184-2020 - page 8

8
Vũng Tàu: Đề xuất
hỗ trợ dân bị thu hồi
nhà, đất
TPVũng Tàu kiến nghị xemxét hỗ trợ các hộ dân xây nhà trên đất
nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi đất tại các dự án.
TRÙNGKHÁNH
U
BND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đang xem xét kiến nghị của
TP Vũng Tàu về chủ trương
hỗ trợ, giao đất ở mới cho các hộ
gia đình, cá nhân xây dựng nhà trên
đất nông nghiệp thuộc một số dự án
trọng điểm đang triển khai trên địa
bàn TP này.
Tất cả vì an sinh xã hội
Cụ thể, các dự án trọng điểm đang
triển khai trên địa bàn TPVũng Tàu
gồm: Khu tái định cư (TĐC) Tây Bắc
AIII (phường 12), Trường Mầm non
phường Rạch Dừa (phường Rạch
Dừa), dự án khu TĐC 10 ha trong
58 ha (phường 10). Các dự án này
cần sớm triển khai và hoàn thành để
đáp ứng nhu cầu về trường học, TĐC
cho người dân khu vực.
Tuy nhiên, trong công tác thu hồi
đất, bồi thường giải phóng mặt bằng,
các dự án này gặpmột số vướngmắc.
Một phần nguyên nhân do nhiều
hộ dân bị thu hồi đất có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, xây dựng nhà trái
phép trên đất nông nghiệp, mua bán
giấy tay qua nhiều thời kỳ. Ngoài
ra, nhiều hộ dân khiếu nại giá bồi
thường quá thấp, không đủ kinh phí
để có nơi ở khác.
Theo TPVũng Tàu, về nguyên tắc,
những hộ trên không đủ điều kiện
xem xét hỗ trợ vật kiến trúc, giao
đất ở mới khi thu hồi đất.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành
ủy, UBND TP Vũng Tàu đã nghiên
cứu, thống nhất và vận dụng các quy
định của pháp luật hiện hành để đưa
ra những đề xuất với tỉnh nhằm giải
quyết khó khăn cho người dân. Mục
đích đảm bảo chính sách an sinh xã
hội phù hợp, tạo điều kiện cho người
dân ổn định cuộc sống.
Xem xét giao đất ở mới
Theo TPVũng Tàu, tại dự án Tây
BắcAIII có khoảng 500 hộ dân đang
sử dụng đất, trong đó có 325 căn nhà
có đất bị thu hồi.
TPVũng Tàu đề xuất: Các trường
hợp xây dựng từ tháng 7-2004 tới
trước tháng 7-2006 (ngày ban hành
thông báo thu hồi đất - PV) thì xem
xét hỗ trợ giao đất ở mới (như các
trường hợp đủ điều kiện giao đất
ở mới theo Điều 22 Quyết định 52
ngày 31-10-2014 của UBND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu quy định về bồi
thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh).
Đồng thời, TP hỗ trợ tiền thuê
nhà và di chuyển chỗ ở đối với các
trường hợp trên. Để được xem xét
giải quyết, các hộ này phải trực tiếp
ở tại thửa đất bị thu hồi.
Đối với 177 trường hợp xây nhà
trong khoảng thời gian từ tháng
7-2006 đến trước ngày 8-9-2011
(ngày triển khai thông báo thu hồi
đất đến các hộ dân - PV) thì xem xét
hỗ trợ đặc cách giao đất ở mới và hỗ
trợ tiền di chuyển chỗ ở mới (không
được hỗ trợ tiền thuê nhà)… Điều
kiện để xem xét hỗ trợ cũng tương
tự nhóm trên.
Với 69 trường hợp còn lại (xây nhà
sau ngày 8-9-2011), dù không đủ điều
kiện giao đất ởmới nhưng để đảmbảo
an sinh xã hội, UBND TPVũng Tàu
trình UBND tỉnh xem xét đồng ý về
chủ trương cho các hộ được mua một
lô đất tại chính khu TĐC. Giá mua
sẽ theo khảo sát sau khi dự án hoàn
thành và đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, đối với nhóm này, TP
xem xét hỗ trợ đặc cách tiền ổn định
đời sống với mức hỗ trợ hơn 17 triệu
đồng/hộ.
Tại dự ánTrườngMầmnon phường
Rạch Dừa có 13 hộ xây dựng trái
phép trên đất nông nghiệp; dự án
khu TĐC 10 ha có ba hộ xây dựng
trái phép trên đất nông nghiệp sau
thời điểm có thông báo thu hồi đất.
Cả hai dự án trên, TP cũng đề xuất
tỉnh chủ trương áp dụng chính sách
hỗ trợ người dân như dự án khu TĐC
Tây Bắc AIII.•
Một góc khu dự án Tây Bắc AIII. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Ủng hộ, tạo điều kiện cho người dân
ổn định cuộc sống
Đầu tháng 8, Thường trực UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã họp cho ý kiến
về những đề xuất của TP Vũng Tàu.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, kết luận: Về nguyên tắc, tỉnh ủng hộ tạo điều kiện cho người dân ổn
định cuộc sống sau khi bị giải tỏa thu hồi đất. Tỉnh giao Sở TN&MT tiếp thu
ý kiến các sở, ngành khác, xem xét đảm bảo tính công bằng, tránh so bì,
thắc mắc từ người dân bị thu hồi đất. Đồng thời, sở này cần đánh giá tác
động phát sinh (nếu có).
Trên cơ sở đề xuất của TP Vũng Tàu, ông Tuấn Quốc đề nghị Sở TN&MT
tham mưu UBND tỉnh báo cáo thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
UBND TP Vũng Tàu đã
nghiên cứu, thống nhất
và vận dụng các quy định
pháp luật hiện hành để
đưa ra những đề xuất với
tỉnh nhằm giải quyết khó
khăn cho người dân.
Kiểmtra các dựán
xâmlấnhồĐại Lải
Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT vừa thành lập đoàn
kiểm tra xác minh thông tin việc một số đơn vị có dấu hiệu xâm
lấn hồ Đại Lải (xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc) làm dự
án bất động sản.
Quyết định kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai yêu cầu Sở
TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo, cung cấp hồ sơ pháp lý về tình
hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu
sai phạm tại hồ Đại Lải.
Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Trị, Phó Cục trưởng Cục
Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai, làm trưởng đoàn. Đoàn
kiểm tra sẽ thực hiện nhiệm vụ trong 15 ngày. Kết quả làm việc
sẽ thông báo cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc để thống nhất chỉ đạo,
triển khai.
Đại Lải là hồ đa mục tiêu, vừa phục vụ trữ, cấp nước tưới
tiêu cho 1.384 ha đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ngọc
Thanh, vừa là nguồn nước thô cho Nhà máy nước sạch Bá
Hiến, đồng thời hồ Đại Lải cũng phục vụ nuôi trồng thủy
sản và phát triển du lịch địa phương. Việc quản lý, khai
thác hồ này thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc.
Chỉ cách TP Hà Nội hơn 40 km, giao thông thuận lợi, những
năm gần đây, khu vực hồ Đại Lải thu hút đầu tư nhiều dự án, từ
sân golf đến resort nghỉ dưỡng, biệt thự phân lô. Trong đó, một
số dự án có dấu hiệu hoạt động san lấp, xây kè, đắp đường xâm
lấn vào mặt nước…
Tháng 2-2020, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tiến hành
kiểm tra, chỉ ra ba dự án đang có hoạt động vi phạm công trình
thủy lợi.
Cụ thể: Dự án khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại
Lải của Công ty TNHH Đại Lải thi công đổ đất vào lòng hồ. Mặc
dù khu vực thi công nằm trong phạm vi đất do chính quyền sở
tại giao nhưng doanh nghiệp chưa có giấy phép hoạt động trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Dự án khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải - Paradise Đại
Lải Resort của Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Nhật
Hằng đắp đất, ngăn hồ tạo thành đường nội bộ. Diện tích hồ bị
ngăn khoảng 4,2 ha. Doanh nghiệp chưa có giấy phép xả thải vào
công trình thủy lợi theo quy định.
Dự án khu biệt thự, ẩm thực cao cấp Đảo Ngọc của Công ty
TNHH Đạt Tiến có hoạt động đóng cọc chắn sóng, kè bê tông, đổ
đất lấn chiếm về phía lòng hồ nằm ngoài ranh giới đất được giao.
Doanh nghiệp cũng chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi.
Theo khảo sát của PV, tại hiện trường các dự án trên cho thấy
các nhà thầu đã ngừng thi công.
Liên quan đến các dấu hiệu sai phạm trong quản lý lòng hồ Đại
Lải, nguồn tin từ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết các dự án mà Tổng cục
Thủy lợi đề cập nếu có sai thì sai từ lúc quy hoạch.
“Ngay từ lúc quy hoạch đã cho người ta làm thế rồi, lúc đó mỗi
ông một quan điểm. Mặc dù là hồ thủy lợi nhưng công nghiệp
hóa hết rồi, nhu cầu tưới tiêu không còn nhiều thì phát triển kinh
tế phải tận dụng những triền đất bán ngập. Cho nên từ nhiều năm
trước tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 1/500, để doanh nghiệp theo
chỉ giới đó mà làm” - nguồn tin cho biết.
Về vấn đề trên, ông Phan Tuệ Minh, Giám đốc Sở TN&MT
tỉnh Vĩnh Phúc, cho hay sau kết quả kiểm tra của Tổng cục Thủy
lợi, tháng 4-2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định lập đoàn kiểm
tra liên ngành kiểm tra hiện trạng hồ Đại Lải.
“Tinh thần sai đến đâu xử lý đến đó. Chờ thanh tra kết luận
đúng sai, phải có hồ sơ cụ thể, có biên bản, sai phạm chỗ nào,
trái quy định của pháp luật điều nào để xử lý. Đoàn thanh tra đi
làm mấy tháng nay rồi, chúng tôi vẫn đang đợi kết quả” - ông
Minh nói.
PHONG VIỆT - TRỌNG PHÚ
Một dự án có hoạt động san lấp tại khu vực hồĐại Lải. Ảnh: PHONGVIỆT
Đô thị -
ThứSáu14-8-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook