184-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu14-8-2020
Trái cây Việt Nam
tắc đường sang Mỹ
ANHIỀN
K
hoảng một tuần nay, do
không có nhân viên kiểm
dịch thực vật nên việc
xuất khẩu trái cây tươi như
nhãn, xoài, thanh long, chôm
chôm… của Việt Nam sang
thị trường Mỹ bị ngừng trệ.
Nếu tình hình này kéo dài,
nhiều doanh nghiệp sẽ chịu
thiệt hại lớn. Kéo theo đó là
các nhà vườn, trang trại cũng
chịu ảnh hưởng theo.
Tình hình gay go
Nhiều công ty xuất khẩu trái
cây cho biết: Hiện nay để trái
cây tươi Việt Nam có thể vào
Mỹ thì sau khi đóng gói, sản
phẩm này được chuyển đến
Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở
TP.HCM. Đây là cơ sở chiếu
xạ đã được Cơ quan kiểmdịch
động thực vật Mỹ (APHIS)
thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ
công nhận để nhân viên kiểm
dịch của Mỹ kiểm tra, kiểm
dịch thực vật.
Sau khi kiểm tra, nếu lô
hàng đạt yêu cầu, không có
vi sinh vật thì được đưa vào
chiếu xạ để xuất sang Mỹ.
Nếu không đạt yêu cầu thì
lô hàng đó sẽ bị hủy, không
chiếu xạ được, đồng nghĩa
cũng không được xuất khẩu
sang Mỹ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn
Đình Tùng, Tổng giám đốc
Công ty Vina T&T Group,
một đơn vị xuất nhiều trái
cây sang Mỹ, thông tin: Bắt
đầu từ tháng 3 năm nay, khi
dịch COVID-19 bùng phát,
Mỹ yêu cầu nhân viên bản
xứ phải quay về nước, trong
đó có nhân viên của APHIS.
Khi Mỹ rút toàn bộ nhân
viênvềnước, nhữngngười làm
việc trong Đại sứ quán Mỹ ở
Việt Nam được linh động đến
thực hiện việc kiểm dịch tạm
thời cho trái cây tươi xuất khẩu
sangMỹ. Tuy nhiên, hiện các
nhân viên nhận ủy quyền thực
hiện kiểmdịch tạm thời đã bận
việc chính của họ nên không
thể thực hiện tiếp việc kiểm
dịch. Cũng chính vì vậy, từ
khoảng một tuần trở lại đây,
việc xuất khẩu trái cây tươi
đi Mỹ bị chững lại.
“Lúc nhân viên của Đại sứ
quán Mỹ kiêm nhiệm, công
ty vẫn xuất khẩu được hai lần
mỗi tuần nhưng bây giờ xuất
khẩu ách tắc. Nếu tình trạng
này kéo dài đến cuối năm thì
việc xuất khẩu trái cây tươi
sang Mỹ của công ty sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Tình hình
đang khá gay go” - ông Tùng
lo ngại.
Bà Ngô Tường Vy, Phó
Giám đốc Công ty Xuất nhập
khẩu trái câyChánhThu, cũng
cho hay tình trạng trái cây tắc
đường sang Mỹ đã kéo dài
được khoảng một tuần nay.
“Hiện các đơn hàng của công
ty bị đứng lại nhưng chưa
ảnh hưởng nhiều. Chúng tôi
vẫn đang đợi xem hai bên
giải quyết như thế nào để có
tính toán kịp thời” - bà Vy
cho biết. Nhiều công ty xuất
khẩu trái cây khác cũng rơi
vào tình cảnh tương tự hai
đơn vị trên.
Doanh nghiệp như
ngồi trên đống lửa
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề trên, đại
diệnCụcBảovệ thực vật thuộc
BộNN&PTNTxác nhận có sự
việc trái cây xuất khẩu sang
Mỹ bị ách tắc. “Tình trạng này
mới diễn ra gần đây. Hiện Bộ
NN&PTNT Việt Nam phối
hợp với Bộ Nông nghiệp Mỹ
để giải quyết” - đại diện Cục
Bảo vệ thực vật cho hay.
Theođó, hiệnphíaViệtNam
đã đề nghị phía Mỹ cho nhân
viên kiểm dịch của APHIS
sang Việt Nam tiếp tục thực
hiện công việc kiểmdịch. Tuy
nhiên, phía Mỹ đưa ra điều
kiện là nơi cách ly phải đạt
chuẩn theo yêu cầu của Mỹ
đưa ra và nhân viên của họ
không đi chung chuyến bay
đưa du học sinh Việt Nam từ
Mỹ về nước vì lo ngại bị lây
bệnh dịch COVID-19.
Theo các doanh nghiệp, khi
trái cây không xuất khẩu được
sang Mỹ như bình thường sẽ
bị thiệt hại rất nhiều vì đã ký
hợp đồng với đối tác, ký hợp
đồng bao tiêu nhà vườn…Do
đó, các doanh nghiệp mong
muốn các cơ quan chức năng
giải quyết nhanhkhúcmắc trên.
Bên cạnh đó, các công ty
xuất khẩu trái cây đang triển
khai nhiều phương án khác để
tiêu thụ sản phẩm trong thời
gian chờ nhân viên kiểm dịch
của Mỹ sang. Đơn cử như hạ
giá bán, mở rộng thị trường
tiêu thụ mới, đẩy mạnh bán
tại thị trường nội địa... Riêng
những loại trái cây đông lạnh
như sầu riêng hoặc dừa vẫn
xuất khẩu bình thường vì
không phải thực hiện kiểm
dịch thực vật.•
Đề xuất mở thêm máy chiếu xạ
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả
Việt Nam, cho biết hiện nay ngoài Mỹ, một số thị trường
khác cũng yêu cầu chiếu xạ trước khi xuất khẩu như Úc,
New Zealand. Đáng chú ý, việc chiếu xạ trái cây xuất khẩu
sangMỹ hiện nay chỉ domột công ty tại TP.HCMđảmnhận.
Vì chỉ có một nhà máy chiếu xạ duy nhất nên giá cả chưa
cạnh tranh. Ví dụ, các mặt hàng như nhãn, xoài…ở tận Sơn
Lamuốn xuất đi Mỹ cũngphải vận chuyển vàoTP.HCMchiếu
xạ mới xuất khẩu được. Trong khi đó, như Thái Lan có 3-4
nhà máy nên giá cả rất cạnh tranh.
“Mỹ là thị trường lớn và là một trong những thị trường
chính của xuất khẩu trái câyViệt Nam. Do vậy, chúng tôi kiến
nghị Bộ NN&PTNT cố gắng sắp xếp làm sao để có 2-3 nhà
máy chiếu xạ trái cây sang Mỹ” - ông Nguyên nhấn mạnh.
Vàng loạn giá, mỗi nơi một kiểu
Hôm qua, 13-8, thị trường vàng Việt Nam vẫn
chưa ổn định, mỗi nơi niêm yết một mức giá khác
nhau. Cùng là vàng miếng SJC nhưng có công ty
niêm yết giá bán chỉ 55 triệu đồng/lượng, có nơi 56
triệu đồng/lượng.
Cụ thể, lúc đầu giờ chiều hôm qua, Công ty Vàng
bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng
ở mức 52,8-55,65 triệu đồng/lượng. Con số này
giảm 750.000 đồng/lượng ở chiều bán nhưng lại tăng
240.000 đồng/lượng ở chiều mua.
Tại EximBank, giá vàng SJC giao dịch ở mức
53,5-55 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng
ở chiều bán và tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua.
Trong khi đó, Sacombank niêm yết giá bán ở mức 56
triệu đồng/lượng và giá mua vào 53 triệu đồng/lượng.
Khảo sát các tiệm vàng tại khu vực chợ Bà Chiểu
(quận Bình Thạnh) và khu vực đường Nguyễn Duy
Trinh (quận 2, TP.HCM) cho thấy giao dịch kém sôi
động. Rất nhiều tiệm vàng vắng vẻ, chỉ có vài tiệm
lớn giao dịch khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, không thấy
hiện tượng khách mua với số lượng lớn, trong đó
người mua nhiều khoảng năm chỉ.
Đáng lưu ý là trong ngày hôm qua có thời điểm
chênh giữa giá mua và giá bán vàng lên đến hơn 3
triệu đồng/lượng. Với mức chênh lệch này, người
bán đang đẩy rủi ro về phía người mua. Các công ty
vàng đẩy chênh lệch giữa giá mua và bán lên quá xa
vì sợ giá vàng thế giới quay đầu giảm sốc sẽ khiến
họ chịu thiệt.
Trên thị trường thế giới, giá vàng có xu hướng hồi
phục. Hiện giá vàng giao ngay ở mức 1.931 USD/
ounce, tăng khoảng 18 USD/ounce so với một ngày
trước. Quy đổi theo tỉ giá, giá vàng thế giới tương
đương 54,16 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC
khoảng 1,5 triệu đồng/lượng.
THÙY LINH
Ngân hàng nhiều tiền, doanh nghiệp
ngại vay
Trong báo cáo phát hành sáng 13-8, Công ty Chứng
khoán Bảo Việt cho biết lãi suất liên ngân hàng gần
như không đổi từ mức thấp ghi nhận vào cuối tháng
6 nhờ thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng.
Đây cũng là tháng ghi nhận lãi suất liên ngân hàng
duy trì quanh mức thấp kỷ lục do thanh khoản dồi dào
trong hệ thống ngân hàng.
Tương tự, Công ty Chứng khoán SSI cũng đánh giá
do thanh khoản dồi dào, tiền đồng dư thừa nên trên
thị trường tiền tệ, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn tiếp tục
được điều chỉnh giảm 0,5%-0,8%. Thanh khoản hệ
thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dư thừa với lãi suất
liên ngân hàng rất thấp.
“Tín dụng trong quý II có mức độ cải thiện không
quá lớn so với quý I, nhất là trong bối cảnh dịch
COVID-19 mới quay trở lại Việt Nam. Điều này
khiến các doanh nghiệp duy trì quan điểm thận trọng
về triển vọng kinh doanh, qua đó hạn chế mở rộng sản
xuất, kinh doanh” - SSI đánh giá.
Ngoài ra, tỉ giá USD/VND đang giảm khiến Ngân
hàng Nhà nước tăng mua, qua đó giúp cải thiện dự trữ
ngoại hối nên nhiều khả năng cũng sẽ có một lượng
tiền đồng mới được bơm vào hệ thống ngân hàng.
Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng được
dự báo vẫn ở trạng thái tích cực trong tháng 8.
P.MINH
Việc xuất khẩu trái cây sangMỹ đình trệ đang gây nhiều khó khăn và
thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
NhânviênkiểmdịchthựcvậtcủaMỹđangkiểmtratráicâytrướckhixuấtkhẩutạimộtcôngtyViệtNam.
Ảnh:QUANGHUY
Mỹ là thị trường
lớn và là một trong
những thị trường
chính của xuất khẩu
trái cây Việt Nam.
Tiêu điểm
Xuất khẩu trái cây
sang Mỹ tăng
Tính chung trong bảy tháng
đầu nămnay, mặc dù tác động
củadịchCOVID-19gây ranhiều
xáotrộnnhưnggiátrịxuấtkhẩu
rau, trái cây sang thị trườngMỹ
vẫnđạt 77 triệuUSD, tăng9,8%
so với cùng kỳ năm 2019. Một
số thị trường khác cũng có giá
trị xuất khẩu tăng nhưThái Lan
với 79,4 triệuUSD, Nhật Bảnvới
68,2 triệu USD, Đài Loan với
43 triệu USD, Hà Lan với 42,7
triệu USD.
Về nhập khẩu, tính trong sáu
thángđầunăm,Mỹ,TrungQuốc,
Úc làba thị trườngcungcấp rau
quảnhậpkhẩulớnnhấtchoViệt
Nam. Cụ thể, nhập khẩu từ Mỹ
tăng 27,5%, trong khi đó nhập
khẩu từ Trung Quốc, Úc giảm
lần lượt 35,2% và 12,5%.
Hôm13-8, giao dịch trên thị trường vàng không còn sôi động.
Ảnh: T.LINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook