190-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu21-8-2020
Belarus hôm nay liệu có là
Ukraine sáu năm trước?
Biểu tình ở Belarus hiện tại khiến nhiều người liên tưởng đến những gì đã diễn ra với Ukraine sáu năm trước.
Tuy nhiên, Belarus lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
THIÊNÂN
C
ác hình ảnh biểu tình ở
Belarus những ngày qua
khiến nhiều người liên
tưởng đến làn sóng biểu tình
ở Ukraine sáu năm trước.
Những hình ảnh của cuộc
biểu tình ở Belarus hiện tại
khiến nhiều người liên tưởng
đến làn sóng biểu tìnhMaidan
ở Ukraine sáu năm trước
khiến Tổng thống Viktor
Yanukovych phải từ chức, mở
ra một giai đoạn mới bất ổn
và phức tạp hơn cho Ukraine
(Nga sáp nhập Crimea, xung
đột ở miền Đông). Thậm chí
truyền thông Nga cũng đề cập
đến các điểm tương đồng giữa
tình hình Belarus hiện tại và
Ukraine năm 2014.
Có thể thấy một số điểm
tương đồng giữa Belarus hiện
tại và Ukraine năm 2014.
Cuộc biểu tình ở Belarus
nhằm phản đối kết quả bầu
cử tổng thống với chiến
thắng thuộc về Tổng thống
Alexander Lukashenko (tổng
thống duy nhất ở Belarus tính
tới thời điểm này, cầm quyền
liên tục sáu nhiệm kỳ từ năm
1994 đến nay, chủ trương thân
Nga). Trong khi đó, cuộc biểu
tình ở Ukraine nhằm phản
đối chủ trương thân Nga của
Tổng thốngYanukovych. Cả
Belarus và Ukraine đều từng
là nước cộng hòa thuộc Liên
bang Xô Viết, cùng có biên
giới với Nga lẫn Liên minh
châu Âu (EU).
Tuy nhiên, nếu quan sát
sâu hơn không chỉ sẽ thấy
thực chất điểm khác biệt của
hai làn sóng biểu tình tại hai
nước còn nhiều hơn cả điểm
tương đồng, mà con đường đi
phía trước của Belarus cũng
sẽ không giống Ukraine, theo
tạp chí
Foreign Policy
.
Ukraine không rắn
với người biểu tình
bằng Belarus
Thứnhất,TổngthốngBelarus
-ôngLukashenkohiệntạinhiều
quyền lực hơn Tổng thống
Ukraine - ông Yanukovych
thời điểm năm 2014.
Trong hơn 1/4 thế kỷ nắm
quyền, ông Lukashenko đã
xây dựng một thể chế quyền
lực được đánh giá mạnh hơn
Ukraine rất nhiều. Có thể
thấy nguy cơ tổn thương của
người biểu tình ở Minsk và
các TP khác của Belarus lớn
hơn nhiều so với người biểu
tình ở Ukraine sáu năm trước.
Tại Belarus, chỉ trong ba
ngày biểu tình đầu tiên đã
có khoảng 6.000 người bị
bắt, 250 người bị thương, hai
người chết. Trong khi đó tại
Ukraine, sau hai tháng biểu
tình diễn ra liên tục mới có
những trường hợp chết đầu
tiên và có tổng cộng khoảng
100 người chết trong nhiều
tháng trời biểu tình.
Từ thực tế này có thể thấy
được quyết tâm của nhà chức
trách Belarus là chủ động trấn
áp biểu tình trước khi người
biểu tình có được lợi thế. Ngày
19-8, cảnh sátBelarus xácnhận
có sử dụng đạn thật chống lại
người biểu tình ở TPBrest và
đã có người bị thương.
