202-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu4-9-2020
Bị hại nhận được tin nhắn đe dọa?
Tại tòa, LS của bị hại cung cấp thông tin cho rằng bị hại có nhận được tin
nhắn đe dọa. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đã cắt ngang để trình bày sau.
Trao đổi với PV, LS của bị cáo Phan Thị Thu Hương cho biết đã có đơn gửi
cơ quan chức năng để làm rõ nội dung tin nhắn. Trong đơn nêu rõ: “Việc ai
đó nhắn tin vào máy điện thoại của anh Lễ như vậy là nhằm đe dọa, có dấu
hiệu vi phạm pháp luật, cần phải được điều tra, xác minh nhằm răn đe và
phòng ngừa chung. Trường hợp tin nhắn đó do gia đình bị cáo gửi thì cũng
phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu tin nhắn đe dọa không phải
do gia đình bị cáo gửi thì cũng là cách trả lại thanh danh, sự công bằng cho
gia đình bị cáo”.
Tháng 12-2019, VKSND quận 5 có
công văn gửi tòa án giữ nguyên quan
điểm truy tố đối với bị cáo Hương.
Đầu năm 2020, TAND quận 5 tiếp
tục ra quyết định trả hồ sơ điều tra
bổ sung, yêu cầu VKS làm rõ việc
giấy điều trị bệnh của anh Lễ thể
hiện từ ngày 7-3-2019 nhưng ngày
nhập viện là ngày 9-3-2019, xem xét
yêu cầu giám định lại của bị cáo...
Tuy nhiên, VKSND quận 5 vẫn giữ
nguyên quan điểm truy tố đối với bị
cáo Hương.
Cuối tháng 8 vừa qua, TAND quận
5 tiếp tục mở phiên xét xử nhưng phía
bị hại vắng mặt tại phiên tòa. Trước
tình huống này, chủ tọa phiên tòa đã
phải hỏi ý kiến luật sư (LS) của bị
cáo và đại diện VKS.
LS của bị cáo Hương cho biết có
hoãn hay không là quyền của HĐXX
nhưng đây là vụ án khởi tố theo yêu
cầu của bị hại.
Còn đại diệnVKS cho rằng sự vắng
mặt của bị hại không vì sự kiện bất
khả kháng. Trong khi đó, tòa cần phải
làm rõ việc cố ý gây thương tích của
bị cáo, quá trình điều trị bệnh của
bị hại, mức bồi thường thiệt hại dân
sự. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX hoãn
phiên tòa.
Sau khi vào hội ý, HĐXX cho rằng
đây là vụ án cần phải có mặt bị hại
để làm rõ nhiều vấn đề về hành vi
cũng như bồi thường dân sự nên đã
quyết định hoãn phiên tòa. Nếu bị hại
không có mặt tại phiên tòa sau, tòa
sẽ dẫn giải.•
NGÂNNGA
T
AND quận 5, TP.HCM vừa mở
phiên tòa xét xử bị cáo Phan Thị
Thu Hương (ngụ quận 5) về tội cố
ý gây thương tích. Tuy nhiên, phiên
tòa phải hoãn do vắng mặt bị hại.
Đánh người khi hòa giải tại
trụ sở công an
Theo hồ sơ, tối 31-1-2019, anh Cam
Đại Thanh Lễ (phó ban quản trị chung
cư EverRich Infinity, quận 5) thấy căn
hộ của bà Phan Thị Thu Hương đang
nấu ăn và mở cửa khiến mùi thức ăn
bay ra hành lang, dẫn đến hai bên lời
qua tiếng lại.
Chiều 9-3-2019, Công an phường
4 (quận 5) mời vợ chồng bà Hương
đến trụ sở công an gặp anh Lễ để
giải quyết vụ việc. Trong lúc công
an tiến hành hòa giải, bà Hương
yêu cầu anh Lễ phải bồi thường
tiền thuốc do anh này đánh bà gây
thương tích.
Anh Lễ không đồng ý với yêu cầu
trên và có ý kiến sẽ đưa vụ việc ra tòa
giải quyết. Nghe vậy, bà Hương cầm
điện thoại di động đánh vào mặt anh
Lễ nên bị công an phường lập biên
bản ghi nhận sự việc.
Sau đó, anh Lễ gửi đơn yêu cầu
khởi tố hình sự đối với bà Hương
vì tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương
tích gây nên là 11% và yêu cầu
bà Hương bồi thường hơn 133
triệu đồng.
Cáo trạng cho rằng bà Hương
dùng điện thoại có bọc ốp lưng bằng
nhựa là vật cứng, tày có cạnh gây
thương tích cho anh Lễ (11%) nên
thuộc trường hợp hung khí nguy
hiểm. Từ đó, bà Hương bị truy tố
tại điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS
(khung hình phạt 2-6 năm tù).
Bị cáo đề nghị giám định
lại tỉ lệ thương tích
Tháng 10-2019, VKSND quận 5
đã có văn bản đề nghị tòa ra quyết
định trả hồ sơ cho VKS để xem
xét, giải quyết đơn của bà Hương
về việc không nhất trí với kết quả
giám định tỉ lệ thương tật của bị
hại Lễ và đề nghị giám định lại.
Tháng 11-2019, VKS trả hồ sơ cho
cơ quan điều tra để làm rõ những
vấn đề trên.
Sau đó, cơ quan điều tra cho rằng bị
cáo đề nghị giám định lại tổn thương
cơ thể của bị hại do nhận định chủ
quan, không chứng minh được kết quả
giám định ban đầu là không chính xác.
Anh Lễ cũng không đồng ý giám định
lại, do hiện nay tình trạng thương tích
đã ổn định…Do đó, cơ quan điều tra
không giám định lại tỉ lệ tổn thương
cơ thể của bị hại.
Bị cáo Phan Thị ThuHương. Ảnh: NGÂNNGA
Tòa nêu khả năng
dẫn giải… bị hại
Vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhưng khi tòa xét xử, bị hại lại
vắngmặt. HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và nêu khả năng sẽ dẫn
giải bị hại nếu tiếp tục vắngmặt trong phiên tòa sau.
Cáo trạng cho rằng bà
Hương dùng điện thoại
có bọc ốp lưng bằng nhựa
là vật cứng, tày có cạnh
gây thương tích cho anh
Lễ (11%) nên thuộc trường
hợp hung khí
nguy hiểm.
Bắn bạn tại nhà hàng
giữa ban ngày
Ngày 3-9, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt
Nguyễn Tú Duy (sinh năm 1997 tại Đắk Lắk) 17 năm tù
về tội giết người.
Tại tòa, Duy khai nạn nhân là bạn xã hội quen biết qua
trung gian, không thân thiết. Duy cũng thừa nhận không
nghề nghiệp, không tiền nhưng có mua súng về để ở nhà.
Sau khi gây án, Duy lẩn trốn về nhà bạn ở Đồng Nai nghe
ngóng tin tức.
Tại tòa, bị hại Nguyễn Mậu Cường khai từng cho Duy
mượn 15 triệu đồng nhưng Duy không trả. Từ khi sự việc
xảy ra đến nay, Duy chưa một lần hỏi thăm. Tuy nhiên, bị
hại không yêu cầu bồi thường dù chi phí điều trị lên tới
hơn trăm triệu đồng. Bào chữa tại tòa, luật sư của Duy
cám ơn lòng nhân ái của anh Cường đối với bị cáo tuổi
đời còn trẻ.
Tối 21-6-2019, anh Cường đi dự sinh nhật bạn tại một
nhà hàng ở quận Gò Vấp (TP.HCM). Khi đến nơi, anh
thấy Duy đang ngồi với bạn nên mời ly bia trước khi vào
phòng tiệc. Lúc này, Duy nhớ lại việc anh Cường nói xấu
mình nên định sẽ bắn người này bằng súng tự chế. Duy về
nhà lấy súng cùng viên đạn và ổ đạn.
Quay lại nhà hàng, Duy nổ máy xe để sẵn đối diện bên
đường rồi vào trong. Sau khi kiểm tra đạn và kim hỏa tại
nhà vệ sinh, Duy một tay mở cửa phòng tiệc, một tay chĩa
súng về phía anh Cường, siết cò nói: “Bắn chết mày”. Duy
nổ một phát súng trúng bụng anh Cường rồi tẩu thoát. Anh
Cường được đưa đi cấp cứu, thương tích 85%, nguy hiểm
đến tính mạng.
Ngày 17-7-2019, Duy đến cơ quan công an đầu thú
và nộp khẩu súng tự chế. Duy khai do bực tức việc
anh Cường khuyên người khác không cho Duy mượn
tiền nên gây ra vụ việc. Khẩu súng Duy dùng mua của
một người dân tộc không rõ lai lịch tại quê với giá 1
triệu đồng và 50.000 đồng/viên đạn. Duy đã bắn thử
một viên, bắn anh Cường một viên, còn tám viên thì
giao nộp.
Theo giám định, đây là loại súng đạn thể thao quốc
phòng. Được biết, Duy từng bị tòa án bắt buộc đi cai
nghiện 18 tháng.
HOÀNG YẾN
Người bán hàng dạo sát hại chủ sạp rau
giữa chợ
Ngày 3-9, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Phan Bá Hải (29 tuổi,
trú Đắk Lắk) 19 năm tù về tội giết người. Ngoài ra, tòa
còn buộc bị cáo Hải phải bồi thường cho gia đình bị hại
các khoản chi phí theo quy định pháp luật.
Theo cáo trạng, Phan Bá Hải làm nghề bán dạo
(dao, kéo, tăm bông…), còn
nạn nhân là anh Nguyễn Văn
Học làm nghề bán rau tại chợ
Bình Chuẩn (phường Bình
Chuẩn, TP Thuận An, Bình
Dương).
Ngày 4-10-2019, Hải đến
chợ Bình Chuẩn bán hàng. Khi
đến trước sạp rau của anh Học,
Hải đứng mời khách đang mua
rau của anh Học mua hàng của
mình. Thấy Hải cản trở việc
bán hàng của mình, anh Học
bực tức đuổi Hải đi nơi khác
dẫn đến cãi vã. Anh Học đánh vào đầu Hải một cái.
Bực tức, Hải rút dao tấn công anh Học.
Người dân gần đó hô hoán can ngăn, Hải bỏ chạy nhưng
bị bảo vệ chợ đuổi theo bắt giữ. Nạn nhân được đưa đi cấp
cứu nhưng do vết thương quá nặng nên sau đó đã tử vong
tại bệnh viện.
Quá trình điều tra, bị cáo Hải thừa nhận hành vi dùng
dao đâm anh Học. Thế nhưng tại phiên xử, bị cáo cho
rằng mình dùng dao quơ đại chứ không chủ đích đâm
nạn nhân.
Tuy nhiên, VKS khẳng định hành vi của bị cáo là cố
tình dùng dao đâm nạn nhân. Quá trình điều tra, thu thập
chứng cứ và lời khai của bị cáo đã chứng minh điều này.
Sau đó, bị cáo cúi đầu nhận tội. Được biết, Hải từng có
hai tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên án như trên.
LÊ ÁNH
Bị cáo Phan BáHải tại tòa.
Ảnh: LA
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook