183-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Đa số thành viên Chính phủ muốn
Bộ GTVT cấp bằng lái xe
11/19 thành viên Chính phủ đồng ý tiếp tục giao Bộ GTVT thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
VIẾT LONG
S
au khi Bộ GTVT trình
dự thảo Luật Giao thông
đường bộ (GTĐB) sửa
đổi, Bộ Công an trình dự
thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ
(TTATGTĐB) lên Thủ tướng,
Văn phòng Chính phủ thực
hiện phát phiếu lấy ý kiến các
thành viên Chính phủ về hai
dự luật này. Một trong những
vấn đề cần lấy ý kiến là việc
xác định cơ quan nào sẽ quản
lý công tác đào tạo, sát hạch,
cấp giấy phép lái xe (GPLX).
Phiếu các thành viên
Chính phủ phân tán
Theo Văn phòng Chính
phủ, sau khi phát phiếu thăm
dò ý kiến, đến ngày 11-8 có
19/26 thành viên Chính phủ
cho ý kiến về hai dự luật nêu
trên. Trong đó, 11/19 thành
viên Chính phủ đồng ý giao
Bộ GTVT thực hiện công tác
đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
và quy định này được quy
định ở Luật GTĐB. Ngược
lại, 8/19 thành viên Chính phủ
muốn giao công tác đào tạo,
sát hạch, cấp GPLX cho Bộ
Công an, đồng thời quy định
này được đưa vào Luật Bảo
đảm TTATGTĐB.
Về phần mình, Văn phòng
Chính phủ cho rằng hiện nay,
hoạt động đào tạo lái xe được
xã hội hóa và Bộ GTVT được
phân công trách nhiệm quản
lý nhà nước, tổ chức thực
hiện việc đào tạo, sát hạch,
cấp GPLX dân sự. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy công tác
này còn nhiều hạn chế, bất
cập, cần sửa đổi về thể chế để
góp phần nâng cao hiệu quả
công tác bảo đảm ATGTĐB.
Vì vậy, Văn phòng Chính
phủ nhận thấy việc quản lý,
đào tạo lái xe và việc sát hạch,
cấp GPLX có tính liên thông,
cần được quản lý chặt chẽ,
không nên tách rời giữa đào
tạo với sát hạch, cấp GPLX
nhằm giám sát chặt chẽ và
bảo đảm ATGTĐB.
Để tạo cơ sở pháp lý nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, đề cao trách nhiệm
trong tổ chức thi hành và áp
dụng pháp luật thì cần đổi
mới cơ chế quản lý đối với
công tác này theo hướng Luật
Bảo đảmTTATGTĐB sẽ điều
chỉnh thống nhất lĩnh vực này
là hợp lý. “Nhưng đây là nội
Ởgóc độ cơquan thẩmtra dự
luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê
Thành Long tán thành phương
án giao nội dung quản lý đào
tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới
đường bộ sẽ được quy định tại
Luật Bảo đảm TTATGTĐB.
“Tuy nhiên, việc phân công
tráchnhiệmquản lýnhànướcvề
đào tạo, sát hạch lái xe đề nghị
Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công
anbổ sung, đánhgiá nhữngbất
cập, hạn chế hoặc mâu thuẫn,
chồngchéotrongcôngtácquản
lý nhà nước đối với việc đào tạo,
sát hạch, cấp GPLX dân sự làm
cơ sở báo cáo Chính phủ xem
xét, quyết định…” - ông Long
nêu ý kiến.
Thủ tướng yêu cầu không để hai dự luật chồng chéo
Ngày 12-8,Thủ tướngNguyễnXuânPhúc
chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây
dựng pháp luật tháng 7-2020.
LiênquanđếndựthảoLuậtGTĐBsửađổivà
dựthảoLuậtBảođảmTTATGTĐB,Thủtướng
cho rằngan toàngiao thông làvấnđề lớnvà
quan trọng vì “tính mạng con người là trên
hết”.ViệcxâydựngLuậtBảođảmTTATGTĐBlà
cầnthiết,trêncơsởtáchratừLuậtGTĐB2008.
Tuynhiên,Thủtướngnhấnmạnhtinhthần
“cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát
triểntốtthìnêntiếnhành,khôngquyềnanh,
quyền tôimà làmchậmtrễ sựphát triển của
đất nước”.
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, Thủ
tướng nêu rõ không để chồng chéo, cái gì
thuộc giao thông tĩnh, xây dựng công trình
thì thuộc Bộ GTVT, cái gì liên quan an ninh,
trật tự, an toàn xã hội thì giao cho Bộ Công
an.“Về quản lý hệ thốngbáohiệuGTĐB, để
bảođảmtínhthốngnhất,đồngbộtrongđầu
tư,xâydựng,quảnlý,khaithác,tổchứcthực
thi nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
GTĐBsửađổilàhợplý,trừhiệulệnhcủangười
điều khiển giao thông…”- Thủ tướng nói.
Để hoàn thiện dự thảo luật, Thủ tướng
giaohaibộtiếptụcràsoát,bảođảmtínhbao
quát, toàn diện, thống nhất, không chồng
chéo, trùng lắp với lĩnh vực GTĐB đã được
quy định trong Luật GTĐB.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối
hợp với BộTư pháp, Văn phòng Chính phủ,
BộGTVTvàcácbộ,ngànhliênquantiếpthu
ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý,
hoàn thiệndự thảo luật, báo cáoThủ tướng
trước khi trình Quốc hội.
dung phức tạp, nhiều ý kiến
khác nhau, đề nghị Chính phủ
thảo luận thêm...” - Văn phòng
Chính phủ ý kiến.
Bộ GTVT vẫn
thực hiện ổn định
Đối với cơ quan chủ trì soạn
thảodự luậtGTĐBsửa đổi, ông
Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng
Bộ GTVT, cho rằng công tác
đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
hoạt động theo chế định dân
sự. Điều này được thể hiện
bằng việc xã hội hóa mạnh
mẽ theo hướng các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chỉ
thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước.
Hơn nữa, Bộ GTVT được
giao nhiệm vụ trên theo chủ
trương của Đảng, tại Nghị
quyết số 17/2007 của Ban
chấp hành Trung ương khóa
X về đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của bộ máy nhà
nước, trong đó quy định: “Một
số nhiệm vụ của Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an nếu đủ
điều kiện dân sự hóa thì chuyển
cho bộ không thuộc lĩnh vực
quốc phòng, an ninh quản lý,
nhằm tập trung nhiệm vụ xây
dựng quân đội, công an cách
mạng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại”.
Theo đó, nhiều năm qua Bộ
GTVT vẫn thực hiện ổn định
và quản lý, kiểm soát thông
qua các chế định của ngành
nghề kinh doanh có điều kiện.
Cạnh đó, phân cấp cho các
địa phương trên cả nước, đảm
bảo không có sự chồng chéo,
mâu thuẫn về nhiệm vụ giữa
các cơ quan, bộ máy tổ chức
thực hiện.
Đặc biệt, ông Thể cho rằng
công tác trên nếu để Bộ GTVT
quản lý không làm thay đổi
việc tham gia các điều ước
quốc tế và hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực này. Bởi hiện
nay, Việt Nam đã tham gia
nhiều điều ước song phương,
đa phương, trong đó có hiệp
định công nhậnGPLXgiữa các
nước trong khối ASEAN; các
hiệp định, nghị định thư về vận
tải đường bộ với Trung Quốc,
Lào, Campuchia…
Các điều ước quốc tế này
đều được Bộ GTVT thay mặt
Chính phủ đàm phán, ký kết
thực hiện với vai trò cơ quan
quản lý chuyên ngành về lĩnh
vựcđào tạo, sát hạchcấpGPLX.
“Nên việc giữ ổn định trong
công tác quản lý nhà nước này
cho phépViệt Nam nhận được
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tài
trợ nguồn lực để hiện đại hóa
công tác quản lý đào tạo, sát
hạch, cấpGPLX từ các tổ chức
quốc tế... Song song đó, còn
đảm bảo tính chủ động, linh
hoạt trong công tác đào tạo để
phù hợp với sự phát triển của
các loại hình phương tiện, loại
hình vận tải và kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ…” - ông
Thể nêu quan điểm.
Phải do Bộ Công an
quản lý?
Ngược lại, Bộ trưởng Bộ
Công an Tô Lâm cho rằng
công tác đào tạo, sát hạch,
cấp GPLX phải do Bộ Công
an quản lý và được quy định
tại Luật Bảo đảmTTATGTĐB.
Vì người điều khiển phương
tiện tham gia giao thông là chủ
thể mang tính quyết định đến
sự an toàn, liên quan chặt chẽ
đến nhiều yếu tố như: Khả năng
nhận thức và năng lực hành
vi, kỹ năng lái xe, kỹ năng
phán đoán, xử lý tình huống
giao thông, trạng thái tâm lý,
quá trình chấp hành pháp luật
về hình sự... Khi người điều
khiển xe trên đường thì bắt
buộc phải hiểu và chấp hành
các quy định của pháp luật để
lưu thông an toàn.
Người đứng đầu ngành công
an cho biết theo thống kê có
trên 50% các vụ tai nạn giao
thông đặc biệt nghiêm trọng
liên quan đến xe kinh doanh
vận tải. Trong đó, nhiều vụ tai
nạn giao thông thảm khốc làm
chết, bị thương nhiều người,
nguyên nhân là do tài xế ngủ
gật, sử dụng chất ma túy... Vì
vậy, việc quản lý người điều
khiển phương tiện giao thông
là quản lý hành vi của con
người, bảo đảm đủ các điều
kiện theo quy định.
“Người tham gia giao thông
chấphành tốt các quyđịnhpháp
luật là một quá trình thường
xuyên, liên tục, không đơn
thuần là quản lý hành chính
đối với GPLX tương tự như
việc quản lý các loại giấy phép
thông thường khác…” - Bộ
trưởng Tô Lâm nêu ý kiến.
Bộ Công an cũng cho rằng
công tác sát hạch, cấp GPLX
là sự đánh giá của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với
một con người cụ thể sau quá
trình đào tạo lái xe, đánh giá
sản phẩm của quá trình đào
tạo, thông qua việc kiểm tra,
chứng nhận có hay không đủ
điều kiện để điều khiển phương
tiện tham gia giao thông. Do
đó phải được quản lý rất chặt
chẽ. “Các quốc gia trên thế
giới đều quy định và thực hiện
như vậy, trong đó nhiều quốc
gia tiên tiến đã tách bạch công
tác đào tạo lái xe với công tác
sát hạch, cấp GPLX và giao cơ
quan cảnh sát quản lý công tác
sát hạch, cấp GPLX…” - ông
Tô Lâm lý giải.
Cạnh đó, ông Tô Lâm cũng
khẳng định lực lượng công
an được tổ chức ở bốn cấp,
có đủ điều kiện về biên chế,
tổ chức bộ máy và nguồn lực
để thực hiện, không làm phát
sinh biên chế và bộ máy mới
khi tiếp nhận nhiệm vụ cấp
GPLX dân sự. Vì nhiệm vụ
này công an đã thực hiện trước
năm 1995.•
Học viên trong giờ học thực hành lái ô tô tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Ông Nguyễn Văn
Thể, Bộ trưởng Bộ
GTVT, cho rằng
công tác đào tạo,
sát hạch, cấp GPLX
hoạt động theo chế
định dân sự.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook