212-2020 - page 3

Ông
ĐẬU ANH TUẤN
,
Trưởng ban
Pháp chế VCCI:
Mong
Pháp Luật
TP.HCM
đi lên
vững chãi và
tự tin
Là bạn đọc trung
thành của
Pháp Luật
TP.HCM
, tôi cảm
nhận được sự đi lên vững chãi và tự tin
của tờ báo. Khác với rất nhiều báo khác,
tin không chỉ là tin, tôi thường tìm thấy
trên
Pháp Luật TP.HCM
một góc nhìn
pháp lý rất thú vị.
Ngoài đưa tin, báo đã giúp chuyển tải
nhiều kiến thức pháp lý, giúp bổ trợ rất
nhiều thông tin và kiến thức pháp luật đến
bạn đọc. Có lẽ do thói quen, trước một vụ
việc gây tranh cãi, tôi luôn cố tìm đọc cho
được bài phân tích sự việc dưới góc nhìn
của
Pháp Luật TP.HCM
. Đây là tờ báo
viết những vấn đề pháp luật, pháp lý phức
tạp một cách thân thiện nhất, dễ hiểu nhất
và thuyết phục nhất.
Tôi biết để có được chất riêng, thương
hiệu riêng này không hề dễ dàng, đằng sau
đó là chất lượng của đội ngũ PV, biên tập
viên của báo, là sự nhiệt tâm và dũng cảm
của nhiều thế hệ lãnh đạo báo.
Với chất lượng nội dung đã được
khẳng định của mình, tôi tin
Pháp Luật
TP.HCM
sẽ luôn thành công trong kỷ
nguyên số sắp tới. Xin chúc mừng tuổi
30 của báo, chúc báo ngày càng tỏa
sáng hơn nữa!
Ông
CHU TIẾN DŨNG
,
Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp TP.HCM:
Đẩy mạnh
những thông tin
pháp lý
dành cho DN
Pháp Luật
TP.HCM
đã rất đồng
hành cùng DN trong
thời gian qua, đặc
biệt là kịp thời phản ánh những khó khăn
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
của DN do ảnh hưởng của hai “làn sóng
mạnh” liên tiếp của dịch COVID-19. Qua
đó, cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ
nắm rõ hơn về tình hình DN và có những
chính sách hỗ trợ, những điều chỉnh để
gói hỗ trợ đến tay các DN đang cần sự
giúp sức.
Cụ thể là các gói hỗ trợ về tài khóa như
giãn nợ, chậm nộp thuế, hay giảm 30%
thuế thu nhập DN được đánh giá mang lại
hiệu quả thực sự.
Thông tin
Pháp Luật TP.HCM
rất trách
nhiệm, chuẩn mực nên cộng đồng DN rất
tin cậy. Mong muốn của hiệp hội cũng
như cộng đồng DN là báo sẽ có thêm
những bài viết dạng câu chuyện, bài học
về pháp lý dành cho DN. Từ đó, báo góp
phần giúp DN đưa ra được những mô
hình, rút ra những bài học, điều chỉnh
cách làm để quản trị tốt hơn, chặt chẽ hơn
và đúng quy định.
thắt phát triển
người dân đã được giải quyết, tháo gỡ.
Góc nhìnpháp lý gầngũi,
thiết thực
Ông
NGUYỄN TÂM TIẾN
,
Tổng giám đốc
Tập đoàn Trung Nam Group:
Đa dạng, sâu
sát, kịp thời
Báo
Pháp Luật
TP.HCM
có hệ
thống thông tin đa
dạng, độc đáo và
sâu sát, không chỉ
ở góc độ DN, kinh
tế, mà còn chú trọng vào những quan
tâm nóng hổi của người dân. Báo xây
dựng uy tín với độc giả bằng các thông
tin rất “đời”, trong khi vẫn đảm bảo
thông tin đầy đủ về chính sách, pháp
luật và tình hình phát triển của TP và
đất nước.
Phải nói rằng ban biên tập và đội
ngũ các PV, biên tập viên đã rất linh
hoạt, nắm bắt những thay đổi chóng
mặt về sự phát triển nhanh chóng của
mạng xã hội. Đối diện với thực tế và
đòi hỏi của thời đại 4.0, tôi cho rằng
báo
Pháp Luật TP.HCM
cần đầu tư
nhiều hơn về các nền tảng để đảm bảo
thông tin chính thống của báo sẽ lan
tỏa sâu rộng hơn thông qua hình thức
thể hiện đa dạng.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành
lập báo
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện
Trung Nam Group, tôi trân quý chúc
cho báo ngày càng vững mạnh, luôn là
người bạn đồng hành đáng tin cậy của
các cơ quan, đơn vị, DN và người đọc
trong cả nước.
Ông
PHAN ĐỨC TÚ
,
Chủ tịch HĐQT BIDV:
Liên tục đổi mới
Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng
thành,
Pháp Luật TP.HCM
luôn giữ
vững tôn chỉ, mục đích hoạt động,
quyết liệt trong công tác đấu tranh
chống tiêu cực, đi đầu trong công tác
tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước tới
người dân, DN. Từ lâu, báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã trở thành địa chỉ tin cậy, là
món ăn tinh thần không thể thiếu của
độc giả TP, cũng như độc giả trong và
ngoài nước.
Trong những năm gần đây, với sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin, sự thay đổi thói quen tìm hiểu thông
tin của độc giả,
Pháp Luật TP.HCM
cũng liên tục đổi mới, phát triển cả về
nội dung và hình thức. Bên cạnh ấn
phẩm in truyền thống, giờ đây ấn bản
điện tử và các sản phẩm đa nền tảng
khác của báo đã trở thành kênh truyền
thông đa phương tiện với các chuyên
mục phong phú, cập nhật liên tục.
Đặc biệt, chuyên mục kinh tế luôn phản
ánh sinh động bức tranh, nhịp đập của nền
kinh tế, trong đó có hoạt động tài chính
ngân hàng.
Thay mặt BIDV, tôi xin gửi lời cám ơn
chân thành và kính chúc ban lãnh đạo,
các PV, biên tập viên và cán bộ, nhân
viên báo
Pháp Luật TP.HCM
sức khỏe và
thành công.
T
ại TP.HCM, một tồn tại nhiều năm
nay khiến người dân bức xúc. Đó
là việc có hai loại quy hoạch là đất
hỗn hợp (ĐHH) và đất dân cư xây dựng
mới (DCXDM), trong đó bao gồm cả
đất ở nhưng người dân có nhà, đất nằm
trong hai chức năng quy hoạch này vẫn
bị “treo” quyền lợi.
Hay nói cách khác, người dân có đất
ở hợp pháp nhưng vẫn không được xây
dựng chính thức, hầu hết chỉ được xây
dựng tạm. Việc chuyển mục đích, tách
thửa cũng bị cấm đã ảnh hưởng rất lớn
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân.
Thấu hiểu sự thiệt thòi của
người dân
Theo thống kê của Sở QH-KT, trên
toàn TP.HCM có hơn 14.000 ha đất
được quy hoạch với chức năng là ĐHH
và DCXDM. 24 quận, huyện trong quá
trình giải quyết quyền lợi của người dân
trong hai chức năng quy hoạch này cũng
vướng mắc, lúng túng, mỗi nơi hiểu một
kiểu, làm một cách khác nhau.
Sau khi rà soát các quy định pháp
luật liên quan đến hai chức năng quy
hoạch này, PV nhận thấy có rất nhiều
vấn đề bất cập, nhiều vướng mắc
chưa được làm rõ. Theo đó, trong đất
quy hoạch ĐHH rõ ràng có đất ở, đất
DCXDM thì bản chất vẫn là đất ở. Tuy
nhiên, người dân có đất ở trong hai
chức năng quy hoạch này vẫn không
được đối xử như với đất ở bình thường
là rất thiệt thòi, thậm chí trái với quy
định pháp luật.
Sau khi khảo sát thực tế tại một số khu
vực quy hoạch hai chức năng nêu trên và
làm việc với các quận, huyện, PV càng
nhận ra các nơi đang có cách hiểu và vận
dụng quy định pháp luật khác nhau và
không thống nhất trong việc giải quyết
quyền lợi cho dân. Thậm chí, nhiều địa
phương còn ngừng giải quyết hồ sơ liên
quan đến tách thửa, chuyển mục đích
và chỉ cấp giấy phép xây dựng tạm cho
người dân có đất vướng trong hai loại
quy hoạch này.
Cùng với nghiên cứu sâu các văn bản
pháp lý liên quan, PV tiếp tục phỏng
vấn các chuyên gia giàu kinh nghiệm về
công tác quy hoạch đô thị để tìm hiểu
nguồn gốc, lịch sử của các chức năng
quy hoạch nêu trên, vốn không hề được
quy định trong văn bản pháp luật nào.
Hoặc nếu có thì rất mờ nhạt và không
quy định cụ thể.
Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, từ ngày
23 đến 28-6, PV đã thực hiện loạt bài
“TP.HCM: Lối ra nào cho 14.000 ha
đất vướng quy hoạch?”
với sáu bài phản
ánh và phân tích.
Theo đó, các cơ quan chức năng đều
thừa nhận có nhiều bất cập và vướng
mắc trong quy hoạch ĐHH và DCXDM,
ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân
kéo dài nhiều năm chưa được làm rõ.
Chính quyền vào cuộc
vì quyền lợi của dân
Sau khi loạt bài trên đăng tải, Phó Chủ
tịch UBND TP Võ Văn Hoan trong bài
trả lời phỏng vấn của báo
Pháp Luật
TP.HCM
cũng đã khẳng định: TP sẽ rà
soát và xóa quy hoạch thiếu khả thi.
Đầu tháng 9-2020, Văn phòng UBND
TP đã có văn bản thông báo kết luận của
Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan
trong cuộc họp với các sở, ngành có liên
quan, chỉ đạo liên quan đến ĐHH và
DCXDM.
Cụ thể, về những vướng mắc liên quan
đến tách thửa trong ĐHH và DCXDM,
ông Hoan giao Sở QH-KT khẩn trương
hướng dẫn UBND quận, huyện rà soát,
đánh giá tính khả thi, bất hợp lý của
những khu vực đã duyệt quy hoạch
ĐHH và DCXDM trong các đồ án quy
hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000. Cùng đó là
phân loại, xây dựng tiêu chí điều chỉnh
quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 để có
hướng xử lý cụ thể.
Đối với những khu vực quy hoạch
không khả thi thì phải đề xuất điều chỉnh
quy hoạch, xóa quy hoạch, trả lại quyền
và lợi ích hợp pháp của người dân.
Đối với những khu vực quy hoạch
ĐHH còn tính khả thi, đủ điều kiện
thuận lợi để chỉnh trang đô thị nhưng
chưa có nhà đầu tư, ông Hoan giao cơ
quan chức năng đề xuất lập quy hoạch
chi tiết 1/500. Qua đó, cụ thể hóa quy
hoạch 1/2000 để xác định rõ vị trí, ranh
giới từng loại chức năng sử dụng đất,
công khai lấy ý kiến nhân dân. Cùng với
đó, hướng dẫn người dân cùng tham gia
đầu tư hạ tầng trong khu vực.
Đối với khu vực quy hoạch đất
DCXDM còn tính khả thi thì khẩn
trương đề xuất kêu gọi đầu tư theo quy
định. Sở, ngành, địa phương cần phải
quản lý trật tự xây dựng thật chặt chẽ,
xử lý nghiêm đối với trường hợp xây
dựng không phép, sai phép, tự ý phân lô
hộ lẻ.
Mong rằng với tinh thần chỉ đạo này,
tới đây những vướng mắc liên quan đến
quy hoạch ĐHH và DCXDM sẽ được
tháo gỡ, trả lại quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân về nhà, đất.
VIỆT HOA
Những khu vực bị ảnh hưởng bởi quy hoạch
sẽ được rà soát, xử lý, đảmbảo quyền lợi cho
dân. Ảnh: VIỆTHOA
Mở lối racho14.000ha
đất vướngquyhoạch
Từ phản ánh của báo, lãnh đạo TP.HCMđã có những chỉ đạo
rà soát, xử lý để đảmbảo quyền lợi hợp pháp của người dân.
Đối với những khu vực quy
hoạch không khả thi thì phải
đề xuất điều chỉnh quy hoạch,
xóa quy hoạch, trả lại quyền và
lợi ích hợp pháp của người dân.
30 NĂM PHÁP LUẬT TP.HCM (17-9-1990 – 17-9-2020)
3
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook