184-2020 - page 9

9
Lo ngại tiêu cực, nhũng nhiễu
Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự luật, Bộ trưởng BộTư pháp Lê Thành Long đồng ý với việc quy định điểm của GPLX.
Tuy nhiên, ông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ tiêu chí, căn cứ để xác định điểm GPLX, căn cứ quy đổi lỗi
vi phạm để trừ điểm, đồng thời không quy định việc cộng điểm GPLX.
Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định trừ điểm
GPLX làmột trong những hình thức xử phạt bổ sung.“Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định theo hướng
việc trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ…” - ông
Long nêu ý kiến.
Đáng chú ý, là một trong những cơ quan góp ý, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Công an cân nhắc, bỏ nội dung quy
định điểm GPLX vì hoàn toàn không phù hợp với tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ủy
ban này cho rằng một số cán bộ sẽ lợi dụng quy định này để nhũng nhiễu người dân.
Tuy nhiên, Bộ Công an khẳng định sẽ xây dựng quy định việc tính điểm bảo đảm chặt chẽ, dữ liệu về điểm, lịch
sử cộng, trừ điểm, thời gian và người thực hiện sẽ công khai và dễ dàng tra cứu từ bất kỳ đâu vào bất kỳ thời gian
nào để ngăn chặn sai phạm, phòng ngừa tiêu cực.
(thay vì 28 nhóm như dự thảo trước)
mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử
phạt tiền và trừ điểm GPLX. Một số
lỗi có thể kể đến như chạy quá tốc
độ 10-20 km/giờ, chở quá số người
vượt trên 50%-100% số người được
phép chở, không nhường đường cho
xe ưu tiên, vi phạm các quy định về
an toàn giao thông trên cao tốc…
Đa số ý kiến ủng hộ
Sau khi Bộ Công an trình dự thảo
Luật Bảo đảm TTATGTĐB, Văn
phòng Chính phủ đã phát phiếu lấy
ý kiến các thành viên Chính phủ về
dự luật này.
Riêng về nội dung chấm điểm
GPLX, tính tới ngày 11-8, 23/26
thành viên Chính phủ đã cho ý kiến.
Trong đó, 16 thành viên đồng ý với
quy định mỗi GPLX được cấp 12
điểm/năm, bị trừ hết thì tài xế phải
thi lại. Trong trường hợp GPLX
không bị trừ hết điểm thì phải cấp
lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế
tiếp hoặc trong một năm mà không
có vi phạm thì phải được cộng điểm.
Ngược lại, sáu thành viên tán
thành phương án trừ điểm GPLX
là một hình thức xử phạt bổ sung
được quy định trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính thay vì Luật
Bảo đảm TTATGTĐB. Theo đó,
dự án luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xử lý vi phạm
hành chính (đang trình Quốc hội
V.LONG- T.PHAN
B
ộ Công an vừa trình Chính phủ
dự thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ
(TTATGTĐB). Nhiều điểm mới
được bộ này bổ sung sau khi các bộ,
ngành có ý kiến đóng góp, trong đó
có một nội dung rất đáng chú ý là
điểm của giấy phép lái xe (GPLX).
Phục hồi điểm nếu một
năm không có vi phạm
Theo dự thảo mới nhất, Bộ Công
an đề xuất mỗi GPLX
có 12 điểm.
Điểm số sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm
pháp luật về TTATGTĐB. Dữ liệu
về điểm trừ của tài xế sẽ được cập
nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay
sau khi hình thức xử phạt có hiệu
lực thi hành.
Đặc biệt, trong thời hạn một năm
kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu tài
xế không vi phạm thì GPLX sẽ được
phục hồi điểm. Trong trường hợp bị
trừ hết điểm, tài xế muốn được cấp
GPLX mới thì phải thi sát hạch lại.
“Chính phủ quy định về trừ, phục
hồi điểm của GPLX” - dự thảo Bộ
Công an nêu.
Trong tờ trình, Bộ Công an giải
thích việc cấp điểmGPLX có ý nghĩa
sẽ là biện pháp theo dõi quá trình
chấp hành pháp luật của người lái
xe sau khi được cấp GPLX. Bộ này
từng cho rằng thực tế hiện nay sau
khi được cấp GPLX, người lái xe
gần như không bị ai quản lý, không
cơ quan nào chịu trách nhiệm chính
trong việc quản lý, giám sát…
Như vậy, theo dự thảo, “vòng tròn
khép kín” từ sát hạch GPLX, theo
dõi việc chấp hành pháp luật sau khi
được cấp GPLX (trừ điểm) và thi sát
hạch lại (nếu bị trừ hết điểm) đều sẽ
do Bộ Công an quản lý.
Cũng trongdự thảo, BộCông an còn
quy định 17 nhóm hành vi vi phạm
Theo dự thảo, điểmsố sẽ bị trừ khi tài xế vi phạmpháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: TUYẾNPHAN
Đề xuất mới của Bộ Công an
về trừ điểm giấy phép lái xe
Bộ Công an quy định 17 nhómhành vi vi phạm (thay vì 28 nhómnhư dự thảo trước) mà tài xế sẽ bị áp dụng
hình thức xử phạt tiền và trừ điểmgiấy phép lái xe.
cho ý kiến) cần bổ sung quy định
về vấn đề này.
Một thành viên Chính phủ còn lại
trong số 23 người không thể hiện ý
kiến chọn phương án nào.
Văn phòng Chính phủ cho rằng
thực chất hai phương án này không
khác nhau về nội dung, bản chất
(đều đồng ý bổ sung một biện pháp
chế tài mới trong quản lý đối với
GPLX), chỉ khác nhau ở kỹ thuật
lập pháp.
Về nội dung, Văn phòng Chính
phủ ủng hộ quy định cấp, trừ điểm
GPLX như kinh nghiệm nhiều nước
đã làm. Về kỹ thuật, cơ quan này đề
nghị thực hiện theo hướng Luật Xử lý
vi phạm hành chính sẽ quy định việc
trừ điểm GPLX là một hình thức xử
phạt bổ sung. Trên cơ sở đó, Chính
phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền,
căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện
việc tính điểm và trừ điểm GPLX.
Tuy nhiên, thủ tục phải đơn giản,
hợp lý, tránh phiền hà cho người dân.
“Để có đầy đủ cơ sở thuyết phục
cho quy định, đề nghị Bộ Công an
nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ
Tư pháp về vấn đề này trong báo cáo
thẩm định…” - Văn phòng Chính
phủ nêu ý kiến.•
Theo dự thảo, “vòng tròn
khép kín” từ sát hạch
GPLX, theo dõi việc chấp
hành pháp luật sau khi
được cấp GPLX (trừ điểm)
và thi sát hạch lại (nếu bị
trừ hết điểm) đều sẽ do Bộ
Công an quản lý.
Hàn Quốc đề xuất nối lại đường bay
Incheon - TP.HCM
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (VN) vừa có văn bản
gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về
việc nối lại đường bay giữa hai nước.
Trước đó, ngày 22-7, Cục Hàng không VN có văn bản
đề xuất Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông Hàn
Quốc nối lại đường bay định kỳ giữa Incheon và Hà
Nội với tần suất một chuyến/tuần. Sau khi xem xét, Bộ
Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông Hàn Quốc đồng ý
nối lại đường bay trên và đề xuất bổ sung thêm đường
bay Incheon - TP.HCM với tần suất hai chuyến/tuần/
đường bay.
Đại sứ quán Hàn Quốc cho biết rất hiểu khó khăn của
VN trong việc đảm bảo cơ sở cách ly tập trung cho người
nhập cảnh. Tuy nhiên, việc mở lại đường bay Incheon -
TP.HCM là cần thiết vì hiện nay có gần 100.000 kiều bào
Hàn Quốc và hơn 5.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang
sinh sống và đầu tư hoạt động kinh tế tại TP.HCM và các
địa phương lân cận.
Cạnh đó, theo Đại sứ quán Hàn Quốc, tính đến tháng
8, mỗi tuần có tám chuyến bay Ferry (bay rỗng không
chở khách) xuất phát từ Incheon đến Hà Nội, trong khi
chuyến bay Ferry từ Incheon đến TP.HCM 13 chuyến/
tuần. Điều này càng cho thấy tính cần thiết của việc cần
nối lại đường bay định kỳ giữa Incheon và TP.HCM. “Vì
vậy chúng tôi đề nghị phía VN cân nhắc các yếu tố kể
trên để xem xét đề xuất từ phía Hàn Quốc” - văn bản của
Đại sứ quán Hàn Quốc nêu rõ.
VIẾT LONG
TP.HCM: Điều chỉnh giao thông
trên đường Cách Mạng Tháng Tám
Sở GTVT TP.HCM vừa điều chỉnh quy định lưu thông
cho xe tải trên đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc địa bàn
quận 3, quận 10 và Tân Bình.
Theo Sở GTVT TP, để tạo thuận lợi cho công tác giải
phóng mặt bằng trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận
3, quận 10, Tân Bình), phục vụ triển khai dự án xây dựng
tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Sở GTVT cơ
bản thống nhất phương án điều chỉnh giao thông trên tuyến
đường này theo đề xuất của Trung tâm Quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ.
Phương án điều chỉnh cụ thể như sau: Tạm thời thu
hồi biển báo cấm xe tải trên đường Cách Mạng Tháng
Tám (đoạn từ đường Rạch Bùng Binh đến ngã tư Bảy
Hiền) hướng lưu thông từ đường Rạch Bùng Binh đến
ngã tư Bảy Hiền. Thời gian bắt đầu thực hiện từ ngày
12-8.
Sở GTVT yêu cầu Trung tâm Quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan
triển khai thực hiện theo phương án nêu trên. Đồng
thời, sở cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên kiểm tra,
theo dõi tình hình giao thông, kịp thời đề xuất phương
án phù hợp nếu xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông
tại khu vực này.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook