117-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy28-5-2022
Về cao tốc TP.HCM - Mộc Bài: Theo Bộ GTVT, việc hỗ trợ ngân sáchTP cho
công tác GPMB phục vụ dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, theo hình
thức PPP đã được Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM là cơ quan có thẩm
quyền. Nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc
hội thông qua không cân đối để hỗ trợ cho dự án này.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP.HCM làm việc với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài
chính để tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho công tác GPMB của dự án, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong quá trình chờ cấp có thẩm
quyền giải quyết vướng mắc về vốn,
Tổng công tyĐầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) đã quyết
định sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi
chưa đến hạn trả nợ của đơn vị để
thanh toán khối lượng đã thực hiện
cho các nhà thầu.
Bộ GTVT đang tập trung tối đa
nguồn lực để hỗ trợ VEC, quyết liệt
chỉ đạo giải quyết các thủ tục cần
thiết để triển khai hoàn thành dự
án theo tiến độ đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Đối với công tác giải phóng mặt
bằng (GPMB), hiện đoạn qua địa
phận TP.HCM còn vướng một số
hộ dân. Bộ GTVT đề nghị TP.HCM
chỉ đạo các cơ quan liên quan, khẩn
trương hoàn thành dứt điểm công tác
GPMB dự án để bàn giao cho VEC
và các nhà thầu triển khai thi công.
Hơn 9.800 tỉ đồng
mở rộng cao tốc
TP.HCM - Dầu Dây
Đối với dự án mở rộng cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây:
Bộ GTVT đã có quyết định giao Ban
quản lý dự án Mỹ Thuận lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Đến nay, Ban quản lý dự án Mỹ
Thuận đã trình Bộ GTVT đề xuất dự
án để dự kiến đầu tư theo hình thức
ODA (sử dụng vốn vay JICA) với
ĐÀOTRANG
B
ộ GTVT TP.HCM vừa trả
lời các kiến nghị của UBND
TP.HCM về ba dự án cao tốc
TP.HCM - Mộc Bài, Bến Lức - Long
Thành và TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây.
Cần xong dứt điểm
mặt bằng cao tốc Bến Lức
- Long Thành
Cụ thể, trước đó, UBNDTP.HCM
đã có kiến nghị Bộ GTVT về các dự
án trọng điểm ở TP.HCM, trong đó
có dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài,
Bến Lức - Long Thành và TP.HCM
- Long Thành - Dầu Giây. TP.HCM
mong muốn các dự án cao tốc được
đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành để
góp phần gỡ các điểm nghẽn giao
thông cho TP và khu vực. Sau khi
nghiên cứu, Bộ GTVT đã có phản
hồi về các dự án này.
Đối với dự án đường cao tốc Bến
Lức - Long Thành: Dự án có tổng
mức đầu tư là 31.320 tỉ đồng, sử dụng
ba nguồn vốn là vốn vay ADB, vốn
vay JICA và vốn đối ứng.
Trong đó, đoạn tuyến đi qua địa
phận TP.HCM dài 26,4 km, thuộc
phạm vi bảy gói thầu xây lắp. Trong
quá trình thực hiện, dự án gặp một
số vướng mắc về nguồn vốn ADB,
JICAdẫn đến dừng thi công từ cuối
năm 2019.
CaotốcTP.HCM-LongThành-DầuGiâysẽđượcmởrộngvớiquymô8-10lànxe.Ảnh:THUTRINH
Gỡ vướng về vốn cho 3 dự án
cao tốc ở TP.HCM
Cả ba dự án cao tốc có đầu nối ở TP.HCMcần được giải quyết một số vấn đề liên quan đến vốn và giải phóng
mặt bằng để sớmhoàn thành theo kế hoạch.
tổng chiều dài 55 km, quy mô 8-10
làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến
khoảng 9.882 tỉ đồng.
Hiện nay, Bộ GTVT đang làm việc
với JICAđể xem xét, hỗ trợ vốn đầu
tư. Đồng thời, theo đề nghị của VEC,
Bộ GTVT đã có văn bản giao đơn vị
này nghiên cứu, xây dựng các phương
án đầu tư. Trên cơ sở đó, báo cáo Bộ
GTVT phương án tối ưu nhất làm cơ
sở để bộ làm việc với Ủy ban Quản
lý vốn tại doanh nghiệp nhằm thống
nhất phương án đầu tư tuyến cao tốc
này. Đến nay, VEC đang triển khai
thực hiện.
Sau khi xác định phương án đầu
tư phù hợp, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các
đơn vị liên quan triển khai đầu tư mở
rộng tuyến cao tốc này.•
TP.HCMmongmuốn ba
dự án cao tốc được đẩy
nhanh tiến độ để góp phần
gỡ các điểmnghẽn giao
thông cho TP và khu vực.
Kiểm toán đề nghị tính lại chi phí
mặt bằng vành đai 3 TP.HCM
Kiểm toán Nhà nước vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư
dự án đường vành đai 3 - TP.HCM. Trong đó, cơ quan này
đề nghị Chính phủ chỉ đạo TP.HCM làm rõ nhiều vấn đề...
Theo Kiểm toán Nhà nước, báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi dự án có nêu đơn giá trung bình dự kiến bồi thường đất
dân cư trên địa bàn TP.HCM trong khái toán cao gấp 1,7 lần
đơn giá đất thương mại dự kiến đấu giá. Cụ thể, TP.HCM sẽ
tổ chức bán đấu giá các khu đất dọc theo dự án với giá dự
kiến 15 triệu đồng/m
2
trong khi giá bồi thường đất dân cư
trong công tác giải phóng mặt bằng là 26 triệu đồng/m
2
.
Cạnh đó, tại Bình Dương diện tích đất dân cư tính toán
bồi thường là 30 ha, trong khi thuyết minh báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi là 18,78 ha (cao hơn 11 ha) và làm tăng chi
phí giải phóng mặt bằng lên 1.677-3.920 tỉ đồng (giá bồi
thường tính toán tại Bình Dương là 15-35 triệu đồng/m
2
)...
Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ
đạo UBND TP.HCM và Bình Dương rà soát lại khái toán chi
phí giải phóng mặt bằng để đảm bảo chính xác và phù hợp
với thực tế. Về nguồn vốn bố trí cho dự án, Kiểm toán Nhà
nước cho rằng HĐND các địa phương có nghị quyết cam kết
bố trí vốn cho dự án. Tuy nhiên, theo Văn bản 622/2022 của
UBND TP.HCM thì nguồn vốn địa phương chủ yếu từ việc
khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến đường của dự án.
Cạnh đó, các địa phương tập trung vốn nhiều vào giai
đoạn 2023-2024, trong khi thời điểm này khó có thể tổ chức
đấu giá đất thành công hoặc đấu giá thành công với mức
giá thấp do dự án đang trong giai đoạn thi công. “Vì vậy, để
đảm bảo nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách địa
phương một cách kịp thời cần có các giải pháp cụ thể, chủ
động hơn…” - Kiểm toán Nhà nước nêu ý kiến.
Về hình thức đầu tư, Chính phủ sử dụng 100% vốn đầu
tư công. Vì theo tính toán, nếu đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, số tiền nhà đầu tư bỏ
ra lớn (13.806 tỉ đồng) và thời gian thu hồi vốn dài, mất 28
năm nên được đánh giá không khả thi.
Từ phân tích trên, Kiểm toán Nhà nước kính đề nghị
Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM rà soát lại phương án
tài chính đảm bảo lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
Đối với cơ chế đặc thù cho dự án, Chính phủ đề xuất khi
hoàn thành sẽ thu hồi vốn. Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, nếu huy động vốn BOT dự án cần tới 28
năm để thu hồi. Như vậy, khi Nhà nước đầu tư 100% vốn,
với tổng số tiền lên đến 75.378 tỉ đồng (gấp hơn năm lần)
thì việc thu phí để hoàn vốn là khó khả thi.
Cuối cùng, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem
xét, cân nhắc lại cơ chế cho phép địa phương được nâng
công suất các mỏ khoáng sản làm vật liệu thông thường
cho dự án. Bởi việc khai thác khoáng sản vượt sản lượng
ghi trong giấy phép nhất thiết phải đánh giá tác động môi
trường.
VIẾT LONG
Xây trung tâm dữ liệu vùng đồng bằng
sông Cửu Long tại Cần Thơ
Ngày 27-5, tại TP Cần Thơ, Bộ TN&MT đã tổ chức lễ
khởi công dự án Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL.
Dự án Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL có tổng diện tích
xây dựng hơn 1.200 m
2
, gồm tòa nhà làm việc chính cao
năm tầng, nhà làm việc số 2 cao một tầng cùng các hạng
mục phụ trợ hạ tầng kỹ thuật. Công trình được xây dựng
trên đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Thủy). Tổng mức đầu
tư dự án hơn 337 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt
động trong năm 2024.
Phát biểu tại lễ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên
cho biết biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang diễn ra
nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực
đoan, ảnh hưởng sinh kế và đời sống người dân.
ĐBSCL cần phải phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ
sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển
hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển. Cụ thể,
chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy
phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị
trường… Theo ông Kiên, để làm được điều này cần phải xây
dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin đồng bộ, hiện đại,
có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho việc hoạch
định chính sách phát triển theo phương châm “thuận thiên”
mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra.
“Từ trung tâm dữ liệu, người dân có được thông tin để
chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng.
Mặt khác, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác giúp các
nhà khoa học có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến kỹ thuật
nhằm phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng” - ông Kiên nhấn mạnh.
CHÂU ANH
Sơđồdựánđườngvànhđai3TP.HCM.Đồhọa:HỒTRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook