hồ sơ, trình cấp thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo đúng
quy định.
Đến nay, đơn vị chủ đầu tư dự án chưa hoàn chỉnh báo
cáo nghiên cứu khả thi để trình cấp thẩm quyền phê duyệt
điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Căn cứ khoản 6 Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư được Quốc hội thông qua ngày 18-6-2020
(có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021) thì “dự án áp dụng
loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư
thì dừng thực hiện kể từ ngày 15-8-2020”.
Như vậy, kể từ ngày 15-8-2020 sẽ dừng phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án áp dụng loại hợp đồng BT. Do đó, Sở
GTVT đề nghị Sở KH&ĐT báo cáo, thammưu UBND tỉnh
xem xét, quyết định dừng triển khai dự án cầu Văn Thánh
theo hình thức hợp đồng BT.
Đồng thời cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư dự án từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, đưa vào kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư xây dựng.
PHƯƠNG NAM
Đưa hành khách mắc kẹt ở Đà Nẵng về
Hà Nội
Đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết
chuyến bay VN7160 của hãng chở 202 người bị mắc
kẹt ở Đà Nẵng đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài
(Hà Nội) lúc 12 giờ 34 phút ngày 12-8. Đây là chuyến
bay đầu tiên vận chuyển hành khách bị mắc kẹt ở Đà
Nẵng về Hà Nội.
Hành khách trên chuyến bay này chủ yếu là khách du
lịch, trong đó có nhiều trẻ em và trẻ sơ sinh. Để đảm
bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, hành khách,
phi hành đoàn được trang bị bảo hộ y tế toàn thân. Toàn
bộ hành khách phải khai báo y tế và đo thân nhiệt trước
khi lên máy bay.
Theo kế hoạch, chiều mai (13-8), Vietnam Airlines
sẽ thực hiện chuyến bay VN7121 thân rộng để chở hơn
300 khách từ Đà Nẵng về TP.HCM. Như vậy, Vietnam
Airlines sẽ thực hiện tổng cộng ba chuyến bay giải
tỏa 700 khách mắc kẹt tại Đà Nẵng.
P.ĐIỀN
Hành khách làmthủ tục từ sân bayĐàNẵng để về HàNội.
Ảnh: VNA
Đã đề xuất làm
cao tốc từ hơn
10 năm trước
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, TS Trần Hữu Hiệp,
chuyên gia kinh tế đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL),
cho biết: “Hơn 10 năm trước,
lãnh đạo các tỉnh CầnThơ, Sóc
Trăng, An Giang, Hậu Giang
đã đề xuất với trung ương về
việc hình thành tuyến cao tốc
này. Đây là một chủ trương
đầu tư cần thiết để phát triển
khu vực ĐBSCL”.
Theo ông Hiệp, 20 năm
trước, ông cũng đã có ý kiến
về việc khu vực này cầnmở ba
cánh cửa giao thương: Đường
hàng không, đường hàng hải và
hướng về biên giới Tây Nam.
“Tới nay, hàng không đã có,
giao thông thủy cũng phần nào
được quan tâm. Duy chỉ đường
bộ hướng về biên giới Tây
Nam (về Campuchia, Lào) thì
vẫn còn là điểm nghẽn. Do đó,
đường cao tốc Châu Đốc - Cần
Thơ - Sóc Trăng là dự án quan
trọng nhất để kết nối” -TSHiệp
phân tích.
Nhận định đây là dự án cao
tốc trục ngang quan trọng của
miền Tây nhưng TS Hiệp cho
rằng cơ quan chức năng cần
lưu ý việc đầu tư, lựa chọn
phân kỳ đầu tư sao cho giao
thông kết nối của miền Tây
được đồng bộ.
““Căn bệnh” giao thông ở
ĐBSCL là bài toán đồng bộ.
Cụ thể, chúng ta dễ dàng nhận
thấy tình trạng cầu chờ đường,
đường làm xong thì không kết
nối tốt giao thông khu vực,
cầu làm xong thì tĩnh không
không đảm bảo. Vì vậy, cơ
quan chức năng cần tính toán
để từng giai đoạn đầu tư, các
dự án kết nối mang tính đồng
bộ với nhau” - TS Hiệp góp ý.
Đồng tình, ông NguyễnVăn
Mạnh, Trưởng cơ quan đại diện
Hiệp hội Vận tải ô tôViệt Nam
khu vựcTâyNambộ, cũng cho
rằng chủ trương làm tuyến cao
tốc này là hoàn toàn đúng đắn.
Theo ông Mạnh, những
năm gần đây, lưu lượng vận
tải trên tuyến trục ngang trung
tâmĐBSCL tăng cao nên việc
hình thành tuyến cao tốc Châu
Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ
giúp giao thông khu vực đáp
ứng nhu cầu.
Về vấn đề này, TS Phạm
Văn Hùng, Phó Phân viện
trưởng Phân viện Khoa học
công nghệ GTVT phía Nam,
cho rằng việc nghiên cứu tiền
khả thi là một công tác chuẩn
bị tốt, cần thiết và rất quan
trọng của dự án này.
“Việc nghiên cứu khả thi
sẽ giúp cho các cơ quan chức
năng hoàn thiện công tác quy
hoạch và có các số liệu cụ thể.
Tất nhiên, khi hình thành dự
án còn nhiều việc phải làm
vì còn nhiều thay đổi về mặt
đô thị, xã hội…” - ông Hùng
nói thêm.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook