184-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu14-8-2020
VKSNDTP.HCMkháng
nghị tăngánôngTrầmBê
Ngày 12-8, VKSND TP.HCM ban hành kháng nghị đối với
vụ Dương Thanh Cường (cựu tổng giám đốc Công ty Bình
Phát, chủ tịch HĐQT Công ty Thanh Phát) và Trầm Bê (cựu
phó chủ tịch
HĐQT Ngân
hàng TMCP
Phương Nam)
cùng đồng
phạm.
Vụ án
này TAND
TP.HCM xử
sơ thẩm vào
cuối tháng 7.
Kháng nghị
có nội dung
về hình phạt
và trách nhiệm
bồi thường đối với bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang cùng
các đồng phạm.
Theo đó, VKS đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xử
phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với Trầm Bê, Phan
Huy Khang và các đồng phạm trong tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kháng
nghị tăng hình phạt và không cho hưởng án treo đối với bị
cáo Trầm Viết Trung. Về dân sự, VKS đề nghị tòa buộc các
bị cáo này phải liên đới cùng với Dương Thanh Cường bồi
thường thiệt hại cho ngân hàng.
Kháng nghị phân tích mức án mà HĐXX sơ thẩm đã tuyên
phạt đối với các bị cáo là chưa tương xứng với tính chất, mức
độ hành vi phạm tội và mức đề nghị của VKS tại phiên tòa.
Về bị cáo Trung, kháng nghị cho rằng bị cáo này phạm tội
với lỗi cố ý phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thiệt
hại gần 128 tỉ đồng, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nên không thể cho hưởng án treo. Quá trình
điều tra, bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội cho nên
việc tòa cho hưởng án treo là không có căn cứ.
Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo là cựu cán bộ Ngân
hàng Phương Nam đã vi phạm việc cho vay gây hậu quả
được xác định là hơn 505 tỉ đồng. Theo Điều 48 BLHS quy
định về việc bồi thường và Điều 587 BLDS quy định về bồi
thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, những người
đó phải liên đới bồi thường. Trách nhiệm bồi thường của
từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với
mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức
độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Theo VKS, việc buộc bị cáo Cường phải trả 185 tỉ đồng
đã chiếm đoạt và chín bị cáo trên liên đới bồi thường 320 tỉ
đồng cho Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) tổng
cộng là 505 tỉ đồng như đề nghị của VKS tại phiên tòa sơ
thẩm là phù hợp.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, TAND TP.HCM xử
sơ thẩm đã tuyên phạt Cường 16 năm tù về tội lừa đảo. Tổng
hợp với các bản án khác, bị cáo này phải chấp hành chung là
tù chung thân.
Bị cáo Trầm Bê bị phạt ba năm tù về tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng
hợp với bản án bốn năm tù về cố ý làm trái quy định gây
thiệt hại 1.800 tỉ đồng trong đại án Phạm Công Danh giai
đoạn 2, bị cáo phải chấp hành chung là bảy năm tù.
Các đồng phạm của ông Bê là ông Phan Huy Khang (cựu
phó tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐTD) bị phạt hai năm
sáu tháng tù. Tổng hợp với bản án ba năm tù cố ý làm trái
quy định gây thiệt hại 1.800 tỉ đồng trong đại án Phạm Công
Danh giai đoạn 2, bị cáo phải chấp hành chung là năm năm
sáu tháng tù. Các bị cáo còn lại mức án từ một năm án treo
đến hai năm.
Về trách nhiệm bồi thường, bị cáo Cường phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại là 505 tỉ đồng cho Sacombank.
Việc lừa đảo của Cường là nguyên nhân chính dẫn đến toàn
bộ thiệt hại. Các cán bộ ngân hàng không có trách nhiệm
bồi thường do không có căn cứ xác định họ có câu kết với
Cường để hưởng lợi. Bị hại Sacombank cũng không có yêu
cầu những người này phải có trách nhiệm với thiệt hại.
Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm, VKS đề nghị phạt bị
cáo Cường 18-20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Trầm Bê bị đề nghị phạt 5-7 năm tù về tội vi phạm
quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng. Các thuộc cấp của ông Bê bị đề nghị 3-6 năm tù về
cùng tội danh...
HOÀNG YẾN
Không cắt điện nhà
người định nhảy
lầu tại tòa
Công ty Điện lực Gò Vấp khẳng định không có việc sẽ cắt điện
tại nhà người phụ nữ định nhảy lầu tại TAND TP.HCM.
MINHCHUNG
N
gày 13-8, trên mạng xã hội lan
truyền thông tin Công ty Điện
lực GòVấp có thể cắt điện nhà
ông Lê Văn Dư (bị đơn trong vụ
tranh chấp đất đai với nguyên đơn
là ông Phan Quý).
Vụ án này từng gây xôn xao dư
luận. Theo đó, chiều 1-7, sau khi
TAND TP.HCM tuyên án phúc
thẩm, vợ ông Dư đã chạy ra hành
lang lầu một trụ sở tòa án định nhảy
lầu tự tử nhưng lực lượng bảo vệ
đã kịp thời ngăn cản.
Theo tìm hiểu của
Pháp Luật
TP.HCM
, ngày 27-7, ông Phan
Quý có đơn khiếu nại lên Công
ty Điện lực Gò Vấp yêu cầu cắt
điện nhà ông Dư với lý do “Việc
chuyển nhượng đất chưa hoàn
thành”. Ngày 4-8, Công ty Điện
lực Gò Vấp có văn bản trả lời ông
Quý về việc không có cơ sở để
chấp nhận yêu cầu này.
Ngày 8-8, ông Quý tiếp tục gọi
điện thoại lên tổng đài chăm sóc
khách hàng của Công ty Điện lực
TP.HCM để yêu cầu cắt điện nhà
ông Dư. Để có cơ sở trả lời ông Quý,
Công ty Điện lực Gò Vấp tiến hành
xác minh và làm việc với ông Dư
theo đúng quy định.
Trao đổi với PV chiều 13-8,
ông Đinh Quốc Cường, Phó Giám
đốc Công ty Điện lực Gò Vấp,
cho biết: Ngày 12-8, đơn vị này
đã có buổi làm việc với ông Dư
và có lập biên bản. “Lý do của
buổi làm việc là ông Quý đề nghị
không cấp điện ba pha cho ông
Lê Văn Dư và ông Lê Sỹ Thắng
trên một phần thửa đất 504 ở
phường 15, quận Gò Vấp. Đồng
thời, chúng tôi ghi nhận ý kiến
của các bên và không hề đề cập
gì đến việc sẽ cắt điện nhà ông
Dư” - ông Cường nói.
Lãnh đạo Công ty Điện lực Gò
Vấp cho biết thêm tới đây sẽ tiếp
tục bác yêu cầu (lần hai) của ông
Phan Quý về việc cắt điện nhà ông
Dư. Lý do là hợp đồng cung cấp
điện giữa Công ty Điện lực Gò Vấp
và nhà ông Dư đang có giá trị pháp
lý. Hai bên tuân thủ đúng quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng nên không
có cơ sở nào để cắt điện. Ngoài ra
ông Quý không phải là chủ thể của
hợp đồng cung cấp điện nên không
có quyền yêu cầu.
Ông Cường nói: “Thông tin chúng
tôi sẽ dừng cung cấp điện cho nhà
ông Dư là sai sự thật. Chúng tôi
chỉ tiến hành xác minh về nội dung
khiếu nại của ông Quý theo đúng
quy định”.
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV,
ông Dư cho biết: Ngoài việc khiếu
nại lên điện lực, phía ông Quý cũng
đã làm đơn gửi Công an phường 15,
quận Gò Vấp để khiếu nại việc tại
sao các cơ quan chức năng lại cấp
số nhà cho ông. Ngày 22-7, công an
phường cũng đã làm việc với ông
Dư về nội dung này.•
ÔngLêVănDưbênchiếcđồnghồđiệnnhàmìnhvàochiều13-8. Ảnh:MINHCHUNG
Tòa Cấp cao đã hủy cả hai bản án
Theo hồ sơ, ông PhanQuý bán cho ông KhâuVăn Sĩ 500m
2
đất bằng giấy
tay. Sau đó ông này bán tiếp bằng giấy tay cho ông Lê Văn Dư và ông Lê Sỹ
Thắng mỗi người 87 m
2
. Các ông Dư, Thắng, Sĩ có chuyển nhượng đất qua
lại với nhau bằng hợp đồng không công chứng. Khi các bên đang sinh sống
ổn định trên phần đất đã mua thì giữa năm 2017, ông Quý khởi kiện yêu
cầu tuyên vô hiệu hợp đồngmua bán đất giữa ông Dư, Thắng, Sĩ trước đây.
Xử sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp tuyên chấp nhận một phần yêu cầu
của ông Quý, tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Quý với
ông Sĩ, công nhận 500 m
2
đất cho ông Quý. Tòa chấp nhận một phần
yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận hai hợp đồng chuyển nhượng
đất giữa ông Quý với ông Dư, ông Thắng. Ông Dư được tách thửa, đăng
ký quyền sử dụng đất với 174 m
2
đã chuyển nhượng.
VKSND quận GòVấp kháng nghị. Tại phiên phúc thẩm, VKSNDTP.HCMđề
nghị tòa chấp nhận kháng nghị, hủy án để xét xử lại. Tuy nhiên, tòa nhận
định do việc chuyển nhượng đất giữa các đương sự chưa phát sinh hiệu lực,
quyền sử dụng đất vẫn thuộc về ông Quý. Bản án không công nhận việc
mua bán đất giữa ông Quý với các bị đơn là có hiệu lực. Tòa cũng không
công nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Dư đối với 674 m
2
trên.
Đồng thời, tòa buộc các đương sự phải trả lại phần đất, phía ôngQuý thanh
toán cho các bị đơn số tiền lần lượt từ khoảng 830 triệu đến 1,3 tỉ đồng.
Chiều 15-7, TANDCấp cao tại TP.HCMđã ra kháng nghị giámđốc thẩmđề
nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao xử giám đốc thẩm hủy hai bản án
để xử lại theo hướng công nhận hợp đồng mua bán giữa ông Quý và các
bị đơn. Ngày 24-7, Ủy ban Thẩm phán đã chấp nhận kháng nghị.
Công ty Điện lực:
“Thông tin chúng tôi
sẽ dừng cung cấp điện
cho nhà ông Dư là sai
sự thật. Chúng tôi chỉ
tiến hành xác minh
về nội dung khiếu
nại của ông Quý theo
đúng quy định”.
Bị cáo TrầmBê tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook