202-2020 - page 13

13
TÂMAN
C
hiều 3-9, PGS-TS Mai
Văn Trinh, Cục trưởng
Cục Quản lý chất lượng
(Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng
ban thường trực Ban chỉ đạo
quốc gia kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2020, đã đi kiểm
tra công tác tổ chức thi tại
một số điểm thi trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
Tại đây, thay mặt Ban chỉ
đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2020, ông Trinh
ghi nhận và đánh giá cao sự
nỗ lực của TPĐà Nẵng trong
việc chuẩn bị những điều kiện
tốt nhất có thể để tổ chức kỳ
thi cho gần 11.000 thí sinh.
Lưu ý các bài thi
tổ hợp
Để đảm bảo kỳ thi diễn ra
an toàn, TP Đà Nẵng đã tiến
hành xét nghiệm cho tất cả
thí sinh, cán bộ, giáo viên
làm nhiệm vụ tại các điểm
thi. Tất cả điểm thi đều được
khử khuẩn trước và sau mỗi
buổi thi. Mỗi điểm thi đều
có bộ phận y tế thường trực,
trong đó có trang bị một cơ số
thuốc, phát khẩu trang miễn
phí, đo thân nhiệt cho các
em trước khi vào phòng thi.
Đặc biệt, TP Đà Nẵng đã
rất nỗ lực để tổ chức điểm
thi riêng dành cho các thí
sinh thuộc diện F1, F2 và ở
trong vùng cách ly y tế tại
Trường THPT Võ Chí Công
(quận Ngũ Hành Sơn).
“Về tổng thể, công tác tổ
chức kỳ thi của Đà Nẵng
rất tốt. Dù trong hoàn cảnh
rất khó khăn nhưng TP đã
rất nỗ lực chuẩn bị chu đáo,
đảm bảo môi trường thi an
toàn, hướng tới việc tổ chức
kỳ thi an toàn, nghiêm túc
trên toàn TP” - ông Trinh
đánh giá.
Theo ông Trinh, TP đã tổ
chức thi tốt môn ngữ văn
nhưng những khó khăn,
phức tạp sẽ còn xuất hiện
trong những bài thi môn
trắc nghiệm, nhất là bài thi
tổ hợp vào sáng nay. Do đó,
ông đề nghị chủ tịch hội
đồng thi quán triệt các điểm
thi đặc biệt lưu ý các khâu
kỹ thuật trong quá trình coi
thi để đảm bảo không xảy
ra sai sót.
“Ngoài đảm bảo về sức
khỏe, mục tiêu quan trọng
nhất là tổ chức kỳ thi an toàn,
nghiêm túc và công bằng.
Việc này được triển khai ở
tất cả các khâu, trong đó có
khâu chấm thi. Đối với bài
thi tự luận thì tổ chức thảo
luận đáp án chung trước khi
ÔngMai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (BộGD&ĐT), kiểmtra khu vực in sao đề thi tại
Trường THPT chuyên LêQuýĐôn. Ảnh: T.AN
SởGD&ĐTTPĐà Nẵng cho biết trong ngày thi đầu tiên có
99 thí sinh vắng thi môn văn, 87 thí sinh vắng thi môn toán.
Đáng chú ý, tại điểm thi Trường THPT Phan Châu Trinh có
một thí sinh bất ngờ bị đau, phải đi cấp cứu nên không thể
tiếp tục dự thi. Trong ngày đầu tiên không có sự cố về đề
thi, không có cán bộ coi thi và thí sinh vi phạm quy chế thi.
Ngày 3-9, hơn 26.000 thí sinh ở Đà Nẵng, Quảng Nam,
Đắk Lắk và thí sinh F1, F2 chưa thi tốt nghiệp THPT đợt
1 (từ ngày 8 đến 10-8) đã bước vào ngày thi đầu tiên của
kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2.
Đề thi an toàn, thiếu sự mới mẻ
Cô Trịnh Thu Tuyết (giáo viên ngữ văn tại Hà Nội) cho
biết đề thi ngữ văn đợt 2 an tâm, an toàn nhưng thiếu sự
mới mẻ.
Đề thi bám sát cấu trúc, mức độ, tính chất các câu hỏi
như đề thi tham khảo lần hai do Bộ GD&ĐT công bố. Từ
ngữ liệu cho đến yêu cầu của các câu lệnh trong các phần
đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều tương
đương với đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm 2020 đợt 1.
Phần đọc hiểu (3 điểm), ngữ liệu vẫn là trích đoạn của
một văn bản mang phong cách ngôn ngữ chính luận cùng
dung lượng tương đương với ngữ liệu được sử dụng trong
đề thi đợt 1. Nội dung gửi gắm thông điệp về vai trò quan
trọng của niềm tin trong cuộc sống.
Phần làm văn giữ nguyên cấu trúc gồm hai phần. Câu
nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về một
khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần đọc hiểu, đó là “sự cần
thiết phải có niềm tin vào cuộc sống” - vấn đề “niềm tin”
và khía cạnh bàn luận “sự cần thiết phải có niềm tin” hoàn
toàn không xa lạ với học trò và chắc chắn cũng đã xuất
hiện trong rất nhiều bài ôn luyện của các thầy cô trong
nhiều năm học. Vì thế, một mặt không làm khó cho học
trò nhưng mặt khác có thể hạn chế phần nào hứng thú và
khả năng sáng tạo cũng như sự phát huy cái tôi độc lập
của thí sinh.
Đồng quan điểm, thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên Trường
THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM) cho biết đề văn đợt 2
tương tự đề văn đợt 1 cả về độ khó, độ dài. Như vậy, đề
thi đã đảm bảo được sự công bằng.
Về phần đọc hiểu, bốn câu có cách hỏi tương tự, chỉ
khác về nội dung. Đề thi đợt này hỏi về niềm tin - một
trong những vấn đề tương đối quen thuộc, dễ dàng để làm
bài. Trong phần này không có câu hỏi nào có thể làm khó
thí sinh. Do đó, các em sẽ lấy điểm tương đối dễ.
Phần nghị luận xã hội cũng tương tự. Yêu cầu viết một
đoạn văn về niềm tin, vấn đề này học sinh sẽ dễ dàng bày
tỏ quan điểm.
Phần nghị luận văn học, đề thi ra một đoạn thơ gồm
20 câu trong bài
Việt Bắc
, độ dài tương đương với đoạn
thơ
Đất Nước
được ra trong đợt đầu.
Đoạn thơ được yêu cầu phân tích trong bài
Việt Bắc
đoạn thơ rất khó phân tích, cho nên thí sinh sẽ gặp khó
khăn. Tuy nhiên, năm nay hầu hết các thí sinh đều ôn kỹ
tác phẩm này nên thí sinh sẽ làm được.
Với đề thi này, nếu học sinh ôn tập kỹ thì điểm 8 không
phải là quá khó.
Đề toán không gây bất ngờ
Nhận xét về đề thi môn toán, thầy Ngô Phạm Hưng
Thịnh (giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM)
cho hay cấu trúc của đề thi tương tự đợt 1.
Đề thi vẫn bao gồm năm câu của lớp 11 và 45 câu của
lớp 12. Cách ra đề, cách phân bố đề không có gì khác biệt
so với đợt 1. Độ khó của đề thi cũng tương đương.
“Với đề thi này, thí sinh thi lần hai sẽ có lợi thế” - thầy
Thịnh nói.
Theo thầy Thịnh, đề thi đợt 1, những câu khó rơi vào
học kỳ 1 lớp 12, vận dụng giữa kiến thức lớp 11 và 12. Và
bây giờ, những câu ở mức độ vận dụng cao ở đề thi đợt 2
cũng tương tự.
Các em đã làm quen với cách ra đề thi của Bộ
GD&ĐT, do đó sẽ có thời gian luyện tập nhiều. Đề thi
không còn gây bất ngờ cho thí sinh. Cho nên thí sinh sẽ
làm được những câu này dễ hơn so với những thí sinh thi
ở đợt 1.
Chính vì thế, phổ điểm đợt 2 có khả năng sẽ cao hơn
đợt 1, tập trung ở điểm 7, 8. Điểm 10 vì thế cũng không
phải là hiếm.
NGUYỄN QUYÊN - HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứSáu4-9-2020
Đà Nẵng nỗ lực hết sức cho
một mùa thi an toàn
Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng thành phố đã nỗ lực chuẩn bị chu đáo, đảmbảomôi trường thi
an toàn, hướng tới việc tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
chấm. Tổ chức chấmhai vòng
độc lập theo đúng quy chế,
đồng thời chấm kiểm tra với
số lượng tối thiểu 5% số bài
thi. Đối với môn ngữ văn thì
đề nghị lựa chọn những bài
điểm cao, bài có điểm chênh
lớn giữa hai lần chấm, bài
có dấu hiệu bất thường để
chấm kiểm tra. Việc chấm
kiểm tra này diễn ra cùng
tiến độ với chấm lần một
và lần hai” - ông Trinh nói.
Đảm bảo quyền lợi
cho thí sinh thi đợt 2
Đối với chấm trắc nghiệm,
phần mềm đã được cải tiến
một bước rất cơ bản. Ngoài
tăng cường đảm bảo an ninh
an toàn, tiến hành đánh phách
điện tử bài thi trắc nghiệm
của thí sinh, quy trình quét
bài thi trắc nghiệm thực hiện
rất nghiêm túc. Trong đó, bài
thi sẽ được quét theo từng lô,
mỗi lô tương ứng với túi bài
thi của một phòng thi. Quá
trình này lặp đi lặp lại cho
đến hết thì thôi. Việc nhập
điểm đối với bài thi tự luận
cũng được tiến hành với hai
tổ độc lập, có sự đối sánh để
đảm bảo chính xác.
Nói thêm về công tác tuyển
sinh, ông Trinh cho biết tuyệt
đại đa số các trường đại học
(ĐH) đều sử dụng kết quả thi
tốt nghiệp THPT năm 2020
để tuyển sinh. Do đó, Bộ
GD&ĐT đã rất cố gắng xây
dựng đề thi của đợt 2 có độ
khó tương đương với đợt 1.
“Đây là cách để đảm bảo
quyền lợi của thí sinh khi
xét tuyển vào ĐH năm nay.
Bộ cũng đã điều chỉnh lịch
tuyển sinh của các trường
ĐH, CĐ sau ngày 16-9, khi
công bố kết quả thi của đợt
2 thì lúc đó công tác tuyển
sinh ĐH, CĐ sẽ tiến hành
đồng loạt trên cả nước. Việc
này nhằm đảm bảo quyền lợi
chính đáng giữa thí sinh thi
lần một và lần hai. Tôi muốn
nhấn mạnh điều này để các
em thi đợt 2 không quá lo
lắng, vì mọi quyền lợi của
các em sẽ được đảm bảo
tương đồng như thí sinh thi
đợt 1” - ông Trinh nói thêm.•
Thi tốt nghiệpTHPT2020đợt 2:Đề thi khôngquákhó
Kết thúc ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, đề thi môn văn, toán được đánh giá “dễ thở” và không đánh đố.
Đối với môn ngữ
văn thì đề nghị lựa
chọn những bài
điểm cao, bài có
điểm chênh lớn giữa
hai lần chấm, bài có
dấu hiệu bất thường
để chấm kiểm tra.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook