184-2020 - page 13

13
TÂMAN
8
giờ tối, anh Ngô Hoàng
Phong (33 tuổi, trú quận
Sơn Trà, Đà Nẵng) đang
mệt nhoài trong tang lễ của
cha mình thì chuông điện
thoại réo liên hồi.
“Anh ơi, em sắp sinh, cần
xe đến bệnh viện (BV) mà
gọi hoài không có ai nhận
chở hết. Anh giúp mẹ con
em với” - phía đầu dây bên
kia giọng người phụ nữ cầu
cứu. “OK. Bình tĩnh đợi anh
tìm xe, gọi lại liền đó nghe”.
Tắt máy, anh Phong lập tức
gọi cho bốn người bạn trong
tổ tài xế quận Sơn Trà nhưng
tất cả đều đang ở xa. Không
thể chần chừ thêm nữa, anh
cởi vội chiếc áo tang, nhờ
người thân đáp lễ khách đến
viếng cha rồi lấy xe chạy đi.
Cởi áo tang, đưa bà
bầu đi bệnh viện
5 phút sau, anh Phong có
mặt tại phường An Hải Bắc
để kịp chở sản phụ đến BV
Phụ sản - Nhi. Đến nơi, anh
phụ xách đồ xuống xe, chờ
nhân viên y tế đưa sản phụ
vào bên trong rồi mới an tâm
về nhà. Hôm ấy với anh là
một ngày buồn khi mãi mãi
mất đi người cha thân yêu
của mình. Tuy nhiên, chính
hôm ấy, nhờ sự giúp đỡ kịp
thời của anh mà một đứa trẻ
đã cất tiếng khóc chào đời an
toàn. Nghĩ vậy, anh Phong
thấy lòng mình bớt nặng nề.
“Họ đang khó khăn, chỉ
biết hy vọng vào mình, nếu
không nhận thì lương tâm
mình không chịu được. Tang
lễ có thể nhờ người thân hỗ
trợ, cứu người mới là quan
trọng. Lúc sắp sinh là lúc sản
phụ rất đau đớn, nếu không
nhanh, con họ có vấn đề gì
thì mình hối hận không kịp”
- anh nhớ lại.
Anh Phong là tài xế taxi
công nghệ nhưng tạm thời
“thất nghiệp” do ảnh hưởng
của dịch COVID-19. Trong
thời gian thực hiện giãn cách
xã hội, anh đọc được thông
tin về đội taxi chở bà bầu đi
sinhmiễn phí nên tình nguyện
góp sức. Ngoài anh, trên địa
bàn quận Sơn Trà còn có bốn
tài xế cùng tham gia hỗ trợ
sản phụ hoàn toàn miễn phí.
Anh kể do ảnh hưởng của
COVID-19 nên anh em trong
đội gần như không có thu
nhập, chưa kể khoảng 80%
còn nợ ngân hàng tiền mua
xe. Tuy nhiên, mọi người
đều nguyện chung sức, đồng
lòng hỗ trợ hết mình cho các
sản phụ trong thời gian cả TP
căng mình đối phó với dịch.
“Dịch phức tạp nênmới đầu
vợ mình không ủng hộ vì lo
lắng. Nhưng sau đó mình từ
từ trấn an nên vợ mình cũng
dần thông cảm và ủng hộ
việc mình làm. Cuộc sống
mà, có lúc này lúc kia. Việc
có ý nghĩa cho xã hội, cộng
đồng thì không có lý do gì
để khước từ. Mình cũng hy
vọng sẽ có nhiều anh em tài
xế biết đến đội xe, thamgia hỗ
trợ để các sản phụ có những
chuyến xe cho an toàn trong
mùa dịch này” - anh chia sẻ.
Góp sức cùng TP
vượt qua đại dịch
Đó làmục tiêu của anhTrần
Ngọc Vũ khi quyết định kêu
gọi anh em tài xế công nghệ
lập đội phục vụ miễn phí chở
các bà bầu đi sinh. Anh Vũ
cho hay khi Đà Nẵng bùng
phát dịch COVID-19, anh
và những người bạn đã phát
động chiến dịch quyên góp
hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu
phẩm ủng hộ những người
khó khăn, bệnh nhân và đội
ngũ y, bác sĩ tại các BV. Tuy
nhiên, đến ngày thứ ba thì
nhóm của anh không còn đủ
tiền để duy trì hoạt động nữa.
“Lúc này mọi người không
có việc làm nên không có thu
nhập, chỉ ủng hộ được chừng
đó thôi, mình không thể kêu
gọimãi.Mấy anh embảo nhau
thôi không có tiền thì mình
có xe đây, ai cần thì mình sẽ
hỗ trợ. Đúng lúc đó, mình
đọc được một số chia sẻ của
chị em về việc sắp đến ngày
“vượt cạn” nhưng không biết
đến BV bằng cách nào. Taxi
thì TP cấm hoạt động, đi xe
máy thì quá nguy hiểm cho
bà bầu, nhất là khi họ đã cận
kề giây phút sinh nở. Vì vậy,
mình quyết định ưu tiên hỗ
trợ chị em” - anh kể.
Sau khi chia sẻ ý tưởng lên
mạng xã hội, anh Vũ nhận
được sự hưởng ứng của rất
Các tài xế hỗ trợ chở bà bầu đi “vượt cạn”miễn phí. Ảnh: NVCC
“Cám ơn chú Vũ”
Sinh nở đúng lúc dịch COVID-19 nên vợ chồng mình rất
lo lắng, chưa biết đến BV bằng phương tiện gì. Sau đó, một
người bạn cho mình số điện thoại của Vũ. Tối 7-8, dự cảm
sắp sinh nên mình gọi điện thoại và bạn ấy nhận lời giúp.
5 giờ sáng hôm sau, Vũ chở vợ chồng mình đến BV Phụ
sản - Nhi, đến 12 giờ trưa thì bé chào đời. Bé nhàmình nặng
3,4 kg và hoàn toàn khỏemạnh. CámơnVũ và những người
bạn đã giúp những bà bầu như mình có thể “vượt cạn” an
toàn trong những ngày này.
Chị
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
,
28 tuổi,
phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
Đắk Lắk: 33 trường hợp dương tính
với bạch hầu
Chiều 13-8, ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ
trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk,
cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận thêm hai trường hợp
dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Trường hợp thứ nhất là nam thanh niên 17 tuổi (trú
buôn Năng, xã Cư Prao, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk). Trước
đó, ngày 8-8, người này khởi bệnh với các triệu chứng sốt,
ho, đau họng, mệt mỏi. Ba ngày sau, bệnh nhân nhập viện
và được chẩn đoán nghi bạch hầu, viêm amidan có mủ.
Kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với
bạch hầu. Đây là trường hợp thứ tám trên địa bàn huyện.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam 20 tuổi (trú thôn
Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông). Đến nay, xã Cư
Pui đã có 10 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong
đó thôn Ea Uôl có bốn trường hợp. Tính từ đầu năm đến
nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 33 trường hợp
dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận ba ca
dương tính với COVID-19, đang được cách ly, điều trị.
Hàng ngàn người phải cách ly để phòng, chống dịch bệnh
theo quy định.
Trước đó, trên địa bàn các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum,
Gia Lai đã ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với
bạch hầu. Trong đó, ba trường hợp tử vong (hai trường
hợp ở Đắk Nông và một trường hợp ở Gia Lai).
HUY TRƯỜNG
Ngưng tim do “ho ra máu sét đánh”
Chiều 13-8, BS Nguyễn Thanh Long, Trưởng Đơn vị
can thiệp mạch máu ngoại biên của Khoa chẩn đoán hình
ảnh thuộc BV quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết nơi đây
vừa cứu sống bà VTTT (65 tuổi) ngưng tim, ngưng thở do
“ho ra máu sét đánh”.
Trước đó, BV trên tiếp nhận bà T. trong tình
trạng ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn, tính mạng nguy
kịch. Người nhà cho biết máu từ mũi và miệng bà T. ọc ra
ngoài ồ ạt sau cơn ho dữ dội. Điều này khiến bà T. hôn mê
và ngưng thở. Nhận định bà T. rơi vào trường hợp ngừng
hô hấp do “ho ra máu sét đánh”, các bác sĩ nhanh chóng
hồi sức và khai thông đường thở bằng cách đặt ống nội
khí quản, thở máy xâm lấn.
Tiếp theo, các bác sĩ tiến hành can thiệp xử lý chảy máu
do vỡ động mạch bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế
quản cầm máu BAE dưới sự hỗ trợ của máy chụp mạch số
xóa nền. Hiện bà T. đã qua cơn nguy kịch.
Theo BS Phan Anh Dũng, Khoa nội tổng hợp BV quận
Thủ Đức, bà T. có tiền sử lao phổi 20 năm nên gây ra hiện
tượng kén khí, giãn phế quản mạn tính. Chưa hết, bà T. còn
bị bạch cầu mạn, phải điều trị bằng thuốc hóa trị Imatinib
lâu dài. Do vậy, trường hợp bà T. rất phức tạp. Tuy nhiên,
nguyên nhân chủ yếu do giãn phế quản gây vỡ động mạch
phế quản. Điều này tạo ra cơn ho ra máu dữ dội.
BS Dũng cho biết thêm “ho ra máu sét đánh” là bệnh
lý diễn biến đột ngột, nhanh như sét đánh và máu có thể
ọc ra ồ ạt không cầm được, đông thành từng cục gây ách
tắc đường thở. Sau vài phút dẫn đến suy hô hấp cấp, trụy
tuần hoàn và có thể tử vong ngay sau đó đến nỗi các bác sĩ
không kịp trở tay. “Ho ra máu sét đánh” thường gặp ở bệnh
nhân bị các vấn đề về phổi (lao phổi, giãn phế quản, bất
thường mạch máu phổi…) và có tỉ lệ tử vong trên 90%.
TRẦN NGỌC
Đời sống xã hội -
ThứSáu14-8-2020
“Alô, đội xe chở bà bầu xin nghe!”
Bất kể ngày đêm, mưa nắng, chỉ cần nhận điện thoại của sản phụ là những người tài xế ấy lập tức cómặt.
nhiều người. Từ bốn người
đầu tiên, đến nay nhóm của
anh đã có khoảng 40 tài xế
trên khắp TP tình nguyện
tham gia. Để các bà bầu liên
lạc dễ dàng, anh phân chia
địa bàn hoạt động theo nơi
ở của tài xế rồi công khai số
điện thoại lên mạng xã hội.
Kết thúc mỗi chuyến xe, anh
thường nhắc mọi người lưu
số điện thoại của sản phụ để
nhớ những người đã tiếp xúc,
nếu chẳng may có chuyện gì
xảy ra.
“Nhiều người có tấm lòng
nhưng không biết phải làm
gì hết. Khi mình rủ thì họ
tham gia liền, người này rủ
người kia, ngày càng nhiều.
Đáng mừng là việc làm này
cũng đã lan tỏa đến các anh
em tài xế công nghệ ở Điện
Bàn, Quế Sơn (Quảng Nam),
“Mọi người làm vì
cái tâm chứ không
mong đáp đền. Họ
nhắn tin cám ơn
thì mình ấm lòng,
còn không thì mình
cũng vui vẻ, không
lăn tăn gì cả.”
anh em rất nhiệt tình hỗ trợ
bà bầu đến BV sinh nở an
toàn” - anh hào hứng.
Những chuyến xe
nghĩa tình
Tham gia từ những ngày
đầu tiên, anh Nguyễn Tuấn
Kiệt (quê Nghệ An) cho biết
ngoài nhận chở bà bầu đến
BV miễn phí, nhóm còn hỗ
trợ đưa họ về tận nhà. Mỗi
khi gặp hoàn cảnh khó khăn,
anh em tài xế vẫn thường biếu
100.000, 200.000 đồng để họ
có chút tiền bồi dưỡng sau
sinh. Nhóm cũng sẵn sàng hỗ
trợ các trường hợp đau ốm,
tai nạn nguy kịch để dành xe
cấp cứu cho các bệnh nhân
COVID-19.
“Mọi người làm vì cái tâm
chứ không mong đáp đền.
Họ nhắn tin cám ơn thì mình
ấm lòng, còn không thì mình
cũng vui vẻ, không lăn tăn gì
cả. Những lúc gian nan mới
thấu hết cái tình của người Đà
Nẵng. Với mình, nơi đây từ
lâu đã trở thành quê hương
thứ hai, mìnhmongmuốn góp
một chút sức nhỏ để cùng với
nhân dân sớm đẩy lùi dịch
bệnh, trả lại sự yên bình cho
TP” - anh chia sẻ.•
Các bác sĩ
đang cấp
cứu bà T.
Ảnh:
BVCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook