11
Kinh tế -
ThứNăm21-4-2022
Giò, chả, nem… phải ghi nhãn
dinh dưỡng: Khó thực hiện
THUHÀ
T
ại dự thảo thông tư
hướng dẫn về ghi nhãn
dinh dưỡng đối với thực
phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm
nhất đến ngày 1-1-2025, sản
phẩm thực phẩm sản xuất
theo phương pháp thủ công
phải thực hiện việc ghi nhãn
dinh dưỡng.
Cụ thể, dự thảo nêu rõ: Nội
dung ghi thành phần dinh
dưỡng phải đảm bảo bảy chỉ
tiêu sau: Năng lượng, chất
đạm, chất bột đường, đường,
chất béo, chất béo bão hòa và
natri. Trong đó thông tin về
giá trị năng lượng phải được
biểu thị theo kcal hoặc kj.
Thông tin về hàm lượng chất
đạm, cacbohydrate, đường
tổng số, chất béo, chất béo
bão hòa phải được biểu thị
bằng số gram…
Khó thựchiệnvới người
kinh doanh nhỏ lẻ
Chị Nguyễn Minh Thanh,
chủ tiệm Mint Cake (quận
Bình Thạnh, TP.HCM), cho
biết tiệmcủa chị đang sản xuất
các sản phẩm bánh ngọt. Mặc
dù được đào tạo qua các lớp
dạy làm bánh nhưng chị chỉ
có thể ghi thành phần, xuất
xứ nguyên liệu để làm ra sản
phẩm, chứ không thể tính toán
được các chỉ số dinh dưỡng
như dự thảo của Bộ Y tế.
“Muốn biết chắc chắn các
chỉ số dinh dưỡng phải mang
sản phẩm tới các trung tâm
kiểm nghiệm được Bộ Y tế
công nhận để phân tích và sẽ
tốn khá nhiều chi phí mà với
đơn vị nhỏ lẻ như tôi sẽ khó
có thể gánh nổi. Tiền kiểm
nghiệm có khi còn nhiều hơn
tiền sản phẩm làm ra” - chị
Thanh nói.
Đại diệnchủ tiệmMintCake
cũng cho hay hiện việc kinh
doanh của tiệm chỉ dừng lại ở
mô hình gia đình, không làm
theo mô hình bán sỉ. “Chúng
tôi sản xuất 100%bánh giống
nhau và bán theo khẩu vị của
người mua. Điều này có nghĩa
là không thể cứ làm ra một cái
bánh lại phải mang đi kiểm
nghiệm % tỉ lệ đường, hoặc
làm ra một cái bánh khác lại
tiếp tục mang đi kiểmnghiệm
tỉ lệ chất béo. Do đó tôi cho
rằng việc yêu cầu ghi nhãn
dinh dưỡng đối với sản phẩm
thủ công là khó khả thi” - chị
Thanh nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp,
đại diện một công ty chuyên
sản xuất các dòng sản phẩm
tương ớt, tương cà… cho
biết: Với những công ty lớn
có tiềm lực tài chính thì việc
ghi nhãn dinh dưỡng là điều
bắt buộc và cần thiết. Thế
nhưng với các sản phẩm thủ
công, bao gồm cả sản phẩm
nhà làm thì việc bắt buộc
ghi nhãn dinh dưỡng như
dự thảo của Bộ Y tế là điều
không hề đơn giản. Bởi các
đơn vị này chủ yếu là kinh
doanh nhỏ lẻ hoặc cá nhân
nên không thể tính toán được
thành phần dinh dưỡng trong
sản phẩm, chưa kể chi phí để
thực hiện không hề rẻ.
Ví dụ, với một sản phẩm
kiểmđịnh các chất dinh dưỡng
thông thường, chi phí daođộng
từ trên 5 triệu đồng/lần. Với
các sản phẩm kiểm định kỹ
hơn về hàm lượng vitamin,
khoáng chất… chi phí có thể
lên tới 10-15 triệu đồng/lần.
“Nếu cơ sở sản xuất làm
ra 10 loại sản phẩm khác
nhau, mỗi lần kiểm nghiệm
sẽ phải nhân 10 lần chi phí
như trên mới đáp ứng được
yêu cầu như dự thảo của Bộ
Y tế. Với các cá nhân và đơn
vị kinh doanh nhỏ lẻ, tôi nghĩ
họ sẽ khó mà thực hiện” - vị
đại diện nêu.
Chưa cần thiết
TS Phan Thế Đồng, Phó
Chủ tịch Hội Dinh dưỡng
thực phẩmTP.HCM, cho rằng
đối với thực phẩm, việc ghi
nhãn dinh dưỡng là điều nên
làm. Song việc ghi nhãn dinh
dưỡng đối với sản phẩm thủ
công sẽ khó áp dụng trong
thực tế. Nguyên nhân hiện
nay vẫn chưa có quy định
cụ thể thế nào là chế biến thủ
công, thế nào là thực phẩm
thủ công.
“Thực tế hiện nay có rất
nhiều sản phẩm làm thủ công
như giò, chả, nemhay các loại
Hiện nay vẫn chưa
có quy định cụ thể
thế nào là chế biến
thủ công, thế nào
là thực phẩm thủ
công nên việc ghi
nhãn dinh dưỡng là
không hợp lý.
Tại tọa đàm liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy
sản ven biển bền vững do báo
Nông Thôn Ngày Nay
tổ
chức ngày 20-4, nhiều đại biểu lo ngại tình trạng nuôi
trồng thủy sản tự phát đang xảy ra phổ biến ở nhiều
nơi. Nguyên nhân do bất cập trong quy hoạch, chạy
theo phong trào, trình độ kỹ thuật nuôi trồng còn hạn
chế...
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
sản thuộc Bộ NN&PTNT, nêu thực tế cứ một mùa vụ tôm,
cá có lãi thì các mùa vụ sau bà con lại ồ ạt nuôi trồng tự
phát. “Hiện đất ngao, đất hàu có khi còn nóng hơn cả đất
ở TP” - ông Luân ví von.
Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản dẫn chứng ông mới có đợt
làm việc ở Sông Cầu - Phú Yên cách đây vài ngày. Đây là
nơi nổi tiếng nuôi tôm hùm rất tốt nhưng bà con vẫn còn
làm theo kiểu cảm tính. Cụ thể, nếu năm nay tôm hùm bán
giá cao, tích lũy được đồng nào bà con lại mở rộng lồng
nuôi chừng đó. Đến nỗi có thời điểm mặt nước ở khu vực
này không còn chỗ trống, hệ quả là lại xảy ra tình trạng
tôm chết vì dịch bệnh, vì môi trường bị ô nhiễm.
Từ thực tế trên, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho rằng
các cơ quan chức năng địa phương cần có giải pháp
phân ô, giao cho các hộ nuôi tôm hùm với một định
mức cụ thể, quy hoạch bài bản hơn. “Chúng tôi cũng
sẽ rà soát và giao mặt nước theo Luật Thủy sản để cấp
mã số cho bà con. Chúng tôi mong muốn mở rộng trang
trại nuôi biển xa bờ, có những doanh nghiệp, tập đoàn
lớn đầu tư, khai thác như các nước đang làm” - ông
Luân nhấn mạnh.
Một số đại biểu khác cũng đánh giá: Trong thời gian
qua, nhiều địa phương đã phê duyệt chiến lược phát triển
nuôi trồng thủy sản ven biển. Tuy nhiên, trong quy hoạch
nuôi trồng thủy sản đang tồn tại nhiều vướng mắc dẫn đến
xung đột lợi ích giữa người dân làm nghề nuôi trồng thủy
sản ven biển với lĩnh vực khác.
AN HIỀN
bánh ngọt, bánh kem... đôi khi
có thương hiệu nhưng không
có nhãn hàng thì làm sao ghi
được nhãn dinh dưỡng? Đó là
chưa kể thực phẩm thủ công
được gọi là nhà làm, đôi khi
không có thương hiệu lẫn
nhãn hàng. Đây là những
sản phẩm đang chiếm một
tỉ lệ không nhỏ, do đó việc
ghi nhãn dinh dưỡng khó áp
dụng” - TS Thế Đồng nói.
Thêm vào đó, TS Phan Thế
Đồng phân tích: Đối với sản
phẩm sản xuất thủ công, các
nguyên liệu đầu vào lẫn quy
trình sản xuất đều không được
chuẩn hóa, do vậy sản phẩm
làm ra khó có thể tránh được
những biến động về thành
phần dinh dưỡng. “Đã có quy
định nào về mức biến động
cho phép của các thành phần
dinh dưỡng trên một nhãn
hàng hay chưamà lại bắt buộc
ghi nhãn dinh dưỡng?” - ông
Đồng đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, khi có kết
quả phân tích, các đơn vị sản
xuất phải dựa trên thành phần
dinh dưỡng để tự tính toán
năng lượng sao cho đáp ứng
được bao nhiêu % nhu cầu
của người dùng. Việc phân
tích thành phần dinh dưỡng
và tính toán năng lượng chắc
chắn sẽ gây khó khăn cho
người sản xuất nhỏ lẻ, thậm
chí cả các doanh nghiệp lớn.
PGS-TSNguyễnDuyThịnh,
nguyên giảng viênViện Công
nghệ và Thực phẩmĐHBách
khoa Hà Nội, cũng cho rằng
quy định này thực sự không
cần thiết đối với sản phẩm
sản xuất thủ công. “Việc ra
quy định thì dễ nhưng làm
sao để tất cả mọi người thực
hiện quy định mới khó. Hơn
nữa, nếu áp dụng vào thực
tế thì ai sẽ là người quản lý,
khi hiện nay số lượng người
sản xuất thủ công đang nhiều
hơn các doanh nghiệp có tiếng
tăm?” - PGS Thịnh nói.
Vị chuyên gia này cũng đặt
ra câu hỏi về tính xác thực
thông tin trên nhãn dinh dưỡng
của các đơn vị sản xuất thủ
công. “Liệu các đơn vị thanh
tra có thể lấy mẫu tất cả sản
phẩm sản xuất thủ công trên
thị trường mang đi phân tích
và tính toán để kiểm tra tính
xác thực của thông tin hay
không. Đó là chưa kể những
thực phẩm sản xuất thủ công
có hoặc không có nhãn hàng,
được kinh doanh trên các
trang mạng, việc kiểm tra
nhãn dinh dưỡng sẽ thực hiện
như thế nào?” - ông Thịnh
đặt vấn đề.•
Nhiều ý kiến cho rằng việc ghi nhãn dinh dưỡng đối với các sản phẩm thủ công là không khả thi.
Nhiều ý kiến cho rằng bắt buộc dán nhãn dinh dưỡng đối với sản phẩmthủ công khó khả thi.
Ảnh: THUHÀ
Mục đích của ghi nhãn dinh dưỡng là
để cung cấp cho người tiêu dùng thông
tin về hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong sản phẩm. Đối với người tiêu dùng,
thông tin này chỉ có ích khi họ được trang
bị các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng để
hiểu đúng nhu cầu và chế độ dinh dưỡng
của bản thân.
Ở nước ngoài, các nhà sản xuất thường
tính toán dinh dưỡng dựa trên đơn vị khẩu
phần ăn, chứ không dựa trên số gram. Ví dụ,
một khẩu phần ăn sẽ gồm hai chiếc bánh
ngọt thì người dùng dễ dàng tính toán được
cơ thể mình cần bao nhiêu khẩu phần ăn và
đã nạp bao nhiêu khẩu phần/ngày.
Do đó quy định tính theo đơn vị 100 g
như dự thảo của Bộ Y tế thực sự không
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
TS
PHAN THẾ ĐỒNG
,
Phó Chủ tịch
Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM
Không mang lại lợi ích cho người dùng
Cảnhbáonuôi trồng thủy sản tựphát tràn lan