190-2020 - page 13

13
TẤNVIỆT
H
ômnay,21-8,Thứtrưởng
BộYtếNguyễnTrường
Sơn (Trưởng Bộ phận
thường trực đặc biệt chống
dịch COVID-19 của BộY tế)
cùng một số nhân sự chủ chốt
của bộ phận này chính thức
rời Đà Nẵng sau 21 ngày đồn
trú ngăn chặn dịch.
Chia sẻ với báo chí tại Đà
Nẵng trước lúc rời đi, ông Sơn
cho hay: “Việc chúng tôi hứa
với Thủ tướng khi nào tình
hình ổn mới về hoàn toàn là
vì trách nhiệm và trái tim đối
với Đà Nẵng. Còn nhiệm vụ
của chúng tôi là chiến sĩ, có
những lệnh điều động khác
chúng tôi sẵn sàng tuân thủ”.
Tập trung “vũ khí”
diệt dịch
“Bắt đầu từ trách nhiệm,
chúng tôi là người được Bộ
Y tế, Thủ tướng phân công
vào Đà Nẵng. Ngày 31-7,
chúng tôi đến Huế hội chẩn
các bệnh nhân rất nặng tại BV
Trung ương Huế, rồi vào Đà
Nẵng tiếp tục điều hành các
đơn vị trung ương tại đây và
một số tỉnhmiềnTrung” - Thứ
trưởng Nguyễn Trường Sơn
kể lại ngày đầu đặt chân vào
tâm dịch COVID-19.
Ông Sơn cho hay BV C
và BV Chỉnh hình - Phục
hồi chức năng Đà Nẵng đã
hết phong tỏa. Thời gian tới
nếu không có phát sinh đột
biến, BV Đà Nẵng cũng sẽ
hết phong tỏa. Kế hoạch để
đội ngũ nhân viên y tế tại BV
Đà Nẵng trở lại làm việc sau
khi hết thời hạn cách ly cũng
đã được soạn thảo đầy đủ.
Cũng trong những ngày
khốc liệt đó, đội ngũ do ông
Sơn cầm trịch đã hỗ trợ hết
sức để chỉ trong ba ngày, BV
Phổi vàBVdã chiếnHòaVang
đã có đơn vị hồi sức đặc biệt,
tiếp nhận tất cả bệnh nhân từ
BV Đà Nẵng chuyển đến.
Những êkíp hồi sức gồm
bác sĩ địa phương và bác sĩ
tăng cường từ hai đầu đất
nước đã hoạt động rất trơn
tru. Hiện hoạt động hồi sức
tại các BV nói trên, kể cả
công tác tiếp nhận bệnh nhân
COVID-19 đã hoàn chỉnh và
tiêu chuẩn hóa.
“Đó là năng lực hết sức lớn
của hệ thống y tế Đà Nẵng
nói riêng và ngành y tế nói
chung khi chúng ta tập trung
nguồn nhân lực đến trang
thiết bị, cơ sở vật chất cho Đà
Nẵng. Đặc biệt là sự hỗ trợ
của người dân, doanh nghiệp
với những chiếc máy chạy
thận nhân tạo, máy thở. Hệ
thống đó đã giúp cho ngành y
tế có những vũ khí rất mạnh,
tăng khả năng điều trị” - Thứ
trưởng Sơn chia sẻ.
Mỗi ca tử vong như
“muối xát vào lòng”
Chia sẻ với báo chí, Thứ
trưởng Nguyễn Trường Sơn
cho hay mỗi lần có bệnh nhân
COVID-19 tử vong là một
lần đau buồn, như muối xát
trong lòng.
“Chúng ta hoàn toàn không
muốn những điều đó. Tuy
nhiên, trong thực tiễn, khi
dịch bệnh xảy ra trong quần
thể người bệnh yếu thế như
vậy thì việc tiên lượng tử vong
khiến chúng tôi rất buồn” -
ông Sơn bộc bạch.
Lãnh đạoĐàNẵng gặpmặt cámơn và chia tay Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ngày 20-8.
Ảnh: TẤNVIỆT
ThứtrưởngBộYtếNguyễnTrườngSơn
(giữa)
trongmộtbuổikiểmtra
BV199-BộCôngantạiĐàNẵng.Ảnh:TẤNVIỆT
Biệt đội siêu đặc biệt
Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của
Bộ Y tế tại Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định 3365/
QĐ-BYT ngày 30-7 của Bộ Y tế. Trưởng bộ phận này là Thứ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng 11 thành viên.
Cũng tại Quyết định 3365, BộY tế đã thành lập và cử vào
Đà Nẵng bốn đội hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật.
Trong đó, đội điều tra - giám sát dịch do ông Trần Như
Dương, PhóViện trưởngViệnVệ sinhdịch tễ trungương, làm
đội trưởng cùng chín thành viên. Đội điều trị doôngNguyễn
Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh,
làm đội trưởng cùng 29 thành viên. Đội xét nghiệm do bà
LêThị QuỳnhMai, PhóViện trưởngViệnVệ sinh dịch tễ trung
ương, làmđội trưởng cùng 12 thành viên. Đội truyền thông
do ông Ngô AnhVăn, Trưởng ban Xã hội - Bạn đọc (báo
Sức
Khỏe và Đời Sống
), làm đội trưởng cùng sáu thành viên.
Họ đã nói
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Trường Sơn và cộng sự vào
tuyến đầu Đà Nẵng ngay từ
ngày đầu dịch dã ác liệt nhất. Biệt đội của ông đã hỗ trợ
hết mình, làm việc nhiều ngày đêm không nghỉ ngơi để
cùng y, bác sĩ Đà Nẵng dập dịch COVID-19.
Sự “chi viện” kịp thời về lực lượng, trang thiết bị y
tế, năng lực giám sát, xét nghiệm và điều trị làm cho Đà
Nẵng vững tâm hơn. Những “đội quân” áo trắng liên tục
được tăng cường từ Chợ Rẫy, Bạch Mai tới Hải Phòng,
Bình Định… đã tiếp thêm sức mạnh cho tâm dịch Đà
Nẵng chống dịch.
Chắc chắn người dân Đà Nẵng, đặc biệt là những
bệnh nhân và người nhà của họ, sẽ không quên hình ảnh
ông Sơn và cộng sự xuất hiện khắp nơi, từ ổ dịch BV Đà
Nẵng tới từng góc phố được phong tỏa. Ông để lại một
ấn tượng rất đặc biệt khi xin phép Thủ tướng “được ở
Đà Nẵng cho đến khi dịch chấm dứt mới về” trong cuộc
họp ngày 2-8 với Chính phủ. Bây giờ ông đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình để về với gia đình sau gần một tháng
ròng rã chống dịch.
Thời điểm này, dịch tại Đà Nẵng đang dần được kiểm
soát, dần ổn định. Số ca nhiễm mới đã giảm mạnh và
số ca bình phục xuất viện ngày càng nhiều. Các ổ dịch
được khoanh vùng, khống chế. Năng lực y tế của TP đã
có thể đảm đương được nhưng không vì thế mà chủ quan,
lơ là. TP vẫn phải tiếp tục quyết liệt phòng, chống dịch
COVID-19. Mọi sự chủ quan đều có thể đạp đổ hết mọi
thành quả gầy dựng nhiều ngày qua của TP.
Dịch dần tạm ổn nhưng một bài toán hóc búa khác cũng
được đưa ra cho lãnh đạo TP. Đó là kinh tế cần phải phục
hồi sau tăng trưởng âm vì dịch, doanh nghiệp cần phải
được tiếp sức, các công trình phải được khởi động... sau
nhiều ngày “mỗi nhà dân là một pháo đài”.
Không thể không lo khi bà Đặng Thị Kim Liên (Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng) cho biết hiện TP có
khoảng 170.000 người có hoàn cảnh khó khăn, cần được
hỗ trợ lương thực kể từ khi có dịch. Bạn tôi đã phải thở
dài: “Tôi có đứa em con dì ruột, vợ chồng nó bán bánh mì
vỉa hè, sống đủ qua ngày, nuôi hai đứa con dại. Hôm cách
ly xã hội còn hơn 100.000 đồng, chạy tới nhà kêu không
biết sống sao. Nhìn thấy trong bếp có mấy quả bí đỏ thì
xin quả, lên mạng thấy ở đâu phát đồ từ thiện thì chạy đi
xin”. Thật xót xa và không thể không lưu tâm.
Tạm biệt ông Sơn và cầu cho “Đà Nẵng sớm vượt qua
đại dịch COVID-19”. Đà Nẵng sẽ ổn và quay lại quỹ đạo
phát triển. Chưa bao giờ người dân và doanh nghiệp tại
TP này mong chờ điều đó như lúc này.
LÊ PHI
Đoàn công tác đã không nề
hà khó khăn, luôn có mặt tại
các điểm nóng, tuyến đầu để
thamgiahướngdẫn, hỗ trợcho
TP. Sự hỗ trợ của đoàn công tác
đã góp phần quan trọng trong
việc kiểm soát tình hình dịch
bệnh tại TP. Năng lực điều tra,
xétnghiệmvàđiềutrịCOVID-19
được nâng cao, đáp ứng được
tình hình thực tế hiện nay.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
HUỲNH ĐỨC THƠ
Đời sống xã hội -
ThứSáu21-8-2020
21 ngày cân não trong
tâm dịch COVID-19
21 ngày không ngơi nghỉ trong tâmdịchĐà Nẵng, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của
Bộ Y tế đã rất thành công trong việc giúp TP kiểm soát dịch bệnh.
Ông Sơn cho hay toàn
ngành y tế luôn cố gắng để
tiếp tục thực hiện các biện
pháp tốt nhất cứu chữa cho
các bệnh nhân COVID-19.
Luôn luôn có hội chẩn, luôn
luôn có ý kiến tham gia điều
trị của các chuyên gia cao
cấp hàng đầu. Mục tiêu làm
sao tạo điều kiện tốt nhất cứu
chữa người bệnh.
“Những buổi họp xuyên
đêm, xuyên trưa của UBND
TPĐà Nẵng, SởY tế, các BV.
Đơn cử như BS Trần Thanh
Linh (BVChợRẫy - PV) đang
chiến đấu tại BV Phổi Đà
Nẵng, 2 giờ sáng nhận được
điện thoại liền lên đường đến
các đơn vị phối hợp với các
bác sĩ làm nhiệm vụ” - ông
Sơn cho hay.
Thứ trưởng Sơn cũng tin
rằng khả năng của ngành y tế
Đà Nẵng hiện tại đủ sức đáp
ứng với dịch COVID-19. BV
C, BV 199 và CDC Đà Nẵng
hiện đủ năng lực xét nghiệm
khẳng định COVID-19. Vì
vậy, bộ phận dịch tễ học đã
xong nhiệm vụ sẽ về Hà Nội.
“Còn các bộ phận điều trị
thì chúng tôi đã có kế hoạch
sau khi BV Đà Nẵng hết
phong tỏa, nguồn nhân lực
Đà Nẵng sẽ được chuyển giao
để hỗ trợ. Chúng tôi cũng đề
xuất các bộ phận điều trị, đặc
biệt là các khu hồi sức, khu
thận nhân tạo chỉ hoàn thành
nhiệm vụ sau khi đã chuyển
giao đầy đủ kinh nghiệm, tập
huấn cho toàn thể nhân viên
y tế của Đà Nẵng” - ông Sơn
cho hay.•
ĐàNẵng sẽ ổn thôi!
(Tiếp theo trang1)
“Trong thực tiễn,
khi dịch bệnh xảy
ra trong quần thể
người bệnh yếu thế
như vậy thì việc tiên
lượng tử vong khiến
chúng tôi rất buồn.”
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook