7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm21-4-2022
Khái niệm “xâm hại tình dục người dưới 16
tuổi”
Điều 2 Nghị quyết 06/2019 của Hội đồngThẩmphánTANDTối cao giải
thích khái niệm“xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi” như sau:
Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia các hành vi
liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô
với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại
dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục
được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức,
do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất
(ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).
Tranh cãi có xử lý hình sự
hay không
Theo khoản 1 Điều 115 BLHS
năm 1999, người nào đã thành niên
mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ
một năm đến năm năm.
Còn tại khoản 1 Điều 145 BLHS
năm 2015 quy định: “Người nào đủ
18 tuổi trở lênmà giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 142 và Điều 144 của
bộ luật này, thì bị phạt tù 1-5 năm”.
Do thời điểm chị N và anh T thực
hiện hành vi giao cấu là trước năm
2015 nên theo quy định thì trường
hợp này sẽ áp dụngBLHS năm1999.
Thông thường, trong tội hiếp
dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ
em, người phạm tội tham gia với
vai trò là người thực hành đều là
nam giới. Ở vụ việc nói trên thì
ngược lại, chị N là người giao cấu
với anh T (là trẻ em đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi).
Điều này đặt ra vấn đề pháp lý
là: Chị N có phạm tội giao cấu với
trẻ em hay không khi mà thời điểm
hai người có con chung đầu lòng,
anh T mới hơn 13 tuổi?
Quan điểm thứ nhất cho rằngĐiều
115 BLHS năm 1999 chỉ quy định
“người nào giao cấu với trẻ em…”,
mà không quy định cụ thể “người
nào” là nam hay nữ.
Ngoài ra, Nghị quyết 06/2019
của Hội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao hướng dẫn về các tội liên
quan đến xâm hại tình dục cũng
không nêu rõ chủ thể của các tội
này phải là nam hay nữ.
Do đó, chủ thể của tội xâm hại
tình dục người dưới 18 tuổi nói
chung, tội giao cấu với trẻ em nói
riêng không phân biệt là namhay nữ.
Vì vậy, hành vi của chị N giao
cấu với anh T là trẻ em chưa đủ 16
tuổi có thể coi là tội phạm và phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng
tuy BLHS và nghị quyết của Hội
SÔNGBA
T
rong quá trình thực hiện chức
năng kiểm sát quyết định công
nhận thuận tình ly hôn, VKS
đã phát hiện việc vợ chồng chị N,
anh T có con khi anh T mới hơn
13 tuổi.
Có con khi chồng mới hơn
13 tuổi
Năm 2014, chị N (sinh năm
1990) và anh T (sinh năm 1995;
cùng ngụ huyện H, tỉnh Phú Yên)
sau một thời gian tìm hiểu, được
sự đồng ý của hai gia đình đã tổ
chức lễ cưới và đăng ký kết hôn
tại UBND xã.
Trước khi kết hôn, hai người có
hai con chung là LKT (sinh năm
2008), LHT (sinh năm 2012), đến
năm 2021 thì sinh thêm bé LTK.
Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc
cho đến hai năm gần đây thì phát
sinhmâu thuẫn, bất đồng quan điểm,
thường xuyên cãi nhau.
Theo chị N, anh T có quan hệ
bất chính với người phụ nữ khác,
hai vợ chồng đã ly thân một năm
nay, hiện nay tình cảm vợ chồng đã
hết. Do đó, chị N làm đơn đề nghị
TAND huyện sớm giải quyết cho
vợ chồng chị được ly hôn.
Ngày 18-2, TAND huyện H đã ra
quyết định công nhận thuận tình ly
hôn và sự thỏa thuận của các đương
sự là chị N, anh T.
Qua công tác kiểm sát việc giải
quyết ly hôn giữa chị N và anh T,
thấy năm 2014 hai người tổ chức lễ
cưới và đăng ký kết hôn theo quy
định. Tuy nhiên, trước đó anh T và
chị N đã có với nhau con chung là
cháu LKT sinh ngày 20-10-2008.
Hồ sơ thể hiện anh T sinh tháng
1-1995, chị N sinh năm 1990 nên
lúc hai người có con chung là cháu
LKT thì anh Tmới hơn 13 tuổi, còn
chị T đã 18 tuổi.
Sinh con khi chồng chỉ mới hơn
13 tuổi: Có xử hình sự người vợ?
Một vụ giao cấu với trẻ emmà nạn nhân là nam chỉ mới hơn 13 tuổi, làmphát sinh các quan điểm trái chiều
về việc có xử lý hình sự người nữ với vai trò người thực hành hay không.
đồng Thẩm phán TAND Tối cao
quy định như vậy nhưng tiền lệ tố
tụng từ trước đến nay chưa thấy có
trường hợp nào xử lý hình sự về các
tội xâm hại tình dục nói chung, xâm
hại tình dục người dưới 16 tuổi nói
riêng mà người phạm tội là phụ nữ
ở vai trò người thực hành.
Các vụ án về loại tội này thì phụ
nữ chỉ bị truy tố, xét xử với vai trò
là đồng phạm (là người tổ chức,
người xúi giục hoặc người giúp sức)
hoặc là người đã thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác. Do đó, hành
vi của chị N không bị xem xét xử
lý về hình sự.
Có thể thấy việc một phụ nữ đủ
18 tuổi có hành vi giao cấu với trẻ
em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
như trường hợp của chị N nói trên
là rất hiếm gặp trên thực tế.
Tuy nhiên, cần thiết phải có sự
giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn
của cơ quan có thẩm quyền về vấn
đề này để bảo đảm việc xử lý đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật,
tránh bỏ lọt tội phạm.•
ỦybanThườngvụQuốchội thôngqua15 thànhviênỦybankiểmsátVKSNDTối cao
Việc một phụ nữ đã
thành niên giao cấu với
trẻ em dưới 16 tuổi là
hiếm gặp nhưng rất cần
có hướng dẫn cụ thể hơn
để tránh bỏ lọt tội phạm.
Tại phiên họp thứ 10, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc
hội biểu quyết thông qua nghị quyết về thành viên Ủy ban
kiểm sát VKSND Tối cao. Theo đó, nghị quyết quyết nghị số
lượng thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao không
quá 15 người.
Thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao gồm
các ông, bà là viện trưởng, phó viện trưởng VKSND Tối
cao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43
Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Cụ thể là Viện trưởng
VKSND Tối cao Lê Minh Trí và các phó viện trưởng:
Nguyễn Huy Tiến, Tạ Quang Khải, Nguyễn Duy Giảng,
Nguyễn Hải Trâm, Nguyễn Quang Dũng.
Ngoài ra, cử các ông, bà có tên sau làm thành viên Ủy
ban kiểm sát VKSND Tối cao: Ông Hồ Đức Anh, ông
Vương Văn Bép, bà Hoàng Thị Quỳnh Chi, ông Lê Minh
Long, ông Lại Viết Quang, ông Nguyễn Tiến Sơn, ông
Nguyễn Đức Thái, ông Lê Hữu Thể, ông Lê Tiến, đều là
kiểm sát viên VKSND Tối cao.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Viện
trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trình bày tờ trình về
thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao.
Ông Lê Minh Trí cho biết để đảm bảo hoạt động của Ủy
ban kiểm sát VKSND Tối cao đúng quy định và đạt hiệu
quả cao; qua thực tiễn hoạt động của Ủy ban kiểm sát, tập
thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND Tối cao họp, thống
nhất tiếp tục đề nghị số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát
VKSND Tối cao là không quá 15 người.
Về cơ cấu thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao,
viện trưởng, các phó viện trưởng VKSND Tối cao đương
nhiên là thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao theo
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Tổ
chức VKSND năm 2014.
Ngoài ra, Ban cán sự đảng VKSND Tối cao đã đánh giá,
lựa chọn một số kiểm sát viên VKSND Tối cao tiêu biểu, có
phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao... để đề xuất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử làm thành viên Ủy ban kiểm
sát VKSND Tối cao.
Từ những cơ sở nêu trên, viện trưởng VKSND Tối cao
trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phê chuẩn số
lượng thành viên Ủy ban kiểm sát VKSND Tối cao là 15
người. Trong đó, sáu thành viên đương nhiên theo luật
định là viện trưởng, các phó viện trưởng VKSND Tối cao
và cử chín kiểm sát viên VKSND Tối cao.
HỒNG CHÂU
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí trình bày tờ trình về thành
viênỦy ban kiểmsát VKSNDTối cao. Ảnh: Quochoi.vn