Cơ quan an ninh Belarus đã
triển khai lực lượng tinh nhuệ
Alpha ra đường phốMinsk đối
phó biểu tình. Một điểm lưu
ý là Cơ quan an ninh Belarus
vẫn sử dụng cái tên có từ hồi
còn thuộc Liên bang XôViết:
KGB.Cóthôngtinứngviênđối
lậpSvetlanaTikhanovskaya đã
bỏ ra nước ngoài sau cuộc bầu
cử, sau khi nhận nhiều lời đe
dọa nhắm vào các con mình.
Thứ hai, theo
Foreign
Policy
, Ukraine phần nào đã
là một nước dân chủ khi làn
sóng biểu tình Maidan nổ ra
năm 2014. Chính cựu đại sứ
Mỹ tại Ukraine - ông John
Herbst cũng công nhận thời
điểm 2013-2014 tại Ukraine
BiểutìnhởMinsk(Belarus)phảnđốikếtquảbầucửtổngthống.Ảnh:SERGEIGAPON/AFP/GETTYIMAGES
Trong bài phát biểu trong đêm thứ ba
đại hội toàn quốc đảng Dân chủ hôm 19-8
(giờ địa phương), cựu tổng thống Barack
Obama
(ảnh)
đã lên tiếng chỉ trích gay gắt
chính quyền Tổng thống Donald Trump
khi cho rằng nhà lãnh đạo này không coi
trọng nhiệm vụ của mình và không có kỹ
năng quản trị, đài
CNN
cho hay.
“Ông ấy không quan tâm nỗ lực trong
công việc, không chịu tìm kiếm đồng
thuận, không tận dụng quyền lực tổng
thống để giúp người khác, trừ bản thân
và bạn bè. Ông ấy xem nhiệm kỳ tổng thống của mình
không khác gì một chương trình truyền hình thực tế để
thu hút sự chú ý mà ông ấy khao khát” - ông Obama chỉ
trích ông Trump.
Cựu tổng thống Mỹ cũng nhận định hậu
quả do các thất bại liên tiếp của chính quyền
ông Trump là rất nghiêm trọng khi trực tiếp
dẫn đến sự thiệt mạng của hơn 170.000
người vì đại dịch COVID-19, ngoài ra còn
hàng triệu người khác mất việc làm.
“Uy tín của Mỹ trên trường quốc tế đang
bị giảm sút nghiêm trọng. Tôi hy vọng rằng
vì lợi ích của chúng ta, ông Donald Trump
có thể thể hiện sự quan tâm đến công việc
của mình một cách nghiêm túc, đúng đắn và
nên cảm thấy sức nặng của vị trí này” - ông
Obama nói thêm.
Ông Trump sau đó đã đáp lại bài phát biểu của người
tiền nhiệm bằng một loạt dòng trạng thái trên trang Twitter
cá nhân. Vị đương kim tổng thống Mỹ này chỉ trích người
tiền nhiệm Obama là một tổng thống “tệ hại”.
“Tôi đã chứng kiến những hậu quả kinh khủng mà ông
ta bỏ lại cho chúng ta, sự ngờ nghệch trong những giao
dịch mà ông ta đã thực hiện. Tổng thống Obama đã không
làm tốt công việc và lý do tôi phải ở đây là vì Tổng thống
Obama và cựu Phó Tổng thống Joe Biden” - ông Trump
tuyên bố.
Trước đó, ngày 17-8, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ
Michelle Obama cũng đã lên tiếng gọi ông Trump là “tổng
thống sai lầm” vì không đủ năng lực giải quyết các cuộc
khủng hoảng đang diễn ra ở Mỹ hiện nay.
Những phát ngôn này diễn ra trong bối cảnh ông Joe
Biden và liên danh của ông - thượng nghị sĩ Kamala
Harris vừa được công nhận là ứng viên chính thức đại
diện cho đảng Dân chủ tham gia kỳ bầu cử tổng thống Mỹ
vào tháng 11 tới.
PHẠM KỲ
Sauvợ, đến lượt ôngObamagay gắt chỉ tríchôngTrump
Liệu Nga có can thiệp vào Belarus?
Với những điểmkhác nhau trên giữa hai làn sóng biểu
tình, có thể thấy viễn cảnh của Belarus khó có thể giống
với Ukraine sáu năm trước. Tuy nhiên,
Foreign Policy
cho
rằng nếu Nga can thiệp vào Belarus thì mọi thứ có thể
sẽ khác đi nhiều.
Nga đã đồng ý hỗ trợ về an ninh trong trường hợp có
đedọaquân sự từbênngoài với Belarus. ÔngLukashenko
đã hai lần nói chuyện với Tổng thống NgaVladimir Putin
kể từ khi biểu tình nổ ra.
Liệu Nga có can thiệp vào Belarus? Theo nhiều nhà
quan sát, Nga sẽ khó đạt được thành công nếu đi bước
này. Lý do, bản chất làn sóng biểu tình ở Belarus là phản
đối ông Lukashenko, chứ không phải chống Nga và ủng
hộ châu Âu như ở Ukraine sáu năm trước. Nếu Nga can
thiệp vào Belarus chỉ để bảo vệ ông Lukashenko thì có
nguy cơ tác dụng ngược: Người dân Belarus thêm bất
bình với Nga.
Nhưtôiđãcảnhcáo,sẽkhông
cócuộcbiểutìnhMaidan,dùmọi
người cómuốn thế nào đi nữa.
Tổng thống Belarus
ALEXANDER LUKASHENKO
Họ đã nói
Khác Ukraine,
Belarus không
nhiều sự chia rẽ
để cho nước ngoài
- chẳng hạn Nga -
khai thác.
những tiếng nói chống đối đã
xuất hiện và tồn tại.
Quan trọng hơn nữa, các
cuộc bầu cử ở Ukraine được
đánh giá tự do và công bằng
hơn nhiều ở Belarus. Quốc
hội Ukraine thời điểm đó đa
số vẫn là những nhân vật ủng
hộ Tổng thống Yanukovych
nhưng vẫn có một bộ phận
đối lập và bộ phận này đã
nhanh chóng ủng hộ làn sóng
biểu tình.
Yếu tố Nga
Thứ ba là sự khác nhau
trong đặc trưng tự thân của
hai nước cũng như của yếu tố
Nga ở mỗi nước. Ở Ukraine,
dễ dàng thấy sự chia rẽ ở các
khu vực, từ ngôn ngữ đến chủ
trương chính trị. Khu vực
miền Đông nói tiếng Nga và
thân Nga. Cuộc biểu tình năm
2014đã buộc ôngYanukovych
phải chạy sang Nga, phe đòi
ly khai thân Nga ở các vùng
Donetsk và Luhansk ở miền
Đông tổ chức trưng cầu dân ý
về khả năng ra độc lập. Trong
khi đó, khu vực miền Tây
Ukraine lại thân phương Tây.
Ngược lại, Belarus không
nhiều sự chia rẽ - về ngôn
ngữ, tôn giáo, sắc tộc - để cho
nước ngoài chẳnghạnnhưNga
khai thác. Thực tế này được
ôngArtyom Shraibman, nhà
sáng lập tổ chức tư vấn chính
trị Sense Analytics (trụ sở ở
Minsk), xác nhận.
Thứ tư là sựkhác nhau trong
mục tiêu biểu tình của người
dânhai nước.Người biểu tìnhở
Ukrainecómụctiêurõràng:Lái
đất nước đi theo đường hướng
của châuÂu.ÔngYanukovych
bị biểu tình phản đối vì bác bỏ
tham gia Thỏa thuận liên kết
EU - một hiệp ước giữa các
thành viên EU và các nước
không phải thành viên nhằm
thiết lập khung hợp tác giữa
các nước - mà chọn theo đuổi
củng cố quan hệ với Nga.
Trong khi đó, theo ông
Shraibman, người biểu tình
Belarus chủ yếu xuống đường
để thể hiện sự giận dữ chứ
không theo đuổi mục tiêu rõ
ràng và cũng không thực sự
nỗ lực lật đổ chế độ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook