183-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
T
rong bối cảnh quan hệ
Mỹ - Trung Quốc (TQ)
ngày càng xuống cấp
nghiêm trọng, một lượng
giới tinh hoa và truyền thông
TQ bắt đầu lên tiếng kêu gọi
Bắc Kinh nên gấp rút nâng
cấp kho vũ khí hạt nhân,
đề phòng trường hợp xấu
nhất. Đơn cử, Tổng biên
tập tờ
Hoàn Cầu Thời Báo
Hồ Tịch Tiến trong một bài
xã luận mới đây khẳng định
TQ chỉ khi xây dựng được
năng lực răn đe hạt nhân đủ
mạnh mới có thể ngăn chặn
một cuộc chiến tranh toàn
diện với Mỹ.
“Vũ khí hạt nhân là công
cụ duy nhất giúp TQ cân
bằng với sức mạnh quân
sự của Mỹ, không có con
đường nào khác hiệu quả
bằng” - ông Hồ nhấn mạnh.
Những lo ngại của
Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của tạp
chí quân sự
War on The Rocks
,
chuyên gia Tong Zhao thuộc
Trung tâm Chính sách toàn
cầu Carnegie - Thanh Hoa
(TQ), lo ngại hàng đầu của
Bắc Kinh khi đối đầu với Mỹ
là kịch bản bị Washington
cho lực lượng phá hủy phần
lớn kho hạt nhân của TQ.
Mất đi năng lực răn đe hạt
nhân, số vũ khí còn lại của
TQ chẳng những không đủ
chọc thủng hàng phòng thủ
của Mỹ để đáp trả mà còn đặt
toàn bộ lãnh thổ nước này
dưới tầm hạt nhân của Mỹ.
Nỗi sợ lớn đến mức nó trở
thành động cơ chính cho gần
sẽ vin vào đó để ra sức phát
triển hạt nhân.
“Bản chất năng lực hạt
nhân của TQ không phải
để xây dựng quan hệ tốt
đẹp với nước khác, do đó
việc Mỹ - Trung có thêm bất
đồng cũng không liên quan
tới việc mở rộng hay từ chối
kiểm soát kho hạt nhân. Việc
cộng đồng quốc tế lo ngại
về tình hình an ninh trong
môi trường chung khi TQ
cứ muốn nâng cấp kho vũ
khí hạt nhân là điều hoàn
toàn có thể hiểu được” - ông
Zhao nhận định.
Bên cạnh đó, chuyên gia
này còn cho rằng nếu Bắc
Kinh mở rộng kho hạt nhân
trong khi các cường quốc hạt
nhân lại giảm số lượng vũ
khí hạt nhân, hành động của
TQ sẽ bị cáo buộc là không
tuân thủ lời hứa và phá vỡ
những nỗ lực kiểm soát vũ
khí và cấm phổ biến vũ khí
hạt nhân toàn cầu. Điều này
sẽ làm ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn tới uy tín và lợi
ích quốc gia của TQ.
“Xây dựng kho hạt nhân
lớn hơn sẽ khiến quốc gia
khác nể sợ nhưng lại không
giành được sự tôn trọng.
Tăng cường số lượng vũ
khí hạt nhân sẽ không giúp
TQ hiện thực hóa tham vọng
trở thành cường quốc hàng
đầu thế giới” - ông Zhao
nhấn mạnh.•
Quốc tế -
ThứNăm13-8-2020
như toàn bộ tiến trình hiện
đại hóa quân đội TQ những
năm gần đây và thúc đẩy giới
chuyên gia vũ khí TQ tăng
tốc các nghiên cứu cải thiện
năng lực tác chiến tầm xa chỉ
với hai mục đích duy nhất
là vượt qua năng lực phòng
thủ của Mỹ và đảm bảo an
toàn cho các lực lượng TQ
khi chiến tranh nổ ra.
Mặt khác, TQ cũng nhiều
lần lên tiếng chỉ trích Mỹ cố
tình lợi dụng lý do giữ gìn
an ninh ở bán đảo Triều Tiên
để triển khai các hệ thống
phòng thủ tối tân ra khu vực
này, tạo vòng hỏa lực bao
quanh TQ ngay tại sân nhà.
Hồi đầu năm 2017, quan hệ
ba bên TQ, Hàn Quốc và
Mỹ leo thang căng thẳng do
Washington chính thức triển
khai hệ thống phòng thủ khu
vực tầm cao giai đoạn cuối
(THAAD) ra gần giới tuyến
hai miền Triều Tiên.
Cuối cùng và nghiêm trọng
nhất, với tâm lý cảnh giác
nói trên, TQ nghi ngờ mọi cơ
chế kiểm soát hoặc cắt giảm
vũ khí chiến lược, vũ khí hạt
nhân, mặc cho Mỹ nhiều lần
đề nghị TQ cùng tham gia
một thỏa thuận kiểm soát ba
bên với nước này và Nga.
Theo báo cáo mới đây của
Viện Nghiên cứu hòa bình
quốc tế Stockholm (SIPRI),
TQ hiện là nước có kho vũ
khí lớn thứ năm thế giới, sau
Anh, Pháp, Mỹ và Nga. Lý
do mà Bắc Kinh đưa ra là
chỉ duy trì số lượng vũ khí
hạn chế để tự vệ nên không
cần thiết phải cắt giảm.
Nâng cấp kho vũ khí
hạt nhân là sai lầm
Dù vậy, chuyên gia Zhao
Tong nhấn mạnh TQ đang đi
ngược lại với xu hướng phát
triển chung toàn cầu khi hầu
như mọi quốc gia có vũ khí
hạt nhân đều đồng ý kiểm
soát và hạn chế mở rộng năng
lực này là biện pháp để giữ
gìn hòa bình thế giới. Hành
động của Bắc Kinh thậm chí
còn tạo tiền lệ xấu khi một
số quốc gia có ý đồ tiêu cực
Tên lửa trong buổi duyệt binh kỷ niệm70 nămquốc khánh TQvào tháng 10-2019. Ảnh: REUTERS
Hãng thông tấn
TASS
ngày 12-8
dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail
Murashko (
ảnh
) khẳng định
những cáo buộc rằng vaccine ngừa
COVID-19 của Nga không an toàn
là vô căn cứ và xuất phát từ động cơ
cạnh tranh không lành mạnh.
“Các đồng nghiệp nước ngoài
của chúng tôi, những người đang
theo dõi tiến trình điều chế vaccine
COVID-19 của Nga đang tìm cách
bày tỏ một số quan điểm mà theo
chúng tôi là hoàn toàn không có
cơ sở và xuất phát từ động cơ cạnh
tranh không lành mạnh” - ông
Murashko nhấn mạnh.
Quan chức này cho hay lô vaccine
COVID-19 đầu tiên do Viện Nghiên
cứu Gamaleya phát triển đang trong
quá trình sản xuất và sẽ được đưa
vào sử dụng trong vòng hai tuần tới
cho đối tượng có nguy cơ lây nhiễm
cao là các nhân viên y tế. Vaccine
ngừa COVID-19 sẽ luôn được
tiêm trên tinh thần tự nguyện, tức
các nhân viên y tế có thể lựa chọn
tiêm hoặc không. Ông cũng chia sẻ
khoảng 20% nhân viên y tế “đang
nghĩ rằng họ chưa cần tiêm vaccine”.
Bên cạnh đó, Nga giai đoạn đầu
sẽ công bố một ứng dụng để những
người được tiêm vaccine xác nhận
tình trạng sức khỏe sau khi tiêm.
Ứng dụng này cũng theo dõi các tác
dụng phụ của việc sử dụng vaccine.
Hiện chuyên gia ở hàng loạt
nước đang lên tiếng bày tỏ lo ngại
về độ an toàn và tính hiệu quả của
vaccine do Nga sản xuất. “Tôi nghĩ
quyết định của Nga thực sự đáng
sợ và ẩn chứa nhiều rủi ro. Họ đang
đốt cháy giai đoạn thử nghiệm để
đẩy vaccine ra càng nhanh càng
tốt trong khi chưa thử nghiệm đủ
trên người” - hãng tin
Reuters
dẫn
lời ông Daniel Salmon, Giám đốc
Viện An toàn vaccine tại ĐH Johns
Hopkins (Mỹ), nhận định.
Tương tự, giới chức Đức cũng
tỏ ra nghi ngờ và nhấn mạnh nước
này cũng như toàn bộ Liên minh
châu Âu (EU) chỉ cấp phép cho các
loại thuốc hoặc vaccine đã qua thử
nghiệm lâm sàng đầy đủ.
“An toàn của bệnh nhân là ưu tiên
lớn nhất trong khi Nga lại chưa đưa
ra bất kỳ dữ liệu nào về chất lượng,
hiệu quả và độ an toàn của vaccine
mà họ điều chế” - Bộ trưởng Y tế
Đức Jens Spahn khẳng định.
PHẠM KỲ
Trung Quốc tiếp tục xuống nước
với Mỹ
Trả lời phỏng vấn của trang tin
Guancha
(TQ) ngày 12-
8, Thứ trưởng Ngoại giao TQ Lạc Ngọc Thành khẳng định
Bắc Kinh đang nỗ lực để ngăn quan hệ Mỹ - Trung xấu đi
“trong vài tháng tới” và sẵn sàng đối thoại với Washington
“bất cứ lúc nào”.
“Chúng ta phải tập trung cao độ, không để bất kỳ thế
lực cực đoan nào lợi dụng, gây ảnh hưởng. Hai nước phải
đảm bảo quan hệ song phương đi đúng hướng, ngăn mâu
thuẫn diễn biến vượt tầm kiểm soát hoặc đi chệch hướng.
Việc cần làm bây giờ là mở kênh liên lạc để đảm bảo đối
thoại không bị gián đoạn” - ông Lạc tuyên bố.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị
cũng từng có những phát ngôn với thông điệpmềmmỏng
tương tự. Trả lời hãng thông tấn
Tân Hoa Xã,
quan chức này
cho rằng đối thoại là giải pháp hợp lý để giải quyết cácmâu
thuẫn và xây dựng lòng tin Mỹ - Trung. Do đó, Bắc Kinh sẵn
sàng tái khởi động các cơ chế đối thoại với phía Mỹ ở mọi
cấp độ, về bất kỳ vấn đề gì và vào bất kỳ lúc nào.
Phát biểubên lềDiễnđànAn
ninh Aspen 2020, Đại sứTQ tại
Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 11-8
khẳng định năng lực hạt nhân
của TQ hiện vẫn kém xa Mỹ và
Nga. Do đó, chỉ khi nàoMỹ sẵn
sàng cắt giảm kho vũ khí hạt
nhân của họ xuống cùng quy
mô với TQ thì Bắc Kinh mới
chịu đàmphán, theo đài
CNBC
.
Tiêu điểm
Xây dựng kho hạt
nhân lớn hơn sẽ
khiến quốc gia khác
nể sợ nhưng lại
không giành được
sự tôn trọng. Tăng
cường số lượng vũ
khí hạt nhân không
giúp TQ hiện thực
hóa tham vọng trở
thành cường quốc
hàng đầu thế giới.
1,5
tỉ USD
là số tiền chính
quyền Mỹ chi ra để mua
100 triệu liều vaccine
COVID-19 tiềm năng do
hãng dượcModerna (Mỹ)
sản xuất, đài
CNN
ngày
12-8 cho biết.
Hiện hãng này là một
trong số ít những nơi có
vaccine tiến tới giai đoạn
thử nghiệm cuối cùng và
đang trên đà hoàn thiện
vào tháng 9 năm nay.
PHẠM KỲ
Cảnh giác tham vọng mở rộng
hạt nhân của Trung Quốc
Trung Quốc lập luận chỉ có thể cân bằng tiềm lực quân sự củaMỹ bằng cách tăng cường vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, đây là lối suy nghĩ sai lầm, ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu.
Ngabácmọi cáo buộc tungvaccineCOVID-19khôngan toàn
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook