087-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm21-4-2022
Năng lượng Nga bị bít cửa, nguồn
cung sẽ bị tranh giành quyết liệt
Việc EUmuốn dừng nhập khẩu khí đốt từNga làm tăng nguy cơ xảy ramột cuộc tranh giành nguồn cung
năng lượng trên quymô toàn cầu.
VĨ CƯỜNG
M
ới đây, Tổng thống
Nga Vladimir Putin
tuyên bố sẽ chú trọng
xuất khẩu năng lượng sang
châu Á nhằm đa dạng hóa
thị trường trong bối cảnh các
nước châuÂu, phần lớn thành
viên Liênminh châuÂu (EU),
tăng trừng phạt mũi nhọn này
của Nga, đài
RT
đưa tin. Theo
nhà lãnh đạo Nga, hiện không
có nguồn năng lượng thay thế
hợp lý cho nguồn cung từNga
ở châu Âu và động thái của
EU là nguyên nhân gây bất
ổn thị trường, đẩy giá năng
lượng tăng cao.
Trước đó, giới chức EU hồi
đầu tháng đã nhất trí cấmnhập
khẩu than đá và thảo luận thêm
về việc thực thi các biện pháp
nhằm hạn chế nhập khẩu dầu
và khí đốt tự nhiên hóa lỏng
(LNG) từNga. Khối này cũng
đang nỗ lực tìm đến nguồn
cung thay thế từ các quốc gia,
đối tác có khả năng đáp ứng
nhu cầu của họ.
Nguồn cung thu hẹp,
Âu - Á buộc phải
tranh giành
Tờ
SouthChinaMorningPost
chobiết ở thời điểmhiện tại chỉ
có Saudi Arabia và Các Tiểu
vương quốc ẢRập thống nhất
(UAE) là hai thành viên duy
nhất thuộc Tổ chức Các nước
xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có
đủ khả năng tăng nguồn cung
cho khu vực châu Âu, song
chính quyền hai nước đã từ
chối đề nghị tăng mạnh sản
lượng dầu bơm ra thị trường.
Phát biểu tại Diễn đànNăng
lượng toàn cầu hồi cuối tháng
3, Bộ trưởngNăng lượngUAE
Suhail al-Mazrouei nói rằng
nước này từ lâu đã kêu gọi
tăng cường đầu tư vào dầu
khí để tăng nguồn cung. Tuy
nhiên, lời kêu gọi không được
thực hiện vì các quốc gia và
tổ chức quốc tế khác chịu sức
ép cắt giảmngân sách cho các
loại nhiên liệu hóa thạch để
đáp ứng các camkết về chống
biến đổi khí hậu.
Đơncử,CơquanNănglượng
Quốc tế (IEA) vừa khuyến cáo
các nhà đầu tư không cung
cấp vốn cho các dự án khai
thác nhiên liệu hóa thạchmới,
nhằm đáp ứng mục tiêu giảm
phát thải ròng xuống bằng 0
vào giữa thế kỷ này.
“Thực trạng này đem lại
những rủi ro khá lớn, khiến
các quốc gia sản xuất dầu mỏ
không thể tăng sản lượng, dù
ai cũng nói rằng hãy bơm
thêm dầu vào thị trường lúc
này vì nhu cầu đột nhiên trở
nên cao hơn” - ông Suhail
al-Mazrouei giải thích.
Việc EU muốn dừng nhập
khẩu khí đốt từ Nga cũng làm
tăng nguy cơ xảy ra một cuộc
tranh giành năng lượng ở cấp
toàn cầu, thứ vốn đang được
các chuyên gia nhận định là
khá nóng. Hãng tin
Bloomberg
dẫn thống kê củaTập đoàn dầu
khíAnhBritish Petroleumcho
hay châu Á đang là khu vực
tiêu thụ năng lượng lớn nhất
thế giới. Trung Quốc, Nhật và
HànQuốc là những nước nhập
khẩu một lượng lớn LNG hồi
năm ngoái. Hàng loạt dự án
mở rộng kho chứa LNG, nhà
máy nhiệt điện khí và đường
ống đang được thi công tại
châu Á với tổng giá trị lên tới
350 tỉ USD - gấp ba lần mức
đầu tư ở châu Âu.
Theo tờ
TheNewYorkTimes
,
giới chức châu Âu muốn bổ
sung thêm50 tỉ m
3
LNG trong
năm 2023, tức chiếm khoảng
một nửa lượng khí đốt nhập
khẩu từ Nga mà khu vực này
muốn cắt giảm. Lượng LNG
đang được nhắm này được
dự báo sẽ khiến nhu cầu toàn
cầu tăng 10%, qua đó vô hình
trung nổ ra một cuộc chiến
giữa các quốc gia cần LNG.
Hai chuyêngiaBrianMartin
và Daniel Hynes thuộc tập
đoàn ngân hàng Australia và
New Zealand (ANZ) nhận
định khi EU quay lưng với
năng lượng Nga - nước chiếm
khoảng 18% xuất khẩu năng
lượng toàn cầu vào năm 2020
- đồng nghĩa đã tạo ra một lỗ
hổng thị trườnggầnnhưkhông
thể lấp đầy, gây ra tình trạng
cạnh tranh nguồn cung ngày
càng khốc liệt giữa châu Âu
và châu Á - nơi có nhu cầu rất
lớn. Còn chuyên giaMassimo
Di Odoardo thuộc Công ty
nghiên cứu thị trường Wood
Mackenzie (Anh) thì dự đoán
rằng “trong ba năm tới, cạnh
Một cơ sở khai thác và lưu trữ khí tự nhiên hóa lỏng tại vùng Siberia (Nga).
Ảnh chụp hồi tháng 8-2021. Ảnh: AP
Tờ
South China Morning Post
ngày 19-4 đưa tin Trung
Quốc xác nhận việc ký một thỏa thuận an ninh với quần
đảo Solomon và nói rằng nó nhằm thúc đẩy hòa bình và
ổn định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn
Bân cho biết Trung Quốc đã cam kết giúp đỡ Solomon
“tăng cường phát triển năng lực để duy trì an ninh của
chính mình”, với các lĩnh vực hợp tác bao gồm “duy trì
trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân,
hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa thiên nhiên”.
Ông Uông khẳng định thỏa thuận “không nhắm vào bất
kỳ bên thứ ba nào” và “bổ sung cho các cơ chế hợp tác an
ninh song phương và đa phương hiện có” của quần đảo
Solomon.
Ông Uông không đề cập đến bất kỳ chi tiết nào liên
quan hợp tác quân sự, mặc dù có suy đoán rằng thỏa thuận
này sẽ cho phép hải quân, cảnh sát và lực lượng vũ trang
của Trung Quốc triển khai tại nước này. Solomon trước
đó nói rằng họ sẽ không cho phép Trung Quốc xây dựng
căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
Lần đầu tiên quần đảo Solomon cho biết họ đang thiết
lập một thỏa thuận an ninh với Bắc Kinh là hồi tháng 3.
Thông báo này làm dấy lên lo ngại từ Mỹ và các đồng
minh như Úc và New Zealand. Phát ngôn của ông Uông
được đưa ra sau khi Washington cảnh báo thỏa thuận sẽ
gây mất ổn định khu vực và thông báo sẽ mở lại đại sứ
quán ở quần đảo Solomon sau 29 năm đóng cửa.
PHẠM KỲ
Trung Quốc xác nhận đã ký thỏa thuận an ninh với đảo quốc Solomon
Vẫn còn nhiều niềm tin vào kinh tế
châu Á
Trả lời phỏng vấn của
South China Morning Post
, Chủ
tịch Ngân hàng Standard Chartered (Anh) Jose Vinals
nhận định giá một loạt mặt hàng, trong đó có dầu khí,
lúamì, nhôm..., đã tăng đáng kể sau khi xảy ra giao tranh
giữa Nga và Ukraine. Nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ
gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan cuộc khủng hoảng
này và việc hàng trăm nhà tài phiệt lẫn doanh nghiệp
Nga bị trừng phạt.
StandardChartereddựbáonềnkinh tế toàncầu sẽ tăng
trưởng4,4%trongnămnay.Tuynhiên, ôngVinals cho rằng
nếuNga - Ukraine khôngđạt thỏa thuậnngừngbắnngay
lập tức, tăng trưởng toàn cầu có thể giảmxuốngdưới 3%.
Châu Âu sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Triển
vọng tăng trưởng kinh tế các khu vực khác có vẻ tích cực
hơn. Châu Á vẫn có vị thế tốt để chống chọi tác động của
tình trạng giá năng lượng và hàng hóa tăngmạnh. Ngoài
những bất ổn trong ngắn hạn, châu Á vẫn sẽ là khu vực
kinh tế năng động nhất thế giới trong trung và dài hạn.
Nga đang lên kế hoạch xây
dựng các cơ sở lưu trữ dầu để
nâng cao năng lực dự trữ dầu
mỏ và phục vụ việc xuất khẩu
năng lượng sangcác thị trường
khác ngoài châu Âu. Các cơ sở
nàydựkiếnchứađược100 triệu
tấndầu, tươngđương700 triệu
thùng,
Reuters
dẫn thông tin
từ nguồn tin quan chức Nga
ngày 19-4.
Tiêu điểm
Ba năm tới, cạnh
tranh nguồn cung
năng lượng, cụ thể
là LNG, sẽ vô cùng
khốc liệt với cả châu
Âu và châu Á.
tranh đối với năng lượng, cụ
thể là LNG, sẽ vô cùng khốc
liệt, cả châu Âu và châu Á sẽ
tranh giành nhau để kéo phần
lợi về phía mình”.
Xu hướng năng
lượng mới ở châu Á
Sau khi Mỹ cam kết tăng
nguồn cung khí đốt cho EU
trong nỗ lực ứng phó với
Nga, hiện các tàu LNG từ
Mỹ được chuyển hướng tới
châu Âu thay vì châu Á - nơi
từng là điểm đến hàng đầu.
Mỹ cũng đã phải thuyết phục
các đồng minh châu Á - trong
đó có Nhật - giảmmua để hỗ
trợ các đồng minh châu Âu.
Trong bối cảnh xung đột ở
Ukraine kéo dài và thị trường
ngày càng thắt chặt, đây là
một lời đề nghị rất khó thực
hiện và dễ khiến nảy sinhmâu
thuẫn giữa hai bên.
Theo giới chuyên gia, cạnh
tranhnănglượngngàycànggay
gắt từ châu Âu sẽ tạo ra hai xu
thếởchâuÁ.Nhữngnước phát
triển như Nhật và Hàn Quốc
có thể đẩy mạnh năng lượng
hạt nhân và năng lượng tái tạo
để bù đắp nguồn cung, trong
khi các quốc gia khác như Ấn
Độ, Pakistan sẽ trì hoãn quá
trình chuyển đổi sang LNG,
tiếp tục sử dụng các nhiên liệu
hóa thạch gây ô nhiễmcao như
than đá hoặc dầu.
Đối với các nước đang phát
triển ởNamÁ, giá năng lượng
caođồngnghĩachínhphủcóthể
phải cắt điện luân phiên hoặc
cung cấp xăng dầu theo định
mức cho các hộ gia đình. Các
nhà máy nhiệt điện ở Pakistan
đã cạn kiệt nhiên liệu và đang
kêu gọi chính phủ cung cấp
thêm. Trong trường hợp giá
năng lượng tiếp tục tăng, tình
trạng thiếu nhiên liệu có nguy
cơ lan sang Bangladesh, Ấn
Độ và Thái Lan.
“Chúng ta cần can đảm nói
với người tiêu dùng rằng hóa
đơn năng lượng của họ sẽ tăng
gấp đôi hoặc gấp ba trong
tương lai nếu chúng ta không
có động thái nào” - Bộ trưởng
Năng lượngUAEal-Mazrouei
cảnh báo - “Đó là vấn đề rất
lớn, bởi khi đáp ứng nhu cầu
của bên này, chúng tôi sẽ phải
tước đi nguồn cung cho bên
kia, làmphức tạp thêmnhững
rắc rối địa chính trị hiện nay”.•
Thủ tướng TrungQuốc Lý Khắc Cường
(trái)
và Thủ tướng
SolomonManasseh Sogavare trongmột cuộc gặp hồi năm2019.
Ảnh: AP
1...,5,6,7,8-9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook