189-2020 - page 9

9
Công trường chuẩn bị triển khai thi công với hàng xe công trình xếp hàng dài. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
“Biểnbáogiao thông”kỳ lạ trênquốc lộ1
Năm 2025, thông toàn tuyến
cao tốc TP.HCM - Cà Mau
Trong lễ khởi công xây dựng phần cầu chính dự án cầuMỹThuận 2,Thứ trưởng Bộ GTVTNguyễnNhật
cho biết nếu theo đúng kế hoạch thì đến năm2025 sẽ thông toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM tới CàMau.
KIÊNCƯỜNG
S
áng 19-8, tại phường Tân
Hòa, TPVĩnh Long, Bộ
GTVT đã cùng UBND
hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền
Giang tổ chức lễ khởi công
xây dựng phần cầu chính của
cầu dây văng Mỹ Thuận 2.
Cầu dây văng
cấp đặc biệt
Dự án đầu tư xây dựng
cầu Mỹ Thuận 2 và đường
dẫn hai đầu cầu là một dự án
thành phần của tuyến cao tốc
Bắc - Nam phía đông giai
đoạn 2017-2020 đã được Bộ
GTVT phê duyệt. Tổng mức
đầu tư dự án là 5.003 tỉ đồng.
Gói thầu XL.03Ađược khởi
công ngày 19-8 sẽ thi công cọc
khoan nhồi và bệ các trụ nhịp
chính dây văng từ trụ T14 đến
trụT17 (bao gồmđiều tiết đảm
bảo an toàn giao thông thủy
trong thời gian thi công).
“Đây là công trình cầu dây
văng cấp đặc biệt với phần
cầu chính dài 650 m, độ tĩnh
không thông thuyền 37,5 m
và do các đơn vị trong nước
thi công. Chúng tôi sẽ bố
trí những cán bộ nhiều kinh
nghiệm cùng sự nỗ lực của
tập thể cán bộ, công nhân viên
để thực hiện dự án này” - ông
Nguyễn Chung Khánh, Tổng
“Nếu thực hiện
đúng kế hoạch thì
đến năm 2025 có
toàn tuyến cao tốc
TP.HCM - Cà Mau.”
Thứ trưởng
Nguyễn Nhật
Gói thầu XL.01 đã đạt 20%, nhanh hơn
tiến độ đề ra 2%
Dự án đầu tư xây dựng cầuMỹThuận 2 và đường dẫn hai đầu
cầu có điểmđầu tại Km101+126, khớp nối với dự án đường cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung (thuộc
huyệnCái Bè,TiềnGiang) vàđiểmcuối tại Km107+740, khớpnối
với dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại nút giao quốc
lộ 80 (thuộcTPVĩnh Long), tổng chiều dài tuyến khoảng 6,6 km.
Trong đó, phần đường dẫn hai đầu cầu dài 4,7 km (phía Tiền
Giang 4,33 km, phía Vĩnh Long 0,4 km), vận tốc thiết kế 100
km/giờ. Giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư xây dựng sáu làn xe, giai
đoạn trước mắt đầu tư với quy mô bốn làn xe. Phần cầu chính
dài khoảng 1,9 km, nhịp chính kết cấu dây văng dài 650 m,
nhịp dẫn dài hơn 1,2 km.
Trước đó, ngày 16-3, dự án đã triển khai thi công gói thầu
XL.01, thi côngđườngdẫnphíaTiềnGiang từKm101+126 (điểm
đầudự án) đếnKm104+190.TheoBanquản lý dự án7, hiện khối
lượng gói thầu này đã đạt 20%, nhanh hơn tiến độ đề ra 2%.
giám đốc Ban quản lý dự án
7 - Bộ GTVT (đại diện chủ
đầu tư dự án), nói.
Về góc độ thi công, ông
Nguyễn Huy Tường, Chủ tịch
Vinaconex E&C (đại diện liên
danh nhà thầu), cho biết gói
thầu xây phần cầu chính thi
công ở nơi có địa chất yếu,
phức tạp. Liên danh nhà thầu
sẽ áp dụng công nghệ mới và
sử dụng đội ngũ nhân sự đã
từng có kinh nghiệm thi công
cầu Cao Lãnh, Nhật Tân, Bãi
Cháy nên sẽ đảm bảo bàn giao
công trình đúng tiến độ.
Phát biểu tại lễ khởi công,
Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho
biết việc xây cầu Mỹ Thuận 2
là để giảm ùn tắc cho cầu Mỹ
Thuận 1. Đây là cây cầu được
đầu tư bằng ngân sách nhà
nước và là dự án trọng điểm
quốc gia. Thứ trưởng mong
nhận được sự phối hợp giữa
hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh
Long, đồng thời đề nghị đội
ngũ nhà thầu đảm bảo chất
lượng, đẩy nhanh tiến độ để
năm 2023 có thể hoàn thành
dự án cầu Mỹ Thuận 2.
Thông toàn tuyến cao
tốc TP.HCM - Cà Mau
“Chính phủ rất chú trọng vào
đầu tư hạ tầng giao thông cho
ĐBSCL, trong đó có kết nối
cao tốc từTP.HCM tới CàMau
với chiều dài 290 km” - Thứ
trưởng Nguyễn Nhật thông tin
thêm về tuyến cao tốc xương
sống dọc miền Tây.
Theo Thứ trưởng Nguyễn
Nhật, hiện cao tốc TP.HCM
- Trung Lương đã xong, Bộ
GTVT cũng đang quyết liệt
cùng với tỉnh Tiền Giang hoàn
thànhcao tốcTrungLương -Mỹ
Thuận (dự kiến tháng 6-2021
thông toàn tuyến này).
Đối với tuyến cao tốc Mỹ
Thuận - CầnThơ, dựkiến tháng
11 năm nay sẽ khởi công và
kết thúc năm 2023. Như vậy,
hết năm2023 có cao tốc xuyên
suốt từ TP.HCM đi Cần Thơ,
còn 180 km từ Cần Thơ đi Cà
Mau hiện đã có chủ trương cho
đầu tư giai đoạn 2021-2025.
“Nếu thực hiện đúng kế hoạch
thì đến năm2025 có toàn tuyến
cao tốc TP.HCM - Cà Mau” -
Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Nói thêm về tình hình giao
thông khu vực ĐBSCL, ông
Lê Quang Trung, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Long,
cho biết hiện quốc lộ 1 đang
quá tải, ùn tắc liên tục xảy
ra, nhất là vào các dịp lễ, tết.
Ông Trung cho rằng cùng với
cầu Mỹ Thuận 2 và các dự
án cao tốc triển khai ở đây
sẽ giúp giải quyết bài toán
về giao thông, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội cho vùng
ĐBSCL, đáp ứng mong mỏi
của người dân.•
Đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước năm 2030
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu
Long hồi đầu tháng 8.
Theo đó, về kiến nghị của địa phương cần sớm xây dựng cao tốc Cần
Thơ - Cà Mau, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu, điều chỉnh quy
hoạch tuyến này về trước năm 2030. Trong đó, đoạn từ Cần Thơ - Bạc
Liêu sẽ thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Riêng đoạn Bạc Liêu - Cà Mau,
Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Cà Mau nghiên cứu phương án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong giai đoạn 2021-2025, báo cáo
Thủ tướng trong tháng 9-2020. Giữa tháng 6, Tổng Công ty Đầu tư phát
triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long làm việc với UBND Cần
Thơ bàn phương án hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Theo đơn
vị tư vấn, cao tốc này có chiều dài hơn 130 km, được thiết kế bốn làn xe
với vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Điểm đầu tuyến kết nối với cao tốc Mỹ
Thuận - Cần Thơ (thuộc tỉnh Vĩnh Long). Cao tốc đi qua cầu Cần Thơ 2,
rồi chạy song song bên trái quốc lộ 1 đến thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang),
tuyến rẽ phải, đi dọc theo đường Quản Lộ - Phụng Hiệp qua các tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu trước khi kết nối vào tuyến tránh TP Cà Mau.
Trong đó, hướng tuyến tại Cần Thơ từ chân cầu Cần Thơ 2 (dự kiến
cách cầu Cần Thơ hiện hữu khoảng 4,5 km về phái hạ lưu) rồi đi song
song bên trái đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ (theo quy hoạch),
đến ga Cái Răng rẽ trái về Hậu Giang.
Toàn tuyến xây dựng 112 cầu, tám cầu vượt, tám nút giao. Công trình
có tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỉ đồng (giai đoạn 1 hơn 24.000 tỉ đồng).
Trong đó, đoạn qua TP Cần Thơ dài 4,6 km, mức đầu tư trên 7.000 tỉ
đồng.
VIẾT LONG
Ngày 19-8, anh BNĐ, ngụ xã
Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận
Nam (Bình Thuận) cho biết sau
hơn một tháng phản ánh và tự
lắp đặt “biển báo giao thông”
để cảnh báo nguy hiểm tại
Km1715 quốc lộ (QL) 1 nhưng
tai nạn tại đây vẫn xảy ra và
cũng chưa thấy đơn vị nào đến
sửa chữa.
“Biển báo” mà anh Đ. cùng
những người hàng xóm của mình ở ven QL1 đặt là
một khúc cây được cột chặt vào giữa dải phân cách.
Trên đầu khúc cây là những bao nylon, bao tải màu
trắng.
Theo anh Đ. mặt đường ở điểm đen này xuất hiện
khoảng bốn “ổ voi” dù không sâu nhưng nằm sát nhau
tạo nên một cái bẫy vô cùng nguy hiểm. “Chúng tôi
đã bàn nhau mua xi măng về khắc phục nhưng muốn
làm phải chặn xe, điều hướng giao thông cả ngày mới
xong. Hơn nữa, nếu tự làm thì lại sợ chính quyền xử
phạt nên chỉ còn cách cảnh báo bằng những gì mình
có thể làm được” - anh Đ. cho biết.
“Nhật ký” của anh Đ. ghi rõ: “Đêm 13-8, một chiếc
xe tải chạy ngang khu vực trên do giằng sốc, rơi phụ
tùng xe, 2-3 xe tải phía sau phải thắng gấp nối đuôi
nhau. 19 giờ ngày 14-8, hai công nhân đi làm về sụp
“ổ voi” văng xa vài chục mét bị
thương tích… Sáng 15-8, khu
vực “ổ voi” một chiếc xe khách
chạy ngang rơi cả một cánh cửa
xe. Sáng 19-8, hiện trường đầy
các loại phụ tùng xe bị rơi như
nhíp ô tô, bửng xe…”.
Ngày 19-8, trao đổi với
PV
,
ông Bùi Duy Anh, Chi cục
trưởng Chi cục Quản lý đường
bộ IV.1 (Tổng cục Đường bộ
Việt Nam), cho biết từ ngày 5 đến 13-8, chi cục
đã có hai văn bản gửi Ban quản lý dự án (QLDA)
Thăng Long đề nghị khắc phục, sửa chữa hư hỏng
kết cấu công trình giao thông đường bộ QL1 đoạn
qua Bình Thuận. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị này
vẫn chưa khắc phục.
Ông Anh cũng cho biết tuyến QL1 đi qua Bình
Thuận thuộc dự án mở rộng, nâng cấp đoạn
Km1589+300 - Km1642; Km1692-1720+800 do Ban
quản lý dự án Thăng Long điều hành và hiện đang
còn trong giai đoạn bảo hành. “Do đó trách nhiệm
khắc phục, sửa chữa thuộc các nhà thầu của dự án
này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cử đơn vị bảo trì đường
bộ tạm thời khắc phục ngay và tiếp tục có văn bản
yêu cầu các đơn vị nhà thầu phải khắc phục” - ông
Anh nói.
PHƯƠNG NAM
“Biển báo giao thông” tự chế của người dân.
Ảnh: PHƯƠNGNAM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook