202-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu4-9-2020
Vụ binh sĩ Trung, Ấn đụng độ:
Diễn biến nguy hiểm
Các diễn biến ở biên giới Ấn - Trung gần đâymột lần nữa làmgia tăng các quan ngại về an ninh
của khu vực.
VĨ CƯỜNG
T
The Guardian
ngày
2-9 đưa tin một lính đặc
nhiệmẤnĐộ được cho là
đã thiệt mạng trong vụ đụng
độ mới nhất giữa nước này và
Trung Quốc (TQ) ở biên giới
khu vực thung lũng Galwan,
phía đông vùng Ladakh đang
tranh chấp. Theo đó, Ấn Độ
cáo buộc TQ đưa quân vượt
biên giới vào hai ngày 29
và 31-8 để đánh chiếm các
đỉnh đồi xung quanh phần
hồ Pangong nằm trong vùng
lãnh thổ này. Hiện NewDelhi
đã đưa lực lượng tái chiếm
một số đỉnh đồi chiến lược,
số còn lại TQ vẫn kiểm soát.
Giới quan sát lo ngại các
diễn biến nói trên sẽ lại đẩy
quan hệ của hai cường quốc
châuÁnày vào giai đoạn căng
thẳng mới, đặc biệt khi lãnh
đạo hai bên vẫn còn đang đàm
phán giải quyết hậu quả vụ ẩu
đả làm thiệt mạng hàng chục
binh sĩ mỗi nước hồi tháng 6.
Sai lầm chiến lược
của Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của đài
CNN
, chuyên gia NamÁ học
AntoineLevesques thuộcViện
Nghiên cứu chiến lược quốc
tế (Anh) cho biết về cơ bản hồ
Pangong không mang nhiều
giá trị chiến lược vì nó cách
khá xa chỗ đóng quân của
hai nước. Tuy nhiên, hồ này
lại mang giá trị biểu tượng vì
đây là nơi Ấn Độ từng để thua
một cuộc xung đột quân sự
với TQ vào năm 1962.
TQmuốn kiểmsoát khu vực
này để chứng tỏ rằng năng lực
quốc phòng củamìnhvẫn vượt
trội hơn Ấn Độ cả trước lẫn
nay. Điều này đặc biệt có lợi
cho Bắc Kinh trên bàn đàm
phán khi hầu như nước này
không có lợi thế gì đáng kể để
buộc NewDelhi phải nhượng
bộ và thuận theo những điều
khoản có lợi cho mình.
Tuy nhiên, đây chỉ là những
lợi ích trong ngắn hạn, trong
khi về dài hạn động thái của
TQ không chỉ ảnh hưởng đến
mỗi an ninh Ấn Độmà còn đe
dọa đến ổn định toàn châu Á.
Cụ thể, TSToby Dalton thuộc
QuỹCarnegie vì hòa bìnhquốc
tế (Mỹ) lưu ý cả TQ lẫn Ấn
Độ đều là hai quốc gia sở hữu
vũ khí hạt nhân và mỗi lần
hai nước này đụng độ quân
sự đều hiển hiện nguy cơ nổ
ra chiến tranh hạt nhân, hay
ít nhất là chạy đua vũ khí hạt
nhân. Theo ông Dalton: “Đây
có lẽ là lần đầu tiên trong 50
năm, hai cường quốc hạt nhân
lại nổ ra đụng độ nguy hiểm
như vậy. Câu hỏi cần đặt ra là
khi nào thì lãnh đạo hai nước
không còn kiên nhẫn nữa và
tuyên bố từ bỏ mọi hạn chế
trong việc triển khai vũ khí
hạt nhân và đặt bên kia vào
tầm ngắm”.
Chuyên gia này cũng cho
rằng Bắc Kinh dường như
không hiểu hoặc khôngmuốn
hiểu về tiến trình hoạch định
chính sách cũng như các mối
lo ngại về an ninh của New
Delhi. Đơn cử, NewDelhi gần
đây liên tục tập trận chung với
Mỹcùngnướcđồngminhkhác
trong Ấn Độ Dương - Thái
BìnhDương và ký với Úc thỏa
thuậnmới tăng cường hợp tác
quốc phòng song phương với
tên gọi Thỏa thuận Tương hỗ
Hậu cần (MLSA) vào tháng 6.
Rõ ràng đây là dấu hiệu cho
thấy New Delhi cảm nhận
được sức ép từ việc TQ liên
tụcmở rộng hiện diện quân sự
và triển khai tàu chiến ngang
dọc Thái Bình Dương. Trong
khi Bắc Kinh tuyên bố nước
này chỉ sử dụng quân đội tự
vệ và bảo vệ lợi ích quốc gia,
chính sự xuất hiện của TQ
lại là tác nhân chính gây suy
yếu sự ổn định và an ninh
khu vực, làm những quốc
gia như Ấn Độ phải hết sức
đề phòng nhất cử nhất động
của Bắc Kinh.
Ấn Độ sẽ đối phó với
Trung Quốc như thế
nào?
Theotờ
SouthChinaMorning
Post
, New Delhi đang có
những bước tiến mạnh mẽ
để cạnh tranh với TQ trên
lĩnh vực kinh tế - ngoại giao.
Thủ tướng Narendra Modi từ
đầu tháng 8 đã có cuộc họp
với các quan chức ngoại giao
hàng đầu Ấn Độ để bàn về
Binh sĩ ẤnĐộ tuần tradọcbiêngiới vùng Ladakhđang tranhchấpvới TrungQuốchồi tháng7. Ảnh: AFP
Ngày 2-9, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không thanh toán
nốt gần 62 triệu USD khoản phí thành viên phải trả
cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dù theo luật pháp
Mỹ, các khoản nợ phải được thanh toán trước khi nước
này hoàn toàn rút khỏi bất kỳ tổ chức quốc tế nào, theo
hãng tin
Reuters
.
Thay vào đó Mỹ sẽ sử dụng số tiền này để trả các
khoản đóng góp cho các tổ chức khác của Liên Hợp
Quốc. Hiện chưa rõ số tiền nói trên sẽ được chính
phủ Mỹ dùng để tài trợ cho cơ quan nào khác của
Liên Hợp Quốc.
Nhà Trắng cũng nêu rõ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tham
gia một số cuộc họp nhất định của WHO, cũng như
thực hiện một số khoản đóng góp một lần cho một số
chương trình cụ thể cho tới khi chính thức rút lui vào
tháng 7-2021, như dự án trị bệnh bại liệt ở Afghanistan
và Pakistan, hỗ trợ nhân đạo ở Libya và Syria.
Hôm 1-9, Nhà Trắng cũng từng khẳng định Mỹ
sẽ không tham gia vào sáng kiến toàn cầu Covax
do WHO đồng khởi xướng với mục tiêu phát triển,
sản xuất và phân phối công bằng vaccine ngừa
COVID-19 cho các nước trên thế giới vì không muốn
bị “các tổ chức đa phương chịu sự chi phối của WHO
cũng như Trung Quốc” hạn chế.
Giới quan sát cảnh báo động thái của Washington có
thể tạo tiền lệ xấu khi khuyến khích những quốc gia
khác tự phát triển và đầu cơ vaccine, đẩy giá thành sản
phẩm lên quá sức mua của người dân.
PHẠM KỲ
Mỹ quyết không thanh toán nốt 62 triệu USD cho WHO
Vẫn khó xảy ra xung đột toàn diện
Ấn - Trung
Dù động thái của TQ ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh
chung toàn khu vực, nhiều chuyên gia vẫn có ý kiến cho
rằng vụ đụng độ mới nhất vẫn khó có thể đẩy hai nước
vào một cuộc xung đột toàn diện.
Trả lời phỏng vấn hãng tin
Sputnik
, chuyên gia Harsh
Pant thuộc tổ chức Observer Research Foundation (Ấn
Độ) nhận định vụ việc xảy ra nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt
nhanh chóng vì hai bên đang tích cực và nghiêm túc
đàm phán về các giải pháp rút quân khỏi Ladakh. Đồng
quan điểm, chuyên gia Kelsey Broderick tại Công ty tư
vấn rủi ro Eurasia Group (Mỹ) cũng cho rằng New Delhi
và Bắc Kinh thời gian tới sẽ giải quyết căng thẳng bằng
biện pháp hòa bình như những cuộc đụng độ trước. Dù
vậy, lần này có vẻ sẽ khó khăn hơn do người dân ở hai
nước đều tỏ thái độ gay gắt về vụ việc. Bà Broderick dự
đoán: “Nếu đàm phán ở cấp ngoại giao và tướng lĩnh
quân đội không thành công thì một cuộc hội đàm giữa
Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ
được sắp xếp để tránh mọi việc xấu đi”.
TQ hay đổ lỗi các nước khác
tăng cường hoạt động quân
sự, đe dọa an ninh TQ nhưng
không bao giờ tự hỏi ngược lại
là họ làm vậy là do đâu.
TS
TOBY DALTON
,
Quỹ Carnegie
vì hòa bình quốc tế (Mỹ)
Tiêu điểm
Mỗi lần TQ và Ấn
Độ đụng độ quân sự
đều hiển hiện nguy
cơ nổ ra chiến tranh
hạt nhân, hay ít
nhất là chạy đua vũ
khí hạt nhân.
3.853.406
ca nhiễm, trong đó 67.486 người chết là các số liệu mới nhất
về tình hình đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ tính đến tối 3-9 (giờ
Việt Nam), theo trang thống kê
Worldometter
. Dù đã thận
trọng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay
từ đầu nhưng Ấn Độ vẫn không thể ngăn được đà lây vốn
ngày sau nguy hiểm hơn ngày trước. Số ca nhiễm mới trong
ngày 3-9 cao kỷ lục trước nay: 83.337. Ấn Độ đang là nước bị
dịch hoành hành nặng nhất châu Á và nặng thứ ba thế giới,
sau Mỹ (6.291.776 ca nhiễm, trong đó 190.014 người chết)
và Brazil (4.001.422 ca nhiễm, trong đó 123.899 người chết).
ĐĂNG KHOA
sự ảnh hưởng ngày càng gia
tăng của TQ.
Ông Modi cũng đã liên lạc
với lãnh đạo các nước láng
giềng khu vực Nam Á như
Nepal và Sri Lanka về vấn đề
này. Thứ trưởng Ngoại giao
Harsh Shringla cũng được
cử sang Bangladesh để đối
thoại, trong khi Ngoại trưởng
Subrahmanyam Jaishankar
công du Maldives để trao
gói hỗ trợ tài chính 500 triệu
USD. Những động thái trên
thể hiện sự sốt sắng của Ấn
Độ trong việc tái kết nối với
Nam Á trước sự hiện diện
ngày càng rõ rệt của TQ.
Bên cạnh đó, trong cuộc
đối thoại trực tuyến hôm 1-9,
các bộ trưởng Thương mại và
Công nghiệp Ấn Độ, Nhật và
Úc đã nhất trí xúc tiến thành
lập Sáng kiến phục hồi chuỗi
cung ứng (SCRI) trong năm
nay, theo tờ
The Nikkei
. Đây
là sáng kiến do Tokyo đề xuất
với mục tiêu ban đầu là xây
dựng chuỗi cung ứng thông
qua thỏa thuận hợp tác song
phương sẵn có giữa các nước,
sau đómở rộngmạng lưới liên
kết với các đối tác tiềm năng
nhưASEAN. SCRI được coi
là phù hợp với chiến lược mới
của Ấn Độ nhằmgiảm sự phụ
thuộc vào TQ và tiến gần hơn
đến mục tiêu trở thành trung
tâm của các chuỗi cung ứng
khu vực.
Chuyên gia về quan hệ
Ấn - Nhật Shamshad Ahmad
Khan thuộc Viện Nghiên cứu
TQ (Ấn Độ) nhận định cả ba
nướcẤn, Nhật, Úc đều hiểu rõ
thamvọng của TQ và coi việc
đa dạng hóa chuỗi cung ứng là
vấn đề cấp thiết. Trong khi đó,
GSMarkGoh thuộcĐHQuốc
gia Singapore chia sẻ SCRI
là cơ hội để Ấn Độ đưa dược
phẩm thâm nhập thị trường
Úc và Nhật. Bên cạnh đó, Ấn
Độ sẽ trở thành trung tâm cho
việc đưa hàng hóa Úc và Nhật
đến Trung Đông và châu Phi,
giúp giảmsự hiện diện củaTQ
tại các khu vực này.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